I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN.

1.Sự nóng chảy và sự đông đặc:

- Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy.Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.

- Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.

- Trong suốt thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật không thay đổi.

- Có một số chất như: Thuỷ tinh, nhựa đường... khi bị đun nóng thì mềm dần ra rồi nóng chảy dần trong khi nhiệt độ vẫn tiếp tục tăng.

2. Sự bay hơi và sự ngưng tụ:

- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.

- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng chất lỏng.

II. BÀI TẬP

A. Một số dạng bài và các ví dụ.

1. Dạng bài xác định một chất tồn tại ở thể nào.

Giải các bài tập dạng này cần chú ý:  Khi nhiệt độ của một chất thấp hơn nhiệt độ nóng chảy thì chất đó tồn tại ở thể rắn.

Ví dụ 1: Nước ở nhiệt độ -40c tồn tại ở thể nào?

Trả lời:

Nước ở -40c tồn tại ở thể rắn (Nước đá) vì nhiệt độ nóng chảy (Đông đặc) của nước là: 00c.

2. Dạng bài về tốc độ bay hơi.

Để giải các bài tập dạng này ta cần nắm vững tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào.

 Ví dụ 2: Tốc độ bay hơi của nước đựng trong một chiếc cốc càng lớn khi nào?

A. Khi nước trong cốc càng nhiều

B. Nước trong cốc càng nóng.

C. Nước trong cốc càng ít.

D. Nước trong cốc càng lạnh.

Trả lời:

Vì tốc độ bay hơi tăng theo nhiệt độ nên câu B là đúng.

 3. Dạng bài phương pháp tìm hiểu các hiện tượng vật lí.

 Ví dụ 3: Phải thực hiện các thao tác nào trong các thao tác sau đây để kiểm tra tác động của nhiệt độ lên tốc độ bay hơi của nước?

a. Lấy hai đĩa nhôm có lòng đĩa như nhau.

b. Đổ vào hai đĩa những lượng nước bằng nhau.

c. Đặt một đĩa ở trong phòng không có gió, một đĩa ở ngoài trời có gió.

d. Đặt cả hai đĩa ở trong phòng không có gió.

e. Đốt nóng cả hai đĩa.

f. Chỉ đốt nóng một đĩa.

Trả lời:

Phải thực hiện các thao tác: a, b, d, f.

Thao tác a,b để đảm bảo mặt thoáng của nước ở hai đĩa bằng nhau.

Thao tác d để loại trừ tác động của gió.

Thao tác f để tìm hiểu tác động của nhiệt độ.

4. Dạng bài vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian và từ đường biểu diễn này rút ra kết luận về sự chuyển thể.

* Vẽ đường biểu diễn cần lưu ý:

- Trục nằm ngang ghi giá trị thời gian theo giây, phút, giờ... tuỳ theo từng bài.

(Hầu hết các bài ở lớp 6 đều ghi theo phút, gốc của trục này là phút 0).

- Trục thẳng đứng ghi giá trị nhiệt độ theo 0c. Gốc của trục này ghi nhiệt độ ở phút 0.

- Để rút ra nhận xét cần lưu ý:

+ Nếu đường biểu diễn là đường nằm ngang thì nhiệt độ không thay đổi theo thời gian.

+ Nếu đường biểu diễn là đường nằm nghiêng hướng lên trên thì nhiệt độ tăng theo thời gian.

+ Nếu đường biểu diễn là đường thẳng nằm nghiêng hướng xuống dưới thì nhiệt độ giảm theo thời gian.

* Ví dụ 4:

Hãy dựa vào đường biểu diễn sự thay đổi  nhệt độ theo thời gian của băng phiến vẽ ở hình bên để trả lời các câu hỏi sau (Bỏ qua sự bay hơi của băng phiến) :

                                                            

a. Băng phiến nóng chảy trong khoảng thời gian nào?

b. Băng phiến tồn tại hoàn toàn ở thể rắn trong khoảng thời gian nào?

c. Băng phiến tồn tại cả ở thể rắn và thể lỏng trong khoảng thời gian nào?

d. Băng phiến tồn tại hoàn toàn ở thể lỏng trong khoảng thời gian nào?

Trả lời:

a. Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15.

b. Năm phút đầu và 5 phút cuối.

c.Từ phút thứ 5 đến phút thứ 15 và từ phút thứ 25 đến phút thứ 35.

d. Từ phút thứ 15 đến phút thứ 25

B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN.

Bài 1:  Nếu thả một miếng thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc có nóng chảy không?

Bài 2: Sắt dùng trong kĩ thuật ở trạng thái nào khi nhiệt độ của nó là 1000c?

Bài 3: Khi đun nước ta thấy " Khói" toả ra từ vòi ấm. Đó có phải là hơi nước không? Tại sao chỉ nhìn thấy khói ở gần vòi ấm mà không nhìn thấy khói ở xa vòi ấm?

Bài 4: Trong hơi thở của người bao giờ cũng có hơi nước. Tại sao chỉ nhìn thấy hơi thở vào những ngày trời lạnh?

Bài 5: Hình vẽ bên biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá đựng trong một cốc được đun nóng liên tục.

                                                            

a. Có hiện tượng gì xảy ra trong cốc trong khoảng thời gian:

+ Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2.

+ Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6.

+ Từ phút thứ 6 đến phút thứ 8.

b. Trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 nước tồn tại ở thể nào?

Bài 6:

Quan sát nước đá lấy từ tủ lạnh ra người ta thấy:

- Nhiệt độ ban đầu của nước đá là -50c.

- Thời gian từ khi lấy ra khỏi tủ lạnh đến khi nước đá bắt đầu nóng chảy là 1 phút.

- Thời gian nước đá nóng chảy là 7 phút.

- Thời gian từ khi nóng chảy hết đến khi nước có nhiệt độ 100c là 4 phút.

a. Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

b. Đoạn nằm ngang, đoạn nằm nghiêng tương ứng với quá trình nào? 

Bài 7: Hai cốc A và B đều chứa cùng một lượng nước. Cốc A được đậy kín. Nếu để cả hai cốc ra ngoài nắng trong cùng một thời gian thì lượng nước:

                                                    

A.Trong cốc A sẽ nhiều hơn trong cốc B.

B.Trong cốc B sẽ nhiều hơn trong cốc A.

C. Trong hai cốc đều không thay đổi.

D. Trong hai cốc đều giảm như nhau.

Bài 8: Để tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến tốc độ bay hơi,Nam làm thí nghiệm như sau :

- Đặt hai cốc nước giống nhau, một cốc trong nhà và một cốc ngoài trời nắng.

- Cốc trong nhà được thổi bằng quạt máy còn cốc ngoài trời thì không.

- Sau một thời gian Nam đem so sánh lượng nước còn lại ở hai cốc để xem gió có làm cho nước bay hơi nhanh lên không.

Hãy chỉ ra sai lầm của Nam?

 Bài 9: Tại sao nước đá đặt trong ngăn đá của tủ lạnh thì không tan, nhưng nếu đem ra ngoài thì nước đá sẽ tan?

Bài 10: Tại sao khi phơi những tấm ván mới xẻ từ thân cây, tấm ván thường bị cong?

Bài 11: Lấy một lon nước ngọt từ tủ lạnh ra và đặt trong một phòng ấm. Sau một thời gian thấy những giọt nước lấm tấm ở ngoài thành lon. Để một lúc những giọt nước lấm tấm này biến mất. Hãy giải thích tại sao?

Bài 12: Hiện tượng nước dập tắt lửa có liên quan đến hiện tượng vật lí nào? Hãy giải thích?

 C.ĐÁP ÁN:

Bài 1: Nhiệt độ nóng chảy của thiếc là: 2320c, của chì là: 3270c. Do đó thả thiếc vào chì đang nóng chảy thì thiếc cũng nóng chảy.

Bài 2: Trạng thái rắn, vì nhiệt độ nóng chảy của sắt là 15250c.

Bài 3: Đó không phải là hơi nước mà là những giọt nước rất nhỏ do hơi nước từ trong ấm bay ra gặp lạnh ngưng tụ tạo thành. Khi bay ra xa những giọt nước nhỏ này lại bay hơi vào không khí nên mắt ta không nhìn thấy được.

Bài 4: Khi gặp lạnh hơi nước trong hơi thở ngưng tụ thành những giọt nước rất nhỏ nên mắt ta nhìn thấy được.

Bài 5:

a. - Từ phút thứ 0 đến phút thứ 2, nước đá nóng lên.

- Từ phút thứ 2 đến phút thứ 6, nước đá nóng chảy.

- Từ phút thứ 6 đến phút thứ 8, nước nóng lên.

b. Trong khoảng thời gian từ phút thứ 2 đến phút thứ 6 nước tồn tại ở thể rắn , lỏng, và hơi.

Bài 7: Vì được đậy kín nên hơi nước ở cốc A không bay đi được mà ngưng tụ thành nước. Như vậy trong cốc A đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ . Nếu được đậy thật kín thì có bao nhiêu nước bay hơi thành hơi nước thì lại có bấy nhiêu hơi nước ngưng tụ thành nước, kết quả là nước trong cốc A không giảm. Nếu cốc đậy không thật kín có một phần hơi nước bay ra ngoài , thì nước trong cốc giảm nhưng giảm chậm hơn nước trong cốc B.

Câu A đúng.

Bài 8: Muốn tìm hiểu ảnh hưởng của gió đến tốc độ bay hơi của chất lỏng , thì chỉ giữ yếu tố gió khác nhau trong các thí nghiệm , còn các yếu tố khác đều giữ giống nhau trong các thí nghiệm. Do đó , việc để một cốc trong nhà , một cốc ngoài nắng là đã làm cho yếu tố nhiệt độ của chất lỏng khác nhau . Đó là sai lầm của Nam.

Bài 9: Vì không khí trong ngăn đá của tủ lạnh luôn luôn được duy trì 00c hoặc thấp hơn, còn không khí ở bên ngoài thì có nhiệt độ cao hơn.

Bài 10: Mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước trong gỗ sẽ bốc hơi nhanh và khô đi, mặt dưới gỗ khô chậm hơn. Vì vậy mặt gỗ tiếp xúc với ánh nắng sẽ co lại nhiều hơn. Do đó tấm ván bị cong đi.

Bài 11: Hơi nước có sẵn trong không khí , gặp thành lon nước ngọt đang lạnh nên ngưng tụ thành những giọt sương. Khi nước trong lon hết lạnh, các giọt sương này lại bay đi.

Bài 12: Hiện tượng nước dập tắt lửa có liên quan đến sự bay hơi.

Chúng ta biết: Muốn cháy thì phải có không khí. Khi đổ nước vào ngọn lửa , nước bay hơi rất nhanh, hơi nước gặp nóng dãn nở, đẩy không khí gần ngọn lủa ra xa. Lửa tắt vì thiếu không khí.

Bài viết gợi ý: