SOẠN VĂN: TIẾNG GÀ TRƯA

                                                                                               Xuân Quỳnh

Câu 1 (trang 151- sgk ngữ văn 7 tập 1)

  • Cảm hứng của tác giả được khơi gợi từ tiếng gà trưa nhảy ổ trên đường hành quân xa.
  • Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa, tiếng gà đã gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ
  • Mạch cảm xúc tự nhiên mà đầy sức gợi. Từ tiếng gà cục tác đến những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu cùng khắc sâu tình yêu đất nước quê hương.

Câu 2 (trang 151- sgk ngữ văn 7 tập 1)

         Những hình ảnh và kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ được tiếng gà trưa gợi lại:

  • Những con gà mái mơ, mái vàng
  • Ổ trứng hồng đẹp xinh, một kỉ niệm thời thơ dại tò mò xem gà đẻ trứng nên đã bị bà mắng.
  • Tiếng gà trưa đặc biệt đã gợi lại hình ảnh người bà giàu lòng yêu thương, luôn luôn đùm bọc chắt chiu chăm lo trọn lòng cho cháu nhỏ và niềm mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được bộ quần áo mới  có từ tiền bán gà. Ước mong tươi đẹp hồn nhiên ấy đi vào cả trong giấc ngủ của tuổi thơ.
  • Qua đây ta thấy được tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một đứa trẻ và sự quý trọng yêu thương đối với bà của mình.

Câu 3 (trang 151- sgk ngữ văn 7 tập 1)

  • Hình ảnh người bà chịu thương chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ trong cuộc sống nhiều vất vả, lo toan. ( Bà lo lắng khi cháu nhìn gà đẻ, sợ cháu bị lang mặt, bà chắt chiu từng quả trứng mua cho cháu bộ quần áo mới)

         - Tình cảm bà cháu sâu nặng, thắm thiết. Bà tần tảo, chắt chiu lo cho cháu, cháu yêu thương, quý trọng, biết ơn bà.

 Câu 4 (trang 151- sgk ngữ văn 7 tập 1)

  - Cách gieo vần trong bài thơ rất linh hoạt. Phần lớn vần trong bài thơ là vần cách, có khi không chú trọng đến việc đúng vần mà chỉ cần giữ âm điệu. Dù vậy, đọc bài thơ lên nghe vần rất hài hoà trong mạch cảm xúc của tác giả.

- Các câu thơ trong bài đều gồm 5 tiếng, riêng câu thơ Tiếng gà trưa (lặp lại mở đầu các khổ thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ bảy) là chỉ có 3 tiếng. Đây cũng là cách tác giả:

-  Tạo nên điểm nhấn về cảm xúc.

-  Sau mỗi câu thơ Tiếng gà trưa là tác giả lại nhớ về một hình ảnh, một kỉ niệm quen thuộc.

- Gợi lên hình ảnh cuộc sống bình yên nơi nơi làng quê yêu dấu

- Ngoài ra các câu thơ này còn giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến cho những kỉ niệm và hình ảnh thơ luôn da diết, nồng nàn.

 

 

 



 

 

Bài viết gợi ý: