SOẠN BÀI : BÁNH TRƯNG BÁNH GIẦY

                       

I : TÓM TẮT TRUYỆN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

Truyện cổ tích bánh chưng bánh giầy kể về câu chuyện vua Hùng vương thứ sáu sau khi đánh dẹp bọn giặc xâm lược, bèn gọi các con đến họp đông đủ và truyền rằng nếu ai tìm được thức ngon vật lạ để đặt lên bàn thờ tổ tiên thì sẽ truyền ngôi cho.Các con của vua Hùng ai cũng háo hức lên rừng xuống biển tìm thức ngon vật lạ chỉ mong được dâng lên bàn thờ tổ tiên và được vua hùng truyền ngôi cho. Lang liêu là hoàng tử thứ 18, mẹ mất sớm nên rất lo lắng chưa biết phải làm như thế nào, chọn gì để dâng lên vua cha.Một hôm, đang nằm ngủ thì được một vị thần mách nước, bảo cho làm một loại bánh sau này được gọi là bánh chưng bánh giầy. Lang liêu bắt tay vào làm, đi tìm gạo nếp, lá gói ngoài tượng trưng cho sự che chở của cha mẹ và gói thành bánh vuông. Xôi sau khi được giã nhuyễn được làm thành một chiếc bánh hình tròn. Hai chiếc bánh này một vuông một tròn tượng trưng cho trời đấtSau khi các anh của chàng dâng lên vua cha bao nhiêu của ngon vật lạ, tới lượt Lang Liêu, chàng dâng lên vua cha. Thấy lạ, vua cha hỏi lại và chàng kể lại sự tình, sau đó vì thấy bánh vừa ngon vừa ý nghĩa bèn truyền lại ngôi cho Lang Liêu. Sự tích bánh chưng bánh giầy ra đời từ đây.

 

II. TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

Câu 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?

-    Hoàn cảnh vua Hùng chọn ngôi: Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

-   Ý định của vua: Người “nối ngôi vua phải nối được chí vua, Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

-  Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất là một câu đố đặc biệt để thử tài: Nhân ngày lễ Tiên vương, các lang dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.

Câu 2. Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?

Trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ vì:

-So với anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Mặt khác, tuy là con vua, nhưng "từ khi lớn lên, ra ở riêng" chàng "chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai" – sống cuộc sống như dân thường. Đồng thời, chàng là người hiểu được ý thần: "Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo"; đồng thời chàng có trí sáng tạo để thực hiện được ý đó: lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương.

-Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

 

Câu 3. Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?

-   Hai thứ bánh đó thể hiện công sức chăm chỉ cần cù lao động của nông dân  sự quý trọng đối với những người nông và trân trọng giá trị thực của “thứ gạo nếp thơm lừng , trăng tinh “

-  Hai thứ bánh ấy còn tượng trưng đất trời : “Bánh hình tròn là tượng Trời”, “ bánh hình vuông là tượng Đất”

-Việc vua Hùng chọn Lang Liêu nối ngôi chứng tỏ vua trọng người vừa có tài có đức vừa có lòng hiếu thảo; đồng thời qua đó cũng đề cao lao động và phẩm chất sáng tạo trong lao động của nhân dân

 

Câu 4. Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

-  Câu truyện cho người đọc biết về sự tích bánh trưng bánh giầy

-  Nhắn nhủ tới con người về truyền thống cần cù lao đông của nhân dân ta

-  Giải thích phong tục làm bánh, chưng bánh giầy thờ cúng tổ tiên ngày Tết.

 

Câu truyện “Bánh trưng bánh giầy” mang nhiều ý nghĩa và nổi bật nhất là giải thích về nguồn gốc  (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh không thể thiếu trong mỗi dịp Tết truyền thống của nhân dân ta ), Tính cần cù chăm chỉ luôn biết tôn trọng đề cao giá trị lao động . Ngoài ra câu  truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, thể hiện sự thờ kính Trời , Đất . Ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian ( nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài , được thần giúp đỡ và được nối vua … )

 

LUYỆN TẬP : Bài tập SGK

 

Câu 1. Trao đổi ý kiến: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.

Ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là phản ahs thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước vơi sthais độ đề cao lao động , đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời , Đất , tổ tiên cua nhân dân ta . Tuy đó là những phong tập giản dị nhưng lại có ý nghĩa vô cùng giá trị . Bánh trưng bánh giầy đã giúp nhân dân Việt Nam ta giữ được truyền thống và đậm đà tính bản sắc riêng của dân tộc ta .

 

Câu 2. Đọc truyện Bánh chưng bánh giầy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

-   Đọc truyện Bánh chưng bánh giầy, em thích nhất chi tiết : Lang Liêu nằm mộng thấy thần  đến khuyên bảo: "Trong trời đất, không có gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con  người và ăn không bao giờ chán …”.Chi tiết này đã giúp câu truyện trở nên có ý nghĩa và hấp dẫn .tinh , hạt nào hạt nấy trong  Chi tiết này làm nổi bật sự yêu quý trân trọng  giá trị hạt gạo trân trọng công sức người lao động – những con người làm ra thứ gạo “ thơm lừng , trắng tinh , hạt nào hạt nấy tròn mẩy ,….” Trong các con vua chỉ có Lang Liêu dâng lễ hợp với ý Vua .

Bài viết gợi ý: