Liên hệ giữa thứ tự và các phép toán

I . Lí thuyết :

- Hệ thức  dạng a > b ( hay a < b ; a b ; a b ) được gọi là bất đẳng thức ; a là vế trái ; b là vế phải của bất đẳng thức.

- Khi cộng cùng một số vào hai vế của bất đẳng thức ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho

                                      a > b ó a + c > b + c , c.

- Khi nhân ( chia ) cả hai vế của một bất đẳng thức với ( cho ) một số dương ta được bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho

                                      a > b ó ac > bc , c > 0

- Khi nhân ( chia ) cả hai vế của một bất đẳng thức với ( cho ) một số âm ta được bất đẳng thức mới ngược chiều với bất đẳng thức đã cho.

                                     a < b ó ac > bc , c < 0

- Tính chất bắc cầu : Nếu a > b và b > c thì a > c

II . Các dạng toán và ví dụ :

     Dạng 1 : So sánh hai số, hai biểu thức :

Ví dụ 1 : Hãy so sánh x và y, nếu :

              a, -7x + 13 > -7y + 13;

              b, 11x – 1 > 11y + 2.

                                                 Giải

     a, Từ -7x + 13 > -7y + 13 suy ra -7x > -7y ( cộng hai vế với -13 )

         => x <  y ( chia hai vế cho -7)

            Vậy x < y

    b, Vì  2 > -1 nên 11y + 2  > 11y -1

       Lại có : 11x – 1 > 11y + 2, theo tính chất bắc cầu :

          11x – 1 > 11y -1

          => 11x > 11y  ( cộng hai vế với 1 )

      => x > y    ( chia cả hai vế cho 11 )

       Vậy x > y .

Ví dụ 2 : Cho a < b; c < d , hãy so sánh a + c và b + d .

                                                        Giải

          Ta có :   a < b => a + c < b + c      (1)

                        c < d => c + b < d + b      (2)

          Từ (1) và (2), theo tính chất bắc cầu , ta có : a + c < b + d .

Nhận xét : Từ kết quả ví dụ trên ta có quy tắc sau : Khi cộng các vế tương ứng của hai bất đẳng thức cùng chiều, ta được  một bất đẳng thức cùng chiều với hai bất đẳng thức đã cho

Dạng 2 : Chứng minh bất đẳng thức

Ví dụ 3 : Cho a,b ϵ R. Chứng minh rằng :

                                   \[2\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)\ge {{\left( a+b \right)}^{2}}\]

                                                 Giải

Xét hiệu : \[2\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)-{{\left( a+b \right)}^{2}}=2{{a}^{2}}+2{{b}^{2}}-{{a}^{2}}-2ab-{{b}^{2}}\]

                 \[={{a}^{2}}-2ab+{{b}^{2}}={{(a-b)}^{2}}\ge 0,\forall a,b.\]

        Vậy \[2\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)\ge {{\left( a+b \right)}^{2}}\]

     Đẳng thức xảy ra khi a = b .

Nhận xét :

- Để chứng minh A > B ta xét hiệu A – B và chứng tỏ A – B > 0

- Bất đẳng thức có thể  viết lại như sau :

   \[\frac{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}}{2}\ge {{\left( \frac{a+b}{2} \right)}^{2}}\]

Và \[{{\left( 1.a+1.b \right)}^{2}}\le \left( {{1}^{2}}+{{1}^{2}} \right)\left( {{a}^{2}}+{{b}^{2}} \right)\]

Kết quả tổng quát của bất đẳng thức này được chứng minh trong ví dụ sau đây

Ví dụ 4 : Cho bốn số a, b, c, d. Chứng minh rằng:

Đẳng thức xảy ra khi ad = bc hay \[\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\] ( với bd 0 )

                                        Giải

    Ta có bất đẳng thức trở thành : \[{{a}^{2}}{{b}^{2}}+2abcd+{{c}^{2}}{{d}^{2}}\le {{a}^{2}}{{b}^{2}}+{{a}^{2}}{{d}^{2}}+{{c}^{2}}{{b}^{2}}+{{c}^{2}}{{d}^{2}}\]

                                                     \[\Leftrightarrow 2abcd\le {{a}^{2}}{{d}^{2}}+{{c}^{2}}{{b}^{2}}\Leftrightarrow {{a}^{2}}{{d}^{2}}-2abcd+{{b}^{2}}{{c}^{2}}\ge 2\]

                                                     \[\Leftrightarrow {{\left( ad-bc \right)}^{2}}\ge 0\]

Bất đẳng thức cuối luôn đúng với mọi a, b, c, d nên bất đẳng thức cũng đúng với mọi a, b, c, d.

Đẳng thức xảy ra khi ad = cb hay \[\frac{a}{b}=\frac{c}{d}\]

Lưu ý : Khi b hoặc d = 0 , hiển nhiên bất đẳng  trở  thành đẳng thức : ở đây ta xét b,d 0

Nhận xét : Trong ví dụ trên ta sử dụng phương pháp biến đổi tương đương để chứng minh bất đẳng thức : Dùng các phép biến đổi tương đương để đưa bất đẳng thức cần chứng minh về một bất đẳng thức hiển nhiên đúng .

Bất đẳng thức ( VD2) có tên gọi là bất đẳng thức Bunhiacopski cho hai cặp số: (a,c) và ( b,d) .

III . Bài tập tự luyện :

Bài 1 : Cho x y , hãy so sánh :

    a, -8x + 7 và -8y + 7 ;

    b, 9x – 1 và 9y – 1 .

Bài 2: Hay so sánh số x và 0 nếu :

    a, 5x < 9x ;

    b, -7x 2x .

Bài 3 : Cho a > b, c > d. Hãy so sánh ac + bd và ad + bc.

Bài 4 : Cho a, b, c > 0 . Chứng minh rằng :

                \[\frac{a}{bc}+\frac{b}{ac}+\frac{c}{ab}\ge \frac{1}{a}+\frac{1}{b}+\frac{1}{c}\]

Bài 5 : Cho a, b > 0 . Chứng minh rằng :

                 \[\frac{1}{a}+\frac{1}{b}\ge \frac{4}{a+b}\]

Bài 6 : Chứng minh rằng với mọi a, b, c, d, e ta có :

     a, \[{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}\ge ab+bc+ac\];

     b, \[{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}+{{d}^{2}}+{{e}^{2}}\ge a(b+c+d+e)\].

Bài viết gợi ý: