Trong biển trời mênh mông của kiến thức mỗi con người chúng ta không bao giờ có thể nắm bắt được hết lượng kiến thức khổng lồ đó. Có lẽ vậy mà chúng ta luôn luôn phải tự trau dồi hơn nữa những kiến thức để có thể tích lũy vốn hiểu biết cho bản thân. Chúng ta có thể xấu hổ vì lượng kiến thức hạn hẹp của chính chúng ta nhưng đồng thời còn xấu hổ hơn, tai hại hơn khi chúng ta tỏ ra biết những thứ ta chhua có tìm hiểu và biết về nó. Để bàn về vấn đề này cũng đã có ý kiến nêu ra cụ thể như sau “Chúng ta không xấu hổ vì không biết hết mọi thứ , nhưng thật xấu hổ và tai hại vì vờ biết cái mà ta không biết”.
Qua ý kiến nhận xét trên đó là “Chúng ta không xấu hổ vì không biết hết mọi thứ , nhưng thật xấu hổ và tai hại vì vờ biết cái mà ta không biết”. Vậy thì như thế nào gọi là xấu hổ? Xấu hổ là một trạng thái cảm xúc của con người trước một hiện tượng nào đó khi ta nhìn vào thấy hổ thẹn vì không được như ta mong muốn. còn hiểu biết thì dễ định nghĩa hơn đó chỉ là những điều, những kiến thức ta đã được thông qua và hiểu về vấn đề đó nó là như thế nào. Còn với từ “tai hại” ta hiểu được đó chính là những kết quả không mong muốn của một sự việc nào đó dẫn đến. Và đây là kết quả không một ai mong muốn. Có thể thấy được rằng chính con người không thể biết hết mọi thứ nên sẽ không có gì phải thiếu tự tin, ngại ngùng khi có điều ta chưa biết. Nhưng nếu cái mình chưa hiểu biết mà cố tỏ ra thông hiểu thì sẽ khiến người khác coi thường và người khác cũng sẽ cười chê và gây ra bao tổn hại cho bản thân mình.
Ta như thấy được ý kiến quan điểm được nêu ra ở trên hoàn toàn là một quan điểm đúng. Có thể nói rằng chính trong cuộc sống, tri thức là vô hạn, đời người lại có hạn về không gian cũng như là về cả khoảng thời gian sống, về sự dung chứa tri thức của bộ não…, trong khi kiến thức quý báu của nhân loại ngày một bùng nổ, vì vậy một người không thể biết hết mọị thứ. Và cũng chính trong thực tế cũng không có ai chê cười một người không biết hết tất cả mọi điều được. Chính vì vật mà Leenin cũng đã từng có câu “Học, học nữa, học mãi” là bởi vậy, chúng ta học cả đời cũng không sao mà hết được kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Cho nên con người sống trên đời luôn luôn làm giàu những kiến thức của chính bản thân chúng ta. Chúng ta không có gì phải ngượng ngùng, tự ti với mọi tất cả mọi người về điều mình chưa biết. Bởi ai ai cũng không thể nào mà toàn diện được, không phải ai cũng có thể biết được hết những vốn tri thức kia.
Và quả không sai nếu điều mình chưa biết mà cố tỏ ra biết thì mọi người sẽ dễ nhận ra và đồng thời cũng đã tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ. Hơn nữa, cố tỏ ra biết sẽ khiến mình trở thành kẻ thiếu khiêm tốn, không có ý thức học hỏi vươn lên thì chắc chắn rằng những kết cục sẽ mãi chẳng thể “trưởng thành. Cố tỏ ra biết điều chưa biết cũng hình thành được lên những tính cách dối trá, lừa lọc, đánh mất niềm tin của mọi người….
Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại vì ta như biết được rằng không phải vì con người không thể biết hết mọi thứ mà cũng có thể như tự bằng lòng với bản thân, không nỗ lực vươn lên. Bởi nếu không nỗ lực để vươn lên trong học tập chiếm lĩnh tri thức thì chúng ta sẽ tụt hậu, yếu kém. Cũng có lúc thì con người cũng đã phải mạo hiểm dẫn bước vào lĩnh vực chưa biết để thâm nhập, khám phá cũng như phải để tìm tòi biến thành sự hiểu biết của mình. Vì lý do cũng không vì chưa thấu đáo một vấn đề nào đó mà tự ti, ngại ngùng mà dường như lại không dám động chạm đến vấn đề đó. Trao đổi, bàn bạc, cũng như hãy thảo luận với mọi người là cách ta làm cho những gì mình còn chưa thấu đáo trở nên thông suốt hơn…đó chính là một việc mà chính chúng ta lên làm.
Bài học cho chúng ta qua quan niệm này đó chính là bạn hãy thật mạnh dạn, tự tin tiếp cận những tri thức mới lạ, không ngại ngùng giấu dốt. Hơn nữa bạn hãy nhớ tuyệt đối bạn không ba hoa, khoe khoang, tỏ ra mình là người hiểu biết ở được ở những cái mình chưa thật sự hiểu biết hoặc hiểu biết chưa thấu đáo. Luôn luôn phải có ý thức phấn đấu vươn lên chiếm lĩnh tri thức của nhân loại chứ không được mặc định, ngại khó, ngại khổ mà không dám dấn thân.
Ngay cả bản thân của chính chúng ta cũng vậy, chúng ta hãy tự lượng sức mình luôn luôn học tập cũng như phát huy các thế mạnh của mình. Bởi kiến thức nhân loại quá rộng nhưng không có nghĩ mình bỏ qua không học, hãy học thật tốt và đễ tự tin với những kiến thức mà mình biết. Chức đừng bao giờ tỏ vẻ những điều mình không biết rồi lại nói như “thánh phán” sẽ gây ra những tác hại, những hậu quả khôn lường trước được.
Qua ý kiến trên ta thấy được con người luôn luôn phải cố gắng hoàn thiện bản thân, không nên giấu dốt mà có thể nói bừa những việc mình không biết điều này gây ra nhiều tác hại lớn.
Nguyễn Thị Trang
Lớp 12C5 – Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Điện Biên