SOẠN BÀI : ÁNH TRĂNG

                                      -NGUYỄN DUY-

 

Câu 1 : Bài thơ có thể chia thành khổ ?Nêu ý nghĩa mỗi khổ

+ Phần 1: Ba khổ đầu : Dòng hồi tưởng của Nguyễn Duy về khoảng thời gian tuổi thơ cùng với tình cảm gắn bó với vầng trăng.

+ Phần 2: Khổ thơ thứ tư: 1 tình hương bất ngờ : Đèn điện chợt tắt từ đó giúp tác giả nhận ra sự trung thủy của ánh trăng  

+ Phần 3: Những khổ thơ còn lại:Những suy tư trăn trở về 1 hồi ức đẹp của tác giả

Sự kết hợp giữa trữ tình và tự sự đã giúp bài thơ thành công trong việc  diễn biến của thời gian, sự việc, những thay đổi về tâm trạng cùng với tình huống bất ngờ xảy ra, đèn điện chợt tắt nhưng chính tình huống  đó lại thắp dậy những kí ức thân thiết đã từng vô tình lãng quên, cùng với đó là những suy tư, trăn trở, ý thức được sự vô tình của bản thân. Điều đó giúp Nguyễn Duy thể hiện rõ được tư tưởng chủ đề bài thơ

 

Câu 2 : Vầng trăng trong quá khứ và hiện tại trong cảm nhận của Nguyễn Duy như thế nào ?

 

1. Vầng trăng quá khứ:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với biển

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

- Đối với tác giả vầng trăng trong quá khứ đã trở thành " tri kỉ " . Nhất là khi còn chiến tranh vầng trăng đã trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn . Con người và thiên nhiên sống hòa quyện với nhau như 1 phần cuộc sống không thể tách rời .

– Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như tương phản, nhân hóa, so sánh, ẩn dụ biến vầng trăng thành những thứ có hồn trở thành người bạn thân thiết và tình nghĩa của con người

 

2. Vầng trăng ở hiện tại

Từ hồi về thành phố

quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

-Đời sống cũng thay đổi theo, “quen ánh điện”, “cửa gương". “Ánh điện”, "cửa gương" tượng trưng cho cuộc sống sung túc, đầy đủ sang trọng... dần dần "cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào bị tác giả lãng quên.

-“Vầng trăng" ở đây tượng trưng cho những tháng năm gian khổ. Đó là tình bạn, tình đồng chí được hình thành từ những năm tháng gian khổ ấy.

- Nếu như trước kia ánh trăng là " tri kỉ " thì giờ đây người bạn tri kỉ ấy lại thành xa lạ ." ánh trăng đi qua ngõ " như ghé thăm người xưa nhưng giờ đây mọi thứ đã thay đổi ánh trăng tình nghĩa , ân tình thân quen ấy giờ đã không còn được nhớ đến như trước kia “Trăng" bây giờ thành “người dưng". Con người ta thường hay đổi thay như vậy.

-Bởi thế người đời vẫn thường nhắc nhau: “ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”. Ở thành phố vì quen với "ánh điện, cửa gương”, quen với cuộc sống đầy đủ tiện nghi nên người đời không thèm để ý đến“vầng trăng" từng là bạn tri kỉ một thời

Câu 3 : Tình huống bất ngờ xảy đó là gì? . Từ đó cho tác giả những suy ngẫm gì ?

 

Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn

 

-Từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể nói đây chính là “sự không vững” trong tâm hồn, một sự chuyển biến bất ngờ, nhanh chóng khiến mọi thứ trở nên không vững.

-Cửa sổ “bật tung”, có một điều khiến tác giả cảm thấy hổ thẹn “đột ngột vầng trăng tròn”. Câu thơ này có ý thơ rất lạ, nói đúng hơn là từ ngữ rất lạ, vầng trăng không thể “đột ngột” tròn được, bởi vốn dĩ từ xưa đến nay nó vẫn tròn như thế, chỉ có con người vô tâm mới không nhận ra điều đó. 

- Phố thị xa hoa với ánh đèn đã che lấp đi vẻ đẹp của ánh trăng kia . Rồi 1 tình huống bất ngờ : " Đèn điện tắt " - ánh sáng hiện tại bỗng dưng tắt , vội bật tung cửa sổ ánh trăng sáng như tràn ngập vào trong căn phòng . ánh sáng ấy là ánh sáng của kí ức của tuổi thơ của 1 thời . Chính tình huống đó lại thắp dậy những kí ức thân thiết đã từng vô tình lãng quên, cùng với đó là những suy tư, trăn trở, ý thức được sự vô tình của bản thân

- "Đột ngột vầng trăng tròn " chỉ khi con người rơi vào tình cảnh như vậy họ mới có thể nhận ra ánh trăng kia vẫn luôn chung thủy vẫn ở đó hướng về họ . Anh trăng vẫn tròn vẹn tình nghĩa .

Câu 4 : . Khổ thơ nào trong bài thể hiện tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm ?

 

Khổ thơ thể hiện rõ chiều sâu tư tưởng mang triết lí của tác phẩm :

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Nguyễn Duy gặp lại ánh trăng như gặp lại người bạn tuổi thơ, như gặp lại người bạn từng sát cánh bên nhau trong những tháng năm gian khổ.

-Tác giả không dấu được niềm xúc dộng mãnh liệt của mình

 

-“Vầng trăng" nhắc nhở tác giả đừng bao giờ quên những tháng năm gian khổ ấy, đừng bao giờ quên tình bạn, tình đồng chí đồng đội, những người đã từng đồng cam cộng khổ. chia ngọt sẻ bùi trong những tháng năm chiến dấu đầy gian lao thử thách.

 

+Khổ cuối bài thơ, Nguyễn Duy đưa người đọc cùng đắm chìm trong suy tư, trong chiêm nghiệm về “vầng trăng tình nghĩa" một thời

 

 

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình

 

-Một phép đối lập song song đủ khiến cho lương tâm của con người được thức tỉnh và ngộ ra nhiều điều.

Trăng bao dung và độ lượng biết bao!Tấm lòng bao dung độ lượng ấy "đủ cho ta giật mình" mặc dù trăng không một lời trách cứ.

-Cách dùng từ “vành vạnh”, “phăng phắc” đủ để người đọc nhận ra sự nghiêm khắc của ánh trăng khiến cho con người “giật minh”, thức tỉnh.

-Dù cuộc sống đổi thay, con người thay đổi, ánh trăng vẫn thế, bao dung và rộng lượng.Trăng tượng trưng cho phẩm chất cao quý của nhân dân, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp bền vững của tình bạn, tình chiến đấu trong những tháng năm “không thể nào quên". Khổ thơ cuối đã gieo vào lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả và thức tỉnh những người đang dần lãng quên đi quá khứ. 

=>>“Ánh trăng" của Nguyền Duy gây được nhiều xúc động đối với nhiều thế hệ độc giả bởi cách diễn tả bình dị như những lời tâm sự, lời tự thú, lời tự nhắc nhở chân thành. Giọng thơ trầm tĩnh, sâu lắng. Tứ thơ bất ngờ, mới lạ. “Ánh trăng” còn mang ý nghĩa triết lí về sự thủy chung khiến người đọc phải “giật mình" suy nghĩ, nhìn lại chính mình để sống đẹp hơn, nghĩa tình hơn.

Bài viết gợi ý: