Nhàn   

 

Câu 1 : Cách dùng số từ , danh từ trong câu thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý ? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng tác giả như thế nào ?

Lời giải chi tiết

Nguyễn Bỉnh Khiêm đã xuất hiện như một lão nông thực thụ . Nhịp thơ 2/2/3 kết hợp với những dụng cụ vô cùng giản dị “mai”, “cuốc” , “cần câu” , cho ta thấy tác giả có một cuộc sống bình dị , dân giã , tự do tự tại

Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả

Một cuộc sống bình dị khi về quê ở ẩn , sống gắn liền với những người nông dân không cần cao sang , sống hạnh phúc với trường lớp và mái nhà tranh . Tâm trạng nhàn hạ , thanh thản , không bận tâm tới cách sống của người khác

Câu 2 : Anh(chị) hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ” , chốn “lao xao” ? Quan điểm của tác giả về “dại” , “khôn” như thế nào ? Tác giả biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4 ?

Lời giải chi tiết

Nơi “vắng vẻ “ , chốn “lao xao”

Vắng vẻ : là nơi yên tĩnh của thiên nhiên , nơi thanh thản của tâm hồn , nơi sống an nhàn

Lao xao : đó là nơi của quyền , con người chen trúc , tranh dành danh lợi cho mình

Quan điểm của tác giả về “dại”, “khôn”

Tác giả tự nhận mình “dại” mặc cho miếng thế cười chê , mặc cho người khôn đến trốn lao xao . Câu thơ sử dụng cách nói ngược nghĩa . Tác giả tìm nơi vắng vẻ , thực chất là đã nhìn thấu triệt lẽ thịnh suy , nhìn thấy sự đua chen , bởi những sự đua chen , tham vọng danh lợi ở chốn lao xao , nên ông phủi tải với sự đua chen đó tìm đến cuộc sống an nhàn

Ý nghĩa nghệ thuật đối : Qua câu thơ 3 và 4 tác giả muốn khẳng định triết lí sống của mình , đồng thời mỉa mái với lối sống ham danh vọng , phú quý

Câu 3 : Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5,6 có gì đáng chú ý ? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào ? ( Quê mùa , khổ cực ? Đạm bạc mà thanh cao ? Hòa hợp với tự nhiên ?)

Phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ này ?

Lời giải chi tiết

Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5,6 đáng chú ý là

Thức ăn thu ăn măng trúc đông ăn giá

Sinh hoạt : Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao

Cuộc sống sinh hoạt  của cụ giống một người nông dân thực thụ . Mùa nào thức nấy , cho dù sinh hoạt ấy còn khổ cực , còn thiếu thốn nhưng đó là thú vui , là cuộc sống tự nhiên thong dong thảnh thơi . Cách sống thanh cao , nhẹ nhàng , bình yên

Câu 4 : Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối . Anh (chị) cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bình Khiêm ?

Lời giải chi tiết

Hai câu thơ cuối thể hiện rõ vẻ đẹp và trí tuệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nguyễn Bình Khiêm là một nhà giả thức uyên thâm , nhà thơ cho rằng công danh phú quý chỉ là giấc mơ , sẽ tan biến , nhưng nhân cách con người là mãi mãi , đó là cái nhìn của một nhân cách cao  đẹp , một trí tuệ lớn

Câu 5 : Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bình Khiêm là ?

-         Không vất vả cực nhọc

-         Không quan tâm tới xã hội , chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân

-         Xa lánh nơi quyền quý để giữ cốt cách thanh cao

-         Hòa hợp với tự nhiên

Quan niệm sống đó tích cực hay tiêu cực ? Vì sao ?

Lời giải chi tiết

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý nơi con người chen chúc giành giật , dùng mọi thủ đoạn để tranh giành tư lợi để giữ cốt cách thanh cao , hòa hợp với tự nhiên

Đó là quan niệm sống rất tích cực . Đây không phải thói sống ích kỷ , chỉ giữ những điều tốt đẹp cho riêng mình . Nguyễn Bình Khiêm một đời chính trực , sáng suốt , tính thẳng thắn dâng sớ xin vua chém mười tám tên lộng thần , nhưng không được ông đã tìm cách quy ẩn chứ không phải lánh đời vì sự thiệt thân  

  

Bài viết gợi ý: