HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

1- Đọc ba bài văn tả cây cối: Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo. 
a) Tác giả mỗi bài văn đã quan sát như sau:

- Đối với bài Sầu riêng: 
+ Tác giả đã tả bao quát cây sầu riêng và những đặc sắc của cây sầu riêng.
+ Tiếp đó, tác giả tả hoa và trái sầu riêng.

+ Cuối cùng là tả thân, cành, lá sầu riêng.

- Đối với bài Bãi ngô:

+ Quan sát tả cây ngô từ lúc ngô còn nhỏ đến lúc ngô trưởng thành.

+ Tiếp đó, tả cây ngô ra hoa và bắp non,

+ Cuối cùng là tả cây ngô lúc thu hoạch.

- Đối với bài: Cây gạo;

+ Quan sát tả cây gạo vào thời điểm cây ra hoa.

+ Tiếp đó, tả cây gạo thời điểm hoa tàn.

+ Cuối cùng tả cây gạo vào lúc quả chín.

2- Tác giả đã quan sát cây bằng những giác quan:

- Mắt nhìn.

- Mũi ngửi.

- Lưỡi nếm.

- Tai nghe.

3- Trong ba bài văn nói trên có:

- Hai bài Sầu riêng và Bãi ngô miêu tả một loài.

- Một bài Cây gạo miêu tả một cây cụ thể.

4- So sánh sự giống và khác nhau trong miêu tả.

a) Giống: Đều phải sử dụng các giác quan để quan sát. Khi tả đều sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa tạo cho việc miêu tả được sinh động, gợi hình, gợi tả cao. 
b) Khác: Tả cả loài thì cần chú ý đến các đặc điểm có tính đặc trưng chung của loài để phân biệt loài này với loài kia. 
Tả một cây cụ thể thì tập trung phát hiện những đặc điểm riêng của cây đó nhằm phân biệt cây này với cây kia trong cùng một loài. 

Bài viết gợi ý: