QUY LUẬT DI TRUYỀN CỦA MENĐEN

A.Lý thuyết

1- QUY LUẬT PHÂN LI CỦA MENĐEN 

- Nội dung quy luật phân li : Mỗi tính trạng do một cặp alen quy định, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ. Các alen tồn tại trong tế bào một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số giao tử chứa alen này còn 50% giao tử chứa alen kia.

- Cơ sở tế bào học của quy luật phân li :

+ Trong tế bào sinh dưỡng, các NST luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng và chứa các cặp alen tương ứng.

+ Khi GP tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử ® sự phân li của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen tương ứng.

- Ý nghĩa quy luật phân li :

     Giải thích tại sao tương quan trội lặn là phổ biến trong tự nhiên, hiện tượng trội cho thấy mục tiêu của chọn giống là tập trung nhiều tính trội có giá trị cao.

     Không dùng con lai F1 làm giống vì thế hệ sau sẽ phân li do Fcó kiểu gen dị hợp.

2- QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP CỦA MENĐEN 

- Nội dung quy luật phân li độc lập : Các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì phân li độc lập và tổ hợp tự do (ngẫu nhiên) trong quá trình hình thành giao tử.

- Cơ sở tế bào học quy luật phân li độc lập :

+ Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

+ Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.

- Ý nghĩa quy luật phân li độc lập : Quy luật phân li độc lập là cơ sở góp phần giải thích tính đa dạng phong phú của sinh vật trong tự nhiên, làm cho sinh vật ngày càng thích nghi với môi trường sống. Quy luật phân li độc lập còn là cơ sở khoa học của phương pháp lai tạo để hình thành nhiều biến dị, tạo điều kiện hình thành nhiều giống mới có năng suất và phẩm chất cao, chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường.

       Nếu biết được các gen nào đó là phân li độc lập có thể dự đoán được kết quả phân li kiểu hình ở đời sau.

* Chú ý : Khi lai 2 cơ thể có kiểu gen giống nhau, với n cặp alen phân li độc lập với nhau (mỗi cặp alen quy định một tính trạng) thì ở thế hệ lai thu được :

            - Số lượng các loại giao tử : 2n                                        

            - Số tổ hợp giao tử : 4n

            - Số lượng các loại kiểu gen : 3n                                       

           - Tỉ lệ phân li kiểu gen : (1  : 2  : 1)n

           - Số lượng các loại kiểu hình : 2n                                      

           - Tỉ lệ phân li kiểu hình : (3  : 1)n

Phép lai

F1

F2

KG

Số kiểu giao tử

Số kiểu tổ hợp giao tử

Số loại KG

Tỉ lệ KG

Số loại KH

Tỉ lệ KH

Lai 1 tính

Lai 2 tính

Lai 3 tính

Aa

AaBb

AaBbDd

21

22

23

21  x  21

22  x  22

23  x  23

31

32

33

(1: 2: 1)1

(1: 2: 1)2

(1: 2: 1)3

21

22

23

( 3: 1)1

( 3: 1)2

( 3: 1)3

Lai n tính

AaBbDd.....

2n

2n  x  2n

3n

(1: 2: 1)n

2n

( 3: 1)n

 

 

MỘT SỐ VẬN DỤNG TRONG QUY LUẬT PHÂN LI CỦA MENDEN

DẠNG 1: TÍNH SỐ LOẠI VÀ TÌM THÀNH PHẦN GEN CỦA GIAO TỬ

1- Số loại giao tử: Không tùy thuộc vào số cặp gen trong KG mà tùy thuộc vào số cặp gen dị hợp. Trong đó:

  1. KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 21 loại giao tử.
  2. KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 22 loại giao tử.
  3. KG của cá thể gồm 3 cặp gen dị hợp sẽ sinh ra 23 loại giao tử.

 

       Số loại giao tử của cá thể có KG gồm n cặp gen dị hợp = 2n

 

2- Thành phần gen của giao tử:

- Trong 1 tế bào gen tồn tại thành từng cặp( 2n ). Trong tế bào giao tử gen tồn tại ở trạng thái đơn bội( n).

-  Cách xác định giao tử: Sử dụng sơ đồ phân nhánh Auerbac.

+ Đối với cơ thể thuần chủng(đồng hợp) chỉ tạo 1 loại giao tử. Ví dụ: AAbbCCDD cho một loại giao tử AbCD

+ Đối với cơ thể dị hợp:

Ví dụ 1: Xác định giao tử của cơ thể có KG AaBbDd

     Bước 1: Xác định giao tử của từng cặp gen: Aa cho 2 loại giao tử: A và a;

                   Bb cho 2 loại giao tử: B và b;    Dd cho 2 loại giao tử: D và d

     Bước 2: Tổ hợp trên mạch nhánh                      

   

Ví dụ 2: AaBbDDEeFF

DẠNG 2: TÍNH SỐ KIỂU TỔ HỢP – KIỂU GEN – KIỂU HÌNH

 

VÀ CÁC TỈ LỆ PHÂN LI Ở ĐỜI CON

 

1- Số kiểu tổ hợp:

* Chú ý: Khi biết số kiểu tổ hợp à biết số loại giao tử đực, giao tử cái à biết số cặp gen dị hợp trong kiểu gen của cha hoặc mẹ.  VD:  16 tổ hợp  = 4  x  4 ( 16  x 1  hoặc  8  x  2).

( số giao tử luôn bằng bội số của các cặp gen dị hợp trong cơ thể vì: n là số cặp gen dị hợp à 2n loại giao tử)

2- Số loại và tỉ lệ phân li về KG, KH:

  1. Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen bằng các tỉ lệ KG riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.
  2. Số KH tính trạng chung bằng số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau.

Ví dụ 1: A hạt vàng, B hạt trơn, D thân cao.   P: AabbDd    x    AaBbdd.

Số cặp gen

Tỷ lệ KG riêng

Số KG

Tỷ lệ KH riêng

Số KH

Aa   x   Aa

1AA:2Aa:1aa

3

3 vàng : 1 xanh

2

bb    x   Bb

1Bb:1bb

2

1 trơn : 1 nhăn

2

Dd   x   dd

1Dd:1dd

2

1 cao : 1 thấp

2

Số KG chung = ( 1AA:2Aa:1aa)(1Bb:1bb)(1Dd:1dd) = 3 x 2 x 2 = 12.

Số KH chung = (3 vàng : 1 xanh)(1 trơn : 1 nhăn)(1 cao : 1 thấp) = 2 x 2 x 2 = 8.

Ví dụ 2: Xét phép lai AaBbDd  x  aaBbdd, mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và trội hoàn toàn thì ở đời con có số loại KH là:                     A. 2                 B. 3                 C. 4                 D. 8

3- Mối quan hệ giữa số alen và số KG xuất hiện ở F1:

*Trường hợp 1: Nếu gọi r là số alen/ 1gen à Số kiểu gen đồng hợp? Số kiểu gen dị hợp? Tổng số kiểu gen?    Lập bảng như sau:

GEN

SỐ ALEN/GEN

SỐ KIỂU GEN

SỐ KG ĐỒNG HỢP

SỐ KG DỊ HỢP

I

3

6

3

3

II

4

10

4

6

III

5

15

5

10

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

n

r

                        

r

\[\frac{r(r-1)}{2}\]

Ví dụ: Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định:

a. Số kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen và dị hợp tất cả các gen lần lượt là:

A. 60 và 90              B. 120 và 180              C. 60 và 180                D. 30 và 60

à Số KG đồng hợp tất cả các gen = 3.4.5 =60 ; Số KG dị hợp tất cả các gen = 3.6.10 =180

b. Số kiểu gen đồng hợp về 2 cặp gen và dị hợp về 2 cặp gen lần lượt là:

A. 240 và 270          B. 180 và 270              C. 290 và 370              D. 270 và 390

à Số KG đồng hợp 2 cặp, dị hợp 1 cặp = ( 3.4.10 + 4.5.3 + 3.5.6 ) = 270

    Số KG dị hợp 2 cặp, đồng hợp 1 cặp = ( 3.6.5 + 6.10.3 + 3.10.4 ) = 390

c. Số kiểu gen dị hợp:             A. 840                         B. 690             `           C. 750                         D. 660

à Số KG dị hợp = ( 6.10.15 ) – ( 3.4.5 ) = 840

*Lưu ý: Nếu số cặp gen dị hợp tử  là n thì:

  • Số loại giao tử khác nhau ở F12n
  • Số loại kiểu gen ở F23n
  • Số loại kiểu hình ở F22n

*Trường hợp 2: Nếu tỉ lệ trội/ lặn ở các cặp tính trạng không như nhau thì ta phải tính tổng của XS riêng từng cặp:

Ví dụ 1: Các gen phân li độc lập, phép lai AaBbDdEE  x  AabbDdEe cho tỉ lệ kiểu hình gồm: 1 trội và 3 lặn là bao nhiêu? 3 trội và 1 lặn là bao nhiêu? àTa phân tích từng cặp tính trạng như sau:

* cặp 1: Aa  x  Aa → 3/4 trội ;1/4 lặn                         * cặp 2: Bb  x  bb → 1/2 trội ;1/2 lặn

* cặp 3: Dd  x  Dd → 3/4 trội ;1/4 lặn                        * cặp 4: EE  x  Ee → 1 trội ; 0 lặn

KH

tổ hợp TRỘI

tổ hợp LẶN

TỈ LỆ RIÊNG

TỈ  LỆ CHUNG

  4 T

1,2,3,4

0

3/4 . 1/2 . 3/4 . 1 = 9/32

9/32

3T + 1L

4,1,2

3

1. 3/4 . 1/2 . 1/4 = 3/32

 

15/32

4,1,3

2

1. 3/4 . 3/4 . 1/2 = 9/32

4,2,3

1

1. 1/2 . 3/4 . 1/4 = 3/32

2T + 2L

4,1

2,3

1. 3/4 . 1/2 . 1/4 = 3/32

 

7/32

4,2

1,3

1. 1/2 . 1/4 . 1/4 = 1/32

4,3

1,2

1. 3/4 . 1/4 . 1/2 = 3/32

1T + 3L

4

1,2,3

1. 1/4 . 1/2 . 1/4 = 1/32

1/32

Ví dụ 2: Trong phép lai: Bố AaBbCcDdEe    x    Mẹ aaBbccDdee

Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy cho biết:

   a. Tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng là bao nhiêu?

Phân tích từng cặp gen:

Số cặp gen

Tỷ lệ KG

Tỷ lệ KH

Aa   x   aa

1/2 Aa : 1/2 aa

1/2 trội : 1/2 lặn

Bb    x   Bb

1/ 4 BB :  2/4 Bb : 1/4 bb

3/ 4 trội :  1/4 lặn

Cc  x  cc

1/2 Cc : 1/2 cc

1/2 trội : 1/2 lặn

Dd   x   Dd

1/ 4 DD :  2/4 Dd : 1/4 dd

3/ 4 trội :  1/4 lặn

Ee  x  ee

1/2 Ee : 1/2 ee

1/2 trội : 1/2 lặn

à Tỷ lệ KH trội về gen A là 1/2, về gen B là 3/4, về gen C là 1/2, về gen D là 3/4, về gen E là 1/2. Do vậy tỉ lệ đời con có KH trội về tất cả 5 tính trạng = 1/2 x  3/4 x 1/2 x  3/4 x 1/2 = 9/128

    b. Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ = 1/2 x  3/4 x 1/2 x  3/4 x 1/2 = 9/128

    c. Tỉ lệ đời con có KG giống bố = 1/2 x  2/4 x 1/2 x  2/4 x 1/2 = 4/128 = 1/32

*Lưu ý: Sử dụng toán xác suất để giải các bài tập về xác suất trong sinh học

  • Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đồng thời xảy ra à chúng ta dùng phương pháp nhân xác suất.
  • Nếu hai trường hợp độc lập nhưng đối lập nhau ( Nếu trường hợp này xảy ra thì trường hợp kia không xảy ra à chúng ta dùng công thức cộng xác suất.

Ví dụ 1: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ, trong đó có 2 quả đỏ có kiểu gen đồng hợp và 1 quả đỏ có kiểu gen dị hợp từ số quả đỏ ở F1 là:

    A. 3/32                    B. 2/9                          C. 4/27                        D. 1/32

à F1 x F1Aa  x  Aa → F2: 1/4AA : 2/4 Aa : 1/4aa (1/4 đỏ đồng hợp : 2/4 đỏ dị hợp )

→ trong số quả đỏ thì: đồng hợp = 1/3 ; dị hợp = 2/3

Xác suất cho 2 quả đỏ đồng hợp và 1 quả đỏ dị hợp = (1/3)2. 2/3 . C13  =  2/9

Ví dụ 2: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tử tự thụ phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ làm giống từ số quả đỏ ở F1 là:            A. 1/64                        B. 1/27                        C. 1/32                        D. 27/64

à F1 x F1Aa  x  Aa → F2: 1/4AA : 2/4 Aa : 1/4aa (1/4 đỏ đồng hợp : 2/4 đỏ dị hợp )

→ trong số quả đỏ thì: đồng hợp = 1/3 ; dị hợp = 2/3

Xác suất được cả 3 quả đỏ đồng hợp  = 1/3.1/3.1/3 = 1/27

DẠNG 3: TÌM SỐ KIỂU GEN CỦA 1 CƠ THỂ VÀ SỐ KIỂU GIAO PHỐI

Một cơ thể có n cặp gen nằm trên n cặp NST tương đồng, trong đó có k cặp gen dị hợpm = n – k cặp gen đồng hợp. Số kiểu gen có thể có của cơ thể đó tính theo công thức:

        \[A=C_{n}^{n-k}\times {{2}^{n-k}}=C_{n}^{m}\times {{2}^{m}}\]

Trong đó:    A là số kiểu gen có thể có của cơ thể đó

                    n là số cặp  gen; k là số cặp gen dị hợp ; m là số cặp gen đồng hợp

Ví dụ 1: Xét 5 locut gen phân ly độc lập trên NST thường, mỗi locut có hai alen. Tính số kiểu gen khác nhau trong quần thể thuộc các trường hợp sau đây:

  1. Số kiểu gen đồng hợp 1 cặp gen  = 21 .C51 = 2 x 5 = 10                                     
  2. Số kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen   = 22 .C52 = 40                                                             
  3. Số kiểu gen đồng hợp 3 cặp gen   = 23 .C53 = 80                                                 
  4. Số kiểu gen đồng hợp 4 cặp gen   = 24 .C54 = 80                                                             
  5. Số kiểu gen đồng hợp 5 cặp gen   = 25 .C55 = 32                                                             
  • Tổng số kiểu gen khác nhau    =  35  =  243    

Ví dụ 2: Trong cơ thể có 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng, cơ thể bố có 3 cặp gen dị hợp, 1 cặp gen đồng hợp. còn mẹ thì ngược lại. Có bao nhiêu kiểu giao phối có thể xáy ra?

            A. 64                           B.16                            C.256                          D.32

Cách 1:  Giải theo cách liệt kê các kiểu gen có thể có của cơ thể bố mẹ sau đó nhân lại với nhau:

- Xét cơ thể bố: có 3 cặp gen dị hợp, 1 đồng hợp  à  các kiểu gen có thể có:

            AaBbCcDD    AaBbCcdd      AaBbCCDd    AaBbccDd

            AaBBCcDd    AabbCcDd      AABbCcDd    aaBbCcDd

  à Vậy có tất cả là 8 trường hợp có thể xảy ra

- Xét cơ thể mẹ: có 1 cặp dị hợp, 3 cặp đồng hợp à  các kiểu gen có thể có:

            AaBBCCDD  AabbCCDD    AaBBCCdd    AabbCCdd

            AaBBccDD    AabbccDD      AaBBccdd      Aabbccdd

Nếu ta giả định Aa là cặp gen dị hợp còn 3 cặp gen còn lại đồng hợp thì ta liệt kê được 8 kiểu gen, sau đó ta thay đổi vai trò dị hợp cho 3 cặp gen còn lại. Lúc đó, số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là:  8 . 4 = 32

  • Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256 à chọn đáp án C

Cách 2: Áp dụng công thức tính:

Số kiểu gen có thể có của cơ thể bố là:

         \[A=C_{4}^{1}\times {{2}^{1}}=\frac{4!}{\left( 4-1 \right)!1!}\times {{2}^{1}}=4\times 2=8\]\[_{{}}^{{}}\]

Số kiểu gen có thể có của cơ thể mẹ là:

         \[B=C_{4}^{3}\times {{2}^{3}}=\frac{4!}{\left( 4-3 \right)!3!}\times {{2}^{3}}=4\times 8=32\]

Suy ra, số kiểu giao phối là: 8 . 32 = 256  à  chọn đáp án C

 

B. Bài tập vận dụng

Câu 1: Kết quả thực nghiệm tỉ lệ 1: 2: 1 về KG luôn đi đôi với tỉ lệ 3: 1 về KH khẳng định điều nào trong giả thuyết của Menđen là đúng ?     

A. Thể đồng hợp cho 1 loại giao tử, thể dị hợp cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1.

B. Mỗi cá thể đời F1 cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.

C. Mỗi cá thể đời P cho 1 loại giao tử mang gen khác nhau.  D. Cơ thể lai F1 cho 2 loại giao tử khác nhau với tỉ lệ 3:1.

Câu 2: Ở đậu Hà lan, mỗi gen quy định một tính trạng/1 NST, trội hoàn toàn. Khi cho cây dị hợp 2 cặp gen lai phân tích, đời con thu được tỉ lệ kiểu hình: 

A. 9 : 7.               B. 9 : 3 : 3 : 1.          C. 3 : 3 : 1 : 1.                 D. 1 : 1 : 1 :1.

Câu 3: “Nhân tố di truyền” mà Menden gọi, ngày nay được xem là:

A. Locut.    B. Cromatit.   C. Ôperon.  D. Alen.

Câu 4: Cho các cá thể có kiểu gen AaBBDdEe tự thụ phấn, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu hình A-BBD-E- là:

A. 9/16.                          B. 27/64.                        C. 3/4.                            D. 9/8.

Câu 5: Trong trường hợp trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1: 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:

A. Aa  x  aa.                       B. Aa x  Aa.                       C. AA  x  Aa.                  D. Aa x  Aa và Aa  x  aa.

Câu 6: Phép lai thuận nghịch là:         

A. ♂AA  x  aa và AA  x  aa.    B. Aa  x  Aa và aa  x  AA.

C. AA  x  AA và aa  x  aa.                      D. AA  x  aa và Aa  x  Aa.

Câu 7: Điểm sáng tạo trong phương pháp nghiên cứu của Menđen so với các nhà nghiên cứu di truyền trước đó là:

A. Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm và định lượng dựa trên xác suất thống kê và khảo sát trên từng tính trạng riêng lẻ.                             

 D. Làm thuần chủng các cá thể đầu dòng và nghiên cứu cùng lúc nhiều tình trạng.

B. Chọn cây đậu Hà Lan làm đối tượng nghiên cứu.    

C. Nghiên cứu tế bào để xác định sự phân ly và tổ hợp các NST.

Câu 8: Với n cặp gen dị hợp phân li độc lập qui định n tính trạng, thì số loại kiểu hình tối đa ở thế hệ Fn có thể là

A. 2n                               B. 4n                               C. 3n                               D. n3

Câu 9: Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính:  

A. Các gen tương tác với nhau.       B. Tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp      

C. Chịu ảnh hưởng của môi trường.                        D.Dễ tạo ra các biến dị di truyền

Câu 10: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là:       

A. Sự PLĐL của các cặp NST tương đồng.

B. Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các cặp NST tương đồng trong GP ® sự PLĐL tổ hợp tự do của các cặp gen alen.

C. Sự tổ hợp tự do của các NST tương đồng trong giảm phân. 

D. Sự PLĐL của các NST tương đồng trong giảm phân

Câu 11: Phương pháp độc đáo của Menđen trong việc nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng di truyền là:

A. Lai giống.        B. Sử dụng xác xuất thống kê.               C. Lai phân tích.             D. Phân tích các thế hệ lai.

Câu 12: Khi lai các cá thể khác nhau về 2 tính trạng sẽ thu được đời con có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ  9 : 3 : 3 : 1 cần có các điều kiện nào sau đây ?

(1) P dị hợp tử về 1 cặp gen.          (2) P dị hợp tử về 2 cặp gen. (3) Số lượng con lai phải lớn. 

(4) Tính trạng trội – lặn hoàn toàn.            (5) Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau.

Phương án chính xác là :  A. (1), (3), (4), (5) .      B. (2), (3), (4), (5).      C. (1), (2), (3), (4).      D. (2), (3), (5).

Câu 13: Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:        

A. 4.                        B. 6.            C. 8.      D. 2.

Câu 14: Bản chất quy luật phân li của Menđen là :       

A. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

B. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.                  

C. Sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.

D. Sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.

Câu 15: Trong phép lai một tính trạng, để đời sau có tỉ lệ phân li KH xấp xỉ 3 trội : 1 lặn cần có các điều kiện gì ?

(1) P dị hợp tử về 1 cặp gen.                      (2) Số lượng con lai phải lớn. 

(3) Tính trạng trội – lặn hoàn toàn.            (4) Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống như nhau.

Câu trả lời đúng là:    

 A. (1), (2), (4).               B. (2), (3), (4).           C. (1), (2), (3), (4).                  D. (1), (2), (3).

Câu 16: Để biết chính xác KG của một cá thể có KH trội, người ta thường sử dụng phép lai nào ?

A. Lai thuận nghịch.      B. Lai phân tích.            C. Tự thụ phấn.              D. Lai phân tính.

Câu 17: Ở cà chua, gen qui định tính trạng hình dạng quả nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A qui định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a qui định quả bầu dục. Lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu dục thu được F1 toàn cây quả tròn. Cho các cây F1 giao phấn, F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ:

A.1: 2 : 1. B.1 : 1. C.3 : 1. D.9 : 3 : 3 : 1.

Câu 18: Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt xanh; gen B qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn F1 thu được 120 hạt vàng, trơn; 40 hạt vàng, nhăn; 120 hạt xanh, trơn; 40 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn có kiểu gen đồng hợp trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là:

A. 1/4.           B. 1/3.             C. 12.             D. 2/3.

Câu 19: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng ? A. Aa × aa.   B. AA × aa.     C. Aa × Aa.     D. AA × Aa.

Câu 20: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ phân li kiểu gen ở đời con là: 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 ?  A.aaBb × AaBb.                   B.Aabb × AAbb.          C.AaBb × AaBb.      D.Aabb × aaBb.

Câu 21: Biết 1 gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do. Theo lý thuyết, phép lai AABBDd x AaBbDd cho tỉ lệ kiểu hình trội về cả 3 cặp tính trạng ở F1 là:

A. 3/4.     B. 9/16.      C. 2/3.     D. 1/4.

Câu 22: Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai: AaBbccDdEeFf  x  AabbCcddEeff có thể sinh ra đời con có số loại kiểu gen là:         

 A. 72.        B. 256.                   C. 64.                         D. 144.

Câu 23: Cho cây lưỡng bội dị hợp về hai cặp gen tự thụ phấn. Biết rằng các gen phân li độc lập và không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở đời con, số cá thể có kiểu gen đồng hợp về một cặp gen và số cá thể có kiểu gen đồng hợp về hai cặp gen trên chiếm tỉ lệ lần lượt là:

A. 50% và 25% .            B. 50% và 50%.             C. 25% và 25%.             D. 25% và 50%.

Câu 24: Với 3 cặp gen dị hợp di truyền độc lập tự thụ thì số tổ hợp ở đời lai là: 

A. 64.         B. 8.        C. 16.      D. 81.

Câu 25: Trong qui luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi n cặp tính trạng tương phản. Tỉ lệ kiểu hình ở F2:   

A. 3n.                      B. 2n.               C. (3 : 1)n.         D. 9 : 3 : 3 : 1.

Câu 26: Số loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen AaBbDd:  A. 8.                 B. 2.            C. 4.          D. 6.

Câu 27: Dựa trên kết quả của các phép lai nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau ?          

A. Dựa vào kết quả ở F2 nếu tỉ lệ phân li KH là  9 : 3 : 3 : 1.

B. Dựa vào kết quả lai thuận nghịch.                        C. Dựa vào kết quả lai phân tích nếu tỉ lệ phân li KH là 1 : 1 : 1 : 1.

D. Dựa vào kết quả lai phân tích( 1 : 1 : 1 :1 ) hoặc ở F2( 9 : 3 : 3 : 1 ).

Câu 28: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Cơ thể dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn, F1 thu được tổng số 240 hạt. Tính theo lí thuyết, số hạt dị hợp tử về 2 cặp gen ở F1 là:             

A. 30.             B. 60.                              C. 76.                   D. 50.

Câu 29: Phương pháp ngiên cứu của Menđen gồm các nội dung:

(1) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.                      

(2) Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3.

(3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh.                              

(4) Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.

Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý:

A. (4), (1), (2), (3).         B. (4), (2), (1), (3).         C. (4), (3), (2), (1).         D. (4), (2), (3), (1).

Câu 30: Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch ?

A. AA  x  aa và Aa aa.                       B. ♀aabb  x   AABB và AABB  x  aabb.

C. AaBb   x  AaBb và AABb   x  aabb.   D. Aa  x  aa và aa  x  AA.

Câu 31: Khi cho cây hoa màu đỏ lai với cây hoa màu trắng được F1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ kết quả phép lai này ?

A. Ở F2, mỗi cặp tính trạng xét riêng lẻ đều phân li theo tỉ lệ 1 : 1.

B. Sự phân li của cặp gen này phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền các tính trạng phụ thuộc vào nhau.

C. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn đến sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.

D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là (3 : 1)n.

Câu 32: Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, khi lai giữa 2 bố mẹ thuần chủng, khác nhau 2 cặp tính trạng tương phản, sau đó cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình của F2 là:

A. 9 : 3 : 3 : 1 - gồm 4 kiểu hình, 9 kiểu gen.      

B. 1 : 1: 1: 1 - gồm 4 kiểu hình, 4 kiểu gen.

C. 9 : 6 : 1 - gồm 3 kiểu hình, 9 kiểu gen            

D. 3 : 1 - gồm 2 kiểu hình, 3 kiểu gen.

Câu 33: Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là:

A. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.                                

B. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai.

C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng phải nằm trên các cặp NST khác nhau.     

D. Số lượng cá thể phải đủ lớn.

Câu 34: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể tạo ra:    

A. 2 loại giao tử.   B. 8 loại giao tử.                 C. 4 loại giao tử.               D. 16 loại giao tử.

Câu 35: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li độc lập là: 

A. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú cho chọn giống.

B. Cho thấy sinh sản hữu tính là bước tiến hóa quan trọng của sinh giới.

C. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những lòai sinh sản theo lối giao phối.

D. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết.

Câu 36: Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai: AaBbccDdEeFf  x  AabbCcddEeff có thể sinh ra đời con có số loại kiểu hình là:    A. 72.                           B. 64.                                 C. 144.            D. 256.

Câu 37: Điều không thuộc bản chất của qui luật phân li của Menđen là

A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.

B. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố của cặp

C. Các giao tử là thuần khiết.                       

D. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định.

Câu 38: Nếu P thuần chủng khác nhau n tính trạng phân li độc lập, thì số loại kiểu hình đồng hợp lặn ở F2 là:

A. 4n                               B. 3n.                              C. 1n                               D. 2n.

Câu 39: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và các gen trội là trội hoàn toàn, phép lai: AaBbCcDd  x AaBbCcDd cho tỉ lệ kiểu hình A-bbC-D- ở đời con là:  A. 27/256.           B. 81/256.           C. 3/256.         D. 1/16.

Câu 40: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do, phép lai có thể tạo ra ở đời con nhiều loại tổ hợp gen nhất là: 

  A. AaBb × AABb.             B. aaBb × Aabb.                    C. AaBb × aabb.                        D. Aabb × AaBB.

Câu 41: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menden cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì:  

A. Tỉ lệ phân ly từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.                   

B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

C. F2 có 4 kiểu hình.                         

D. Tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

Câu 42: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được F1 gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây F1 tự thụ phấn cho F2 gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở F1 là:    

 A. 3/4.                      B. 1/2.                  C.1/4.                              D. 2/3.

Câu 43: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?

A. AaBbDd × aabbdd.         

B. AaBbDd × AaBbDD.           

C. AaBbDd × aabbDD.                

D. AaBbdd × AabbDd.

Câu 44: Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là

A. Tự thụ phấn

B. Lai thuận nghịch                         

C. Lai phân tích                                     

D. Lai gần

Câu 45: Dựa vào đâu Menđen có thể đi đến kết luận các cặp nhân tố di truyền trong thí nghiệm của ông lại phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử?

A. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F1.                             

B. Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2.

C. Tỉ lệ phân li KH ở các F tuân theo định luật tích xác suất.     

D. Tỉ lệ phân li về KH trong phép lai phân tích phân tích.

Câu 46 : Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Cho P: hạt vàng, nhăn x hạt xanh, trơn được F1 1hạt vàng, trơn: 1hạt xanh, trơn. Kiểu gen của 2 cây P là:

A. AAbb  x  aaBb         

B. Aabb  x  aaBb          

C. AAbb  x  aaBB                        

D. Aabb  x  aaBB

Câu 47: Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập. Để F1 có tỉ lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?

A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn).                             

B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt).

C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt).                                  

D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt).

Câu 48: Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) x aabb (xanh, nhăn)

A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.

D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Câu 49 : Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

     A. 4/9.                                B. 1/9.                                C. 1/4.                                D. 9/16.

Câu 50:Trong phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen sau đây: Bố AaBbCcDdEe  x  Mẹ aaBbccDdee. Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.Tỷ lệ đời con có kiểu gen  giống bố là:          

A. 1/32                      B. 9/128                C. 1/4                 D. 9/64

 

 

 

Bài viết gợi ý: