“Vợ nhặt” là tác phẩm ưu tú nhất của nhà văn Kim Lân. Tác phẩm dường như đã viết thật xúc động về cuộc sống nghèo đói, khổ cực và khát vọng về hạnh phúc tương lai tươi sáng của người nông dân Việt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Qua đây thì tác giả dường như cũng đã bày tỏ sự cảm thông với những số phận bất hạnh của những con người đói khổ trong thời chiến và yêu thương, quý trọng đối với những ao ước giản dị của họ, từ đó đã tạo nên được những sự đồng cảm và suy nghĩ trong lòng người đọc.
Ngay từ nhan đề bài thôi- “Vợ nhặt”, tác phẩm dường như đã gợi lên sự tò mò và từ đó dẫn dắt người đọc buộc phải đi theo và khám phá về chính cuộc sống của những con người đói khổ,và bần hàn nhất. Có thể nói rằng những chuyên như chuyện dựng vợ gả chồng vốn là một chuyện hệ trọng của cả một đời người, chính vì thế việc này cần được xem xét kĩ lưỡng vậy mà ta bắt gặp ở đây lại là “vợ nhặt”. Cưới vợ chứ chẳng ai lại gọi là nhặt vợ được? Khi một con người được “nhặt” về rồi trở thành vợ dường như cũng đã gợi cho người ta liên tưởng đến việc nhặt một món đồ. Và dường như thể một thứ gì đó được lượm lặt một cách vô tình và ngẫu nhiên từ ngoài đường. Chỉ riêng nhan đề đặc sắc của tác phẩm mà tác giả cũng đã để lại sự ám ảnh đối với người đọc biết bao nhiêu. Và những điều gì đã khiến cho con người ta trở nên rẻ rúm như vậy? Kim Lân thật tài tình ở chỗ chính là đã mượn chuyện nhặt vợ để nói lên một vấn đề khác. Đó chính là cái đói, cái nghèo như cứ dai dẳng bám lấy của người nông dân trước Cách mạng. Và cũng khi đó, chính cái đói nghèo đã khiến cho con người lâm vào tình cảnh đáng thương đến như vậy.
Nhan đề của tác phẩm “Vợ nhặt” dường như cũng đã một phần hé lộ tình huống truyện độc đáo. “Vợ nhặt” chứ không hề phải cưới xin đình đám gì. Và là một con người mà chẳng khác nào một món đồ vứt chỏng chơ ngoài đường, ngoiaf chợ kia chứ và vô tình có người “nhặt” về. Mà đúng là thế thật, anh cu Tràng chỉ với vài câu “tầm phơ tầm phào” mà đã có người phụ nũ theo về làm vợ mình ngay. Khốn nỗi anh ta có bảnh bao, hấp dẫn gì đâu chứ. Hiện lên dưới ngòi bút của Kim Lân thì anh Tràng như vừa xấu trai, vừa dở hơi, lại vừa là dân ngụ cư nghèo kiết xơ kiết xác. Vậy mà Tràng lại có vợ. Việc anh cu Tràng cưới vợ, đúng hơn là nhặt được vợ giữa cái cảnh đói khát cho đến khốn cùng này. Có thể thấy rằng tình huống truyện thật đầy bất ngờ mà như cười ra nước mắt. Qua tình huống này, dường như các nhân vật có thể dễ dàng bộc lộ những tâm trạng, tính cách nổi bật, và đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về nhân vật, cũng như là về hoàn cảnh cũng như số phận của con người nghèo khổ này.
Nhà văn Kim Lân đã thật tài tình và ý nhị khi đã đi sâu phân tích tâm lý đan xen, phức tạp của từng nhân vật trước tình huống Tràng “nhặt” được vợ. Người trong xóm “xì xào bàn tán”, người thì lại như “cười lên rung rúc”, người lại lo giùm cho anh ta: “Ôi chao! Giời đất này còn lôi cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau qua cái thì này không?”.
Mẹ Tràng- bà cụ Tứ hiện lên dưới ngòi bút của Kim Lân là người hiểu rõ tình cảnh của nhà mình, con mình nhất cho nên càng khó tin Tràng có vợ. Khi bà thấy người đàn bà lạ đứng ở đầu giường con mình, bà cụ cứ mãi như ngơ ngác tự hỏi: “Quái sao có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ? Sao lại chào mình bằng u? Ai thế nhỉ?” Cái vẻ ngạc nhiên, nghi vấn của bà cụ âu cũng là dễ hiểu bởi lẽ, nghèo như con trai bà đã vậy còn là dân ngụ cư thì ai thèm lấy. Vả lại trong cơn đói khát thế này, nuôi thân còn chả nổi, lấy gì mà nuôi nổi vợ nuôi con?
Và dường như bà cụ Tứ khi đã hiểu đã ra mọi vấn đề thì “trong kẽ mắt kèm nhèm của bà cụ rỉ xuống hai dòng nước mắt”. Trong lòng người mẹ nghèo khổ này cũng như đã hiểu ra biết bao nhiêu là cơ sự. Bà thấy rất mừng vì con trai bà dù sao cũng đã có vợ, nhưng dường như những sự buồn tủi vì “người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình, mà con mình cũng mới có vợ được..”.
Đối với nhân vật Tràng, ngay tự bản thân anh cũng rất lấy làm lạ. Nhìn vợ ngồi ngay giữa nhà, anh Tràng dường như “vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế”. Lòng người mẹ lo nghĩ biết bao nhiêu là cơ sự thì anh cu Tràng lại như vô tư bấy nhiêu. Mới đầu cũng “chợn” , nhưng anh ta nghĩ nhưng rồi lại chặc lưỡi “mặc kệ”. Trên đường, khi mà anh ta đưa vợ về nhà, chuyện này thạt bất ngờ với hắn, thấy người ta tò mò nhìn ngó, “hắn lại lầy làm thích ý lắm, cái mặt cứ vênh lên tự đắc với mình’. Và việc có vợ đối với Tràng đột ngột và hạnh phúc tột cùng, tới mức đến sáng hôm sau anh vẫn còn thấy “trong người êm ái lơ lửng như người ở trong giấc mơ đi ra”.
Trái ngược hoàn toàn với tâm trạng hân hoan của Tràng,đó chính là sự lo lắng của bà mẹ thì có lẽ người phụ nữ làm vợ Tràng lại như cảm thấy buồn tủi nhất. Lấy chồng được xem là một chuyện thiêng liêng, là trao thân gửi phận cả cuộc đời của mình cho một người đàn ông mà mình tin tưởng và yêu thương. Vậy mà ở đây thị nào có biết Tràng tốt xấu ra sao chứ. Đó chỉ là một câu hò bâng quơ và bốn bát bánh đúc là “đủ tin tưởng” để theo về nhà người ta. Dường như chính cái đói đã đẩy con người ta đến chỗ chẳng còn biết xấu hổ là gì, mất hết ý thức tự trọng, và chợt nhận ra mình không hơn gì rơm rác, hay cọng cỏ mà người ta có thể lượm hay nhặt nhạnh vu vơ nơi đầu đường xó chợ. Thế nhưng, vào buổi sáng hôm sau, khi mà anh Tràng nhìn thấy thì chị ta đã trở thành một người vợ hiền, một cô dâu thảo, khác hẳn với cái vẻ chao chát hôm đầu tiên Tràng gặp ở trên tỉnh.
Đi sâu, khai thác vào tâm lý của từng nhân vật, tác giả Kim Lân dường như đã cho người đọc thấy một bức tranh hiện thực sống động trong nạn đói 1945. Và chính ở đó, con người ta chỉ toàn là nghèo khổ, tối tăm nhưng dường như lại ngời sáng lên phẩm chất tốt đẹp. Hành động cưu mang người phụ nữ nghèo đói hơn mình đã cho thấy Tràng là một người hào phóng và nhân hậu. Mẹ Tràng, bà cụ Tứ lúc này đây dường như cũng như vừa mừng vừa tủi chấp nhận nàng dâu mới, không những thế bà còn góp thêm câu chuyện bằng những niềm hy vọng về tương lai tươi sáng để xua đi nỗi tăm tối của đói nghèo đang vây bủa những số phận nghèo này.
“Vợ nhặt” thực sự như đã làm sáng lên trên cái nền đen tối ảm đạm ấy sức sống, khát vọng về mái ấm gia đình và sự nương tựa. Và dường như họ đã che chở cho nhau của những người lao động nghèo khổ, sáng lên niềm hy vọng của họ về một tương lai tốt đẹp hơn.
Tràng cũng như đã nhận thấy mình gắn bó với căn nhà, đã thấy mình “có bổn phận phải lo cho vợ con sau này” và nghĩ đến một tương lai “cùng vợ sinh con đẻ cái” rồi ăn nên làm ra. Bà cụ Tứ cũng như đã thấy mình “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường, cái mặt bủng beo, u ám của bà rạng rỡ hẳn lên”. Bà còn tính về một tương lai tươi sáng hơn “khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà. […] ngoảnh đi ngoảnh lại chả mấy mà có ngay đàn gà cho xem”. Ánh sáng của hơi ấm hạnh phúc gia đình giữa lúc nạn đói đang hoành hành, giữa hình nồi cháo cám đắng chát mà như nghẹn bứ trong cổ họng nhưng nó vẫn làm cho thị cảm thấy vui vẻ và hiền dịu hơn. Từ đây, thị sẽ cùng chồng chăm lo, vun vén cho gia đình nhỏ của mình và những mong một ngày số phận sẽ mỉm cười rộng lượng hơn.
Viết về nạn đói năm 1945 ghê sợ, khắc họa thực tế cảnh người chết đói như ngả rạ, thế nhưng Kim Lân không đi vào những cảnh thương tâm như thế. Mà thông qua sự việc anh cu Tràng nhặt được vợ để như làm nổi bật tinh thần nhân đạo, nhân văn cao cả. Vượt lên trên tất cả những lo lắng, những sự tủi hờn đó chính là niềm hạnh phúc và tình yêu thương của con người bừng sáng. Với truyện ngắn đặc sắc “Vợ nhặt” này, Kim Lân dường như đã bày tỏ sự yêu quý sâu sắc đối với những người nghèo khổ nhưng giàu lòng nhân ái. Tác phẩm thực sự đã khẳng định rằng ‘cái đói khát, chết chóc không thể giết chết được niềm tin vào cuộc sống. Ở nơi tối tăm nhất, nghèo đói nhất thì con người ta vẫn biết cách nương tựa vào nhau mà vượt qua để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.”