SOẠN BÀI: XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

  1. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô
  1. Một số từ ngữ thường dùng để xưng hô trong tiếng Việt: bạn - . các bạn; nó - chúng nó (họ); ta - chúng ta; anh, bác, ông - các anh, các bác, các ông; mày - chúng mày; anh ấy, chị ấy, …
  2.  
  1. Từ ngữ xưng hô: Dế Mèn xưng là “ta” gọi Dế Choắt là “chú mày”

                            Dế Choắt xưng là “em” gọi Dế Mèn là “anh”

  1. Từ ngữ xưng hô: Dế Mèn xưng là “tôi” gọi dế Choắt là “anh”

                            Dế Choắt xưng là “tôi” gọi Dế Mèn là “anh”

  • Trong đoạn trích thứ nhất, sự xưng hô của hai nhân vật rất khác nhau, đó là sự xưng hô bất bình đẳng của một kẻ ở vị thế yếu và một kẻ ở vị thế mạnh kiêu căng, hách dịch.

Trong đoạn trích thứ hai, sự xưng hô thay đổi, đó là sự xưng hô bình đẳng.

Có sự thay đổi đó vì tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật thay đổi. Dế Choắt và Dế Mèn đã coi nhau như người bạn.

  1. Luyện tập
  1. Cô học viên đã dùng từ xưng hô chúng ta (bởi từ chúng ta được hiểu là bao gồm cả người nói và người nghe)  nhầm lẫn – dễ gây hiểu lầm: mai cô và giáo sư sẽ làm lễ thành hôn.

Cần thay từ chúng ta bằng từ: chúng em hoặc chúng tôi.

  1. Trong các văn bản khoa học, mặc dù có khi tác giả của văn bản chỉ gồm 1 người nhưng người ta vẫn xưng là chúng tôi. Việc dùng chúng tôi trong những trường hợp này là có dụng ý làm tăng tính khách quan trong ngôn ngữ khoa học đồng thời cũng thể hiện sự khiêm tốn của tác giả
  2. Trong truyện Thánh Gióng, đứa bé gọi mẹ mình theo cách gọi thông thường.Nhưng cách xưng hô với sứ giả thì dùng: ta – ông. Cách xưng hô như vậy cho thấy Thánh Gióng là một đứa bé kì lạ, khác thường.

Mặt khác, điều đó báo trước, đối với người mẹ, Gióng chỉ là một đứa trẻ, nhưng đối với quốc gia, xã hội, Gióng sẽ là một người anh hùng.

 

  1.  Câu chuyện về một vi danh tướng trên đường ghé vào thăm trường cũ. Vị tướng, tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng, nhưng khi gặp lại thầy giáo cũ, vẫn gọi thầy cũ của mình là thầy và xưng con. Cách xưng hô của vị tướng đối với thầy của mình thể hiện thái độ tôn trọng, biết ơn người đã dạy dỗ mình.

Cách xưng hô của người thầy với vị tướng thể hiện sự khiêm tốn, lịch sự và thể hiện sự tôn trọng người đối thoại với mình.

 

  1.  Trước cách mạng tháng tám 1945, đất nước ta còn là một nước phong kiến, người đứng đầu nhà nước là vua, xưng với dân chúng là "Trẫm". Việc Bác, người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, xưng "tôi" và gọi dân chúng là "đồng bào" tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân thiết, tạo sự thân mật giữa người nói với người nghe.

 

  1. Cách xưng hộ trong đoạn văn thứ nhất thể hiện rõ sự cách biệt về địa vị và hoàn cảnh giữa các nhân vật. Chị Dậu, người dân thấp cổ bé họng, lại đang thiếu sưu nên phải hạ mình, nhịn nhục: xưng hô cháu, nhà cháu – ông; cai lệ, người nhà lí trưởng trái lại cậy quyền, cậy thế nên hống hách: xưng hô ông – thằng kia, mày.

Sang đoạn sau, cách xưng hô thay đổi. Chị Dậu chuyển sang tôi – ông (thể hiện sự ngang bằng) rồi sang bà – mày (thể hiện sự khinh bỉ). Sự thay đổi cách xưng hô là hành vi thể hiện sự "tức nước – vỡ bờ", sự phản kháng mãnh liệt của người nông dân khi bị áp bức.

 

Bài viết gợi ý: