Soạn bài: ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN

 

  1. Định nghĩa các loại truyện:

 

Loại truyện

Định nghĩa

Truyện truyền thuyết

- Loại truyện dân gian kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử.

- Thường có yếu tố hoang đường kì ảo.

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

Truyện cổ tích

- Là loại truyện dân gian kể về một số kiểu nhân vật ( bất hạnh, dũng sĩ, thông mình, mồ côi…)

- Sử dụng yêú tố hoang đường kì ảo

- Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân vào cuộc sống công bằng hơn.

Truyện ngụ ngôn

- Loại truyện kể bằng văn vần, văn xuôi, mượn đồ vật, loài vật nói về con người.

- Khuyên nhủ, răn dạy con người bài học về cuộc sống.

Truyện cười

- Loại truyện kể về các hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

- Mỉa mai châm biếm hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

 

  1. Đọc lại các truyện dân gian trong sách giáo khoa.

 

  1. Viết lại tên những truyện dân gian theo thể loại mà em đã học và đã đọc:

 

Truyện truyền thuyết

Truyện cổ tích

Truyện ngụ ngôn

Truyện cười

Con rồng cháu tiên

Sọ Dừa

Ếch ngồi đáy giếng

Treo biển

Bánh chưng bánh dày

Thạch Sanh

Thầy bói xem voi

Lợn cưới áo mới

Thánh Gióng

Em bé thông minh

Đeo nhạc cho mèo

 

Sơn Tinh Thủy Tinh

Cây bút thần

Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng

 

Sự tích Hồ Gươm

Ông lão đánh cá và con cá vàng

   

 

  1. Trao đổi ý kiến: Các định nghĩa và từ các đã phẩm đã học, nêu và minh họa một số đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gian

Thể loại

Đặc điểm

Truyền thuyết

  • Yếu tố kì ảo hoang đường.
  • Cuộc đấu tranh chống thiên nhiên để lao động sản xuất bảo vệ cộng đồng.
  • Cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược.

Cổ tích

  • Sử dụng nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường làm cho truyện thêm li kì hấp dẫn và để câu chuyện kết thúc như mong ước của mọi người
  • Phản ánh nhiều vấn đề trong cuộc sống nhưng chủ yếu là quan hệ xã hội, đấu tranh giai cấp.

Ngụ ngôn

  • Thường dùng yếu tố ẩn dụ, nhân hóa. Dùng phương pháp tưởng tượng. Kết thúc bất ngờ.
  • Qua câu chuyện người xưa muốn răn dạy về một bài học trong cuộc sống.

Truyện cười

  • Kết cấu ngắn gọn, bất ngờ. Sử dụng yếu tố phóng đại để gây cười, mua vui.
  • Phê phán những điều trái với tự nhiên như thói hư tật xấu của người đời. Thể hiện nhận thức và thái độ của người nghe.

 

  1. Trao đổi ý kiến, so sánh sự giống và khác nhau của:
  • Truyện truyền thuyết và truyện cổ tích:
    • Giống nhau: đều thuộc văn học dân gian có sử dụng các yếu tố hoang đường kì ảo.
    • Khác nhau:
      • Truyền thuyết kể về các nhân vật lịch sử, thể hiện cách đánh giá của nhân dân với những nhân vật đó (có thể tin được khi sử dụng sự thật lịch sử)
      • Truyện cổ tích: kể về các kiểu nhân vật, phản ánh ước mơ của nhân dân về công bằng xã hội
  • Truyện ngụ ngôn và truyện cười:
    • Giống nhau: cả hai đều được xây dựng nhằm tạo ra tiếng cười, có tính giáo dục.
    • Khác nhau:
      • Truyện ngụ ngôn: mượn câu chuyện về loài vật để răn dạy con người lối sống, đạo đức…
      • Truyện cười: Tạo ra tiếng cười mỉa mai, giải trí nhằm phê phán thói hư tật xấu của con người.
  1. Tham gia hoạt động ngoại khóa của lớp.

Bài viết gợi ý: