SOẠN BÀI: TIẾNG HÁT CON TÀU
-Chế Lan Viên-
- Tìm hiểu chung
- Tác giả: Chế Lan Viên
- Trước cách mạng tháng 8
- Với tập “Điêu tàn”, thơ Chế Lan Viên được nhắc đến như một điều kinh dị. Đó là tiếng khóc nức nở, rền rĩ, là dự cảm hãi hùng về sự tan vỡ, tiêu diệt của thế giới và con người , là nỗi chán nản gay gắt đối với hiện thực. Qua đó gửi gắm niềm tiếc thương:
Trời! hỡi trời! Hôm nay ta chán hết
Những sắc màu hình ảnh của trần gian
- Chế Lan Viên đã tìm thấy thi hứng trong thế giới ma quỷ với những hình ảnh ghê rợn : sọ người, xương máu cùng yêu ma
Rồi lấy ra một khớp xương rợn trắng
Nút bao dòng huyết đẫm tanh hôi
Tìm những miếng trần gian trong tủy cạ
Rồi say sưa vang cất tiếng reo cười.
- Trước CMT8: thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa “trường thơ loạn” với giọng thơ buồn ảo não pha sắc huyền bí, kì lạ. Ông đã đi ngược thời gian bằng trí tưởng tượng của mình để phục hiện một thế giới chỉ còn trong kí ức mà thoát li thực tại
- Sau cách mạng tháng 8
Sau cách mạng, thơ Chế Lan viên trở về với cuộc sống, ngập tràn ánh sáng cách mạng. Tác giả mừng vui sà vào lòng nhân dân với niềm hân hoan khôn cùng. Thơ Chế Lan Viên giàu triết lí, suy tư, giàu trí tuệ. Có lẽ vì vậy thơ Chế Lan Viên không chỉ thiên về xúc cảm, cảm giác mà thâm nhập vào bề sâu và các bình diện của mỗi sự vật hiện tượng, đặt nó trong nhiều mối tương quan để phát hiện những ý nghĩa tiềm ẩn mới mẻ gây hứng thú và gợi suy nghĩ cho người đọc.
- Tác phẩm
- Xuất xứ
“Tiếng hát con tàu” in trong tập “Ánh sáng và phù sa” (1960). Tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 1958- 1960.
- Hoàn cảnh ra đời
Tác phẩm ra đời năm 1960, lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 1958- 1960.
- Đại ý tác phẩm
“Tiếng hát con tàu” là lời ca được cất lên bởi một hồn thơ khao khát bày tỏ tình cảm ân nghĩa, lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với nhân dân, đối với cuộc đời và cách mạng, một tâm hồn thơ tràn đầy niềm vui và khát vọng sáng tạo, tràn đầy niềm tin vào cuộc đời khi đã được giác ngộ một lẽ sống lớn của người nghệ sĩ (làm người ca sĩ của nhân dân, đem nghệ thuật phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng).
Hinh ảnh con tàu là biểu tượng cho khát vọng ra đi, đến với những chân trời mới, đến với ước mơ, ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật. Tây Bắc ở đây vừa là một vừng đất cụ thể, vừa là biểu tượng cho mọi miền tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nghĩa tình, nơi khắc ghi những kỉ niệm không bao giờ quên.
- Hướng dẫn học bài
Câu 1: (Trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Trả lời:
- Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con tàu và địa danh Tây Bắc
- Hình tượng con tàu mang ý ngĩa biểu tượng cho khát lên đường, khao khát tự do, vượt ra ngoài cuộc đời quẩn quanh để đến với cuộc sống rộng lớn, đến với nhân nhân, đến với cội nguồn của nghệ thuật
- “Tây Bắc” quả là “đâu có riêng gì Tây Bắc”, Tây Bắc là biểu tượng của cuộc sống suốt một thời gian lao, lam lũ mà ngoan cường, tình nghĩa nặng sâu. Đến với Tây Bắc là đến với một thời kháng chiến huy hoàng, Tây Bắc yêu thương ấy chính là Tổ Quốc ta.
- Tiếng hát của con tàu lên Tây Bắc được cất lên từ trái tim, từ tâm hồn người nghệ sĩ khát khao, hăm hở sôi nổi với cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với nhân dân, đến với chân trời nghệ thuật.
- Lời đề từ
- Bốn câu đề từ là biết bao yêu thương từ trong tâm khảm nhà thơ dành cho Tổ quốc, dành cho cuộc đời- nguồn nhựa sống bất tận của thi ca. Lời đề từ bao quát cảm hứng chủ đạo toàn bài thơ chứa bao khát khao, nỗi niềm của tác giả. Cách đặt câu hỏi tu từ một cách trí tuệ đã gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Câu 2: (Trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Trả lời:
Bố cục bài thơ: 3 đoạn
- Đoạn 1 (hai khổ thơ đầu): Lời giục giã, kêu gọi lên đường.
- Đoạn 2 (chín khổ tiếp theo): Niềm hạnh phúc, gợi lại những kỉ niệm trong những năm tháng kháng chiến cùng với nhân dân
- Đoạn ba (còn lại): Khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng, say mê.
=> Bố cục 3 phần đã thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức khi đến với ngọn nguồn cách mạng.
Câu 3: (Trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Trả lời:
Niềm vui sướng lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa,
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Đại từ nhân xưng ở đây là “con” cho thấy sự gắn bó khăng khít, máu thịt giữa nhân vật trữ tình với nhân dân. Tình cảm ấy bình dị, thân thương như dòng suối, như mùa xuân đất nước, như ánh mắt trẻ thơ mà thiêng liêng biết chừng nào, tình cảm ấy khiến tác giả phải nghẹn ngào xúc động. Giêng hai với tiết trời ấm áp của mùa xuân đem đến sức sống cho cây cối đơm bông ; chim én vượt qua cả mùa đông giá lạnh đã đến ngày được gặp lại mùa xuân để tung cánh giữa bầu trời tự do; và hình ảnh của trẻ thơ đói lòng gặp sữa, chiếc nôi ngừng gặp cánh tay đưa, tất cả đã góp phần làm ngời lên một ý nghĩa, đó là sự gắn bó không thể chia tách, sự hòa hợp tuyệt đối giữa nhân vật trữ tình và nhân dân.
Qua cách biểu hiện của Chế Lan Viên, hình ảnh nhân dân thật lớn lao, cao cả. Cách ví von, so sánh của Chế Lan Viên ở đây hàm chứa một sự độc đáo vô cùng.
Câu 4: (Trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Trả lời:
Nhân dân Tây Bắc trong hoài niệm của tác giả là những con người chịu thương chịu khó, anh dũng, nghĩa tình, gắn bó khăng khít với kháng chiến, với cách mạng.
Đó là em bé liên lạc dũng cảm , còn nhỏ nhưng đầy trách nhiệm và tận tụy với công việc, hết lòng vì Tổ quốc: “Mười năm trời chư mất một phong thư”
Đó là người anh du kích hiện lên với sự hi sinh cao cả: “chiếc áo nâu suốt một đời vá rách, đêm cuối cùng anh gửi lại cho con”
Đó là người “mế” – bà mẹ nuôi quân ân cần. Tuy chẳng phải máu mủ nhưng “mế” lại yêu thương, chăm sóc các chiến sĩ suốt một mùa dài.
Đó là cô gái Tây Bắc ấm áp với hương thơm thoang thoảng của “vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng”. Tình yêu thương con người dần trở thành tình yêu đôi lứa.
Những câu thơ ăm ắp kỉ niệm từ niềm hoài niệm về nhân dân của nhà thơ . Cách xưng hô của chủ thể trữ tình: anh con, em con, mế,… bộc lộ một tình cảm thân tình, ruột thịt với những con người đã từng gắn bó mật thiết với mình trong những năm kháng chiến .
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu đương
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn !
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương .
Khổ thơ là tấm lòng nhà thơ trải dài theo nỗi nhớ. Đó là nỗi nhớ về những bản làng điệp trùng mây núi .Đọc những câu thơ này, có thể thấy được sự sự rung động vừa sâu sắc, vừa say mê, mãnh liệt của một hồn thơ trong giây phút bừng sáng của sự giác ngộ một chân lí đời sống và cũng là chân lí của nghệ thuật : phải trở về thuỷ chung gắn bó với nhân dân.
Câu 5: (Trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Trả lời:
Những câu thơ thể hiện chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu đương
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn !
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương .
Câu 6: (Trang 146 sgk ngữ văn 12 tập 1)
Trả lời:
Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên hấp dẫn người đọc một phần là ở nghệ thuật sáng tạo hình ảnh.
- Sự phong phú, đa dạng trong việc sáng tạo hình ảnh:
+ Hình ảnh thực với chi tiết cụ thể (hình ảnh "mế", hình ảnh người du kích, em liên lạc, …)
+ Hình ảnh biểu tượng (con tàu, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân, …)
+ Hình ảnh tượng tưởng (con tàu mộng tưởng, mỗi đêm khuya uống một vầng trăng, …)
- Sử dụng đa dạng các phương thức sáng tạo hình ảnh như: ẩn dụ, so sánh,…
- Hình ảnh thường được tổ chức thành từng chuỗi liên kết, tiếp nối, bổ sung nhằm khắc sâu ý tưởng, cảm xúc, thể hiện chất suy tưởng, triết lí có một không hai ở Chế Lan Viên.