Sinh trưởng ở thực vật

 I. SINH TRƯỞNG

1. Khái niệm sinh trưởng 
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Ví dụ : sự tăng kích thước chiều cao và  đường kính thân của cây


Quá trình sinh trưởng ở thực vật

Cơ sở tế  bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế  bào mô phân sinh .

2. Các mô phân sinh
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm).
Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày (đường kính) của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng (hay các vị trí khác với đỉnh thân). Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

 Bảng so sánh các nhóm mô phân sinh khác nhau.

Phân loại

Có ở nhóm thực vật

Vị trí phân bố

Chức năng

MPS đỉnh

- 1 lá mầm

- 2 lá mầm

- Chồi đỉnh, nách

- Đỉnh rễ

- Giúp thân, rễ tăng chiều dài

MPS bên

- 2 lá mầm

- Ở thân, rễ

- Giúp thân, rễ tăng đường kính

MPS lóng

- 1 lá mầm

- Mắt của thân

- Giúp tăng chiều dài của thân

 

Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh →tăng trưởng chiều cao và  đường kính thân

Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng → tăng trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang ( do không có mô phân sinh bên )

 

 

 

II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP

 

Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật

 

 

 

Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

Bảng 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh tưởng thứ cấp ở thực vật

- Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT
1. Nhân tố bên trong

- Các thời kì sinh trưởng của giống, loài.

- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.

2. Nhân tố bên ngoài

- Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Ví dụ: những cây rau màu vụ đông (su hào, bắp cải,..) thích hợp với điều kiện lạnh hơn.

- Hàm lượng nước: Tế bào thực vật sinh trưởng thích hợp với độ ẩm cao, trên 90%.

- Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, có thể gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị vàng lá,..)

- Ôxi: Ôxi ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

- Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây nên sự biến đổi hình thái của cây (cây bị còi cọc, vàng lá,..)

BÀI TẬP TỰ LUẬN

Câu.1    Mô phân sinh là gì? Có mấy loại mô phân sinh?

TRẢ LỜI:

-        Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.

-        Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng (ở cây 1 lá mầm)

Câu.2    So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp

TRẢ LỜI:


Câu.3    Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là gì?

TRẢ LỜI:

-        Diễn ra ở đỉnh thân, đỉnh chồi, đỉnh rễ và mắt ở thực vật 1 lá mầm

-        Làm tăng chiều dài của thân và rễ

-        Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng (ở thực vật 1 lá mầm) tạo ra.

Câu.4    Giải thích hiện tượng “mọc vống” của thực vật trong bóng tối?

TRẢ LỜI:

-        Hiện tượng “mọc vống” là hiện tượng cây trong bóng tối sinh trưởng nhanh một cách bất thường, thân cây có màu vàng và yếu ớt, sức chống chịu kém.

-        Vì trong tối, lượng chất kích thích sinh trưởng (auxin) nhiều hơn chất ức chê sinh trưởng (axit abxixic) nên cây trong tối sinh trưởng mạnh hơn. Hơn nữa cây trong tối cũng ít bị mất nước hơn.

Câu.5    Sinh trưởng thứ cấp là gì?

TRẢ LỜI:

-        Sinh trưởng thứ cấp là kiểu sinh trưởng làm gia tăng đường kính (bề dày) của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên tạo ra. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở cây hai lá mầm.

-        Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ

Câu.6    Những nét hoa văn trên đồ gỗ xuất xứ từ đâu? Chúng có ý nghĩa như thế nào?

TRẢ LỜI:

-        Những hoa văn tự nhiên trên đồ gỗ là do những vòng năm tạo nên. Ở những loài cây khác nhau thì vòng năm cũng có nhiều đặc điểm khác nhau.

-        Các nhà phân loại gỗ dựa vào vòng năm để phân loại gỗ. Các nhà kinh doanh dựa vào vòng năm để sản xuất những mặt hàng gia dụng, mỹ nghệ tuỳ vào mục đích.

-        Ví dụ: Những loại gỗ quý như đinh, lim, … tuy bền chắc nhưng vân gỗ thì không đẹp như gỗ lát hoa.

Câu.7        Thân cây 2 lá mầm lớn lên về bề ngang là do bộ phận nào? Giải thích hiện tượng vòng gỗ hàng năm ở cây 2 lá mầm?

TRẢ LỜI:

  • Thân cây 2 lá mầm to ra về bề ngang là nhờ có các tầng phát sinh:

-     Tầng sinh vỏ làm cho phần vỏ dày lên, tầng sinh trụ làm cho phần trụ giữa nhất là phần gỗ lớn lên.

  • Vòng gỗ hằng năm:

-   Hàng năm, tầng sinh trụ sinh ra một số lớp tế bào mạch gỗ

- Mùa mưa, cây nhiều thức ăn, sinh ra các lớp tế bào mạch gỗ to, vòng dày và màu sáng.

- Mùa đông, cây thiếu thức ăn sinh ra các lớp tế bào nhỏ, vòng mỏng hơn, màu sẫm.

-    Hai lớp tế bào sáng và sẫm đó tạo nên vòng gỗ hàng năm.

 

-   Căn cứ vào các lớp gỗ có thể biết được tuổi của cây.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

 

Câu 1.Quan sát  mặt cắt ngang thân,  sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi

B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp

C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp

D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy

Câu 2. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

A.  làm tăng kích thước chiều dài của cây

B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần

C. diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm

D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh

Câu 3.  Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm

B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm

C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm

D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm

Câu 4.  Cho các bộ phận sau:

đỉnh dễ

Thân

chồi nách

Chồi đỉnh

Hoa

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A. (1), (2) và (3)

B. (2), (3) và (4)

C. (3), (4) và (5)

D. (2), (5) và (6)

Câu 5. Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên →  mô phân sinh đỉnh rễ

B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ →  mô phân sinh bên

C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên →  mô phân sinh bên

D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn →  mô phân sinh đỉnh rễ

Câu 6. Xét  các đặc điểm sau:

làm tăng kích thước chiều ngang của cây

Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm

diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch

diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)

chỉ làm tăng chiều dài của dây

Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là

A. (1) và (4)         B. (2) và (5)

C. (1), (3) và (5)         D. (2), (3) và (5)

Câu 7. Cho các nhận định sau:

sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính)  của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh)  gây nên,  còn sinh trưởng  sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân  và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh)  gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp  làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên

Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên

sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành

sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm,  sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm

Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là

A. (2), (3) à (4) B. (1), (2) và (4)

C. (3), (4) và (6) D. (1), (5) và (6)

Câu 8.  Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra

C. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra

D. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra

Câu 9.  Chọn chú thích đúng cho hình sau :

a. Lá Non b. Mắt c. Tầng phát sinh

d. Lóng e.  Mô phân sinh đỉnh

Phương án trả lời đúng là

A. 1c, 2e, 3a, 4b, 5d         B. 1c, 2a, 3e, 4b, 5d

C. 1e, 2c, 3a, 4b, 5d         D. 1b, 2e, 3a, 4c, 5d

Câu 10. Hãy xác định chú thích hình vẽ sau đây đúng hay sai

1 -  gỗ lõi

2 -  tầng phân sinh bên

3 -  gỗ dác

4 -  mạch rây thứ cấp

5 -  bần

6 -  tầng sinh bần

Phương án trả lời đúng là:

A. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S

B. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6S

C. 1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ

D. 1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

Đáp án

A

B

C

D

A

Câu

6

7

8

9

10

Đáp án

B

D

B

A

B

Bài viết gợi ý: