CHỦ ĐỀ 1 : TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ

I. LÝ THUYẾT            

1. Công thức đạo hàm

2. Tính đơn điệu của hàm số

a. Định nghĩa : Cho hàm số y = $f(x)$ xác định trên K

  • Hàm số  y = $f(x)$ đồng biến trên K nếu  $\forall {{x}_{1}},{{x}_{2}}\in K:{{x}_{1}}<{{x}_{2}}\Rightarrow f({{x}_{1}})$
  • Hàm số  y = $f(x)$ nghịch biến trên K nếu  $\forall {{x}_{1}},{{x}_{2}}\in K:{{x}_{1}}<{{x}_{2}}\Rightarrow f({{x}_{1}})>f({{x}_{2}})$

 Chú ý : K là một khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng.

b. Định lý : Cho hàm số y = $f(x)$ xác định trên K

  • Nếu  $f'(x)>0,\text{ }\forall x\in K$ thì  hàm số $f(x)$ đồng biến trên K
  • Nếu  $f'(x)<0,\text{ }\forall x\in K$ thì  hàm số $f(x)$ nghịch biến trên K

c. Định lý mở rộng : Giả sử hàm số $y=f(x)$ có đạo hàm trên K

  • Nếu $f'(x)\ge 0,\text{ }\forall x\in K$  và $f'(x)=0$ chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số đồng biến trên K
  • Nếu $f'(x)\le 0,\text{ }\forall x\in K$  và $f'(x)=0$ chỉ tại một số hữu hạn điểm thì hàm số nghịch  biến trên K
  • Nếu  $f'(x)=0,\forall x\in K$ thì $f(x)$ không đổi trên K

II. VÍ DỤ MINH HỌA

Dạng 1 : Xét tính đơn điệu (đồng biến, nghịch biến) của hàm số

Quy tắc :

  • Tìm tập xác định của hàm số
  • Tính đạo hàm $f'(x)$. Tìm các điểm ${{x}_{i}}(i=1,2,...,n)$ mà tại đó đạo hàm bằng 0 hoặc không xác định
  • Lập bảng biến thiên
  • Nêu kết luận về các khoảng đồng biến và nghịch biến của hàm số

 

Ví dụ 1 : Xét tính đồng biến, nghịch biến của hàm số sau :

a) $y={{x}^{3}}-6{{x}^{2}}+9x-4$                                                        b) $y=\frac{x-2}{x+1}$

Lời giải :

a) TXĐ : $D=\mathbb{R}$

$y'=3x^2-12x+9\Rightarrow y'=0\Leftrightarrow x^2-4x+3=0\Leftrightarrow x=1$ hoặc $x=3$

Kết luận :

  • Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( -\infty ;1 \right)$ và $(3;+\infty )$
  • Hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( 1;3 \right)$.

b) TXĐ : $D=\mathbb{R}\backslash \left\{ -1 \right\}$

$y'=\frac{3}{{{\left( x+1 \right)}^{2}}}>0\forall x\ne -1$   

Kết luận : Hàm số đồng biến trên khoảng $\left( -\infty ;-1 \right)$ và $(-1;+\infty )$

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1. Xét tính đồng biến , nghịch biến của hàm số :

    a.  $y=-\frac{1}{3}{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-5x+3$             b.  $y={{x}^{3}}-3{{x}^{2}}+3x+5$          c.  $y={{x}^{3}}+{{x}^{2}}+2x-3$

    d.  $y=-{{x}^{3}}+3{{x}^{2}}+2$                  e.  $y=-\frac{1}{3}{{x}^{3}}+{{x}^{2}}-x+4$        f.  $y=-{{x}^{3}}+2{{x}^{2}}-x+2$

    g.  $y={{x}^{3}}-{{x}^{2}}-5x+2$                h. $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}-{{x}^{2}}+x-5$          

Bài 2. Xét tính đồng biến , nghịch biến của hàm số :

    a. $y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}+5$                      b.  $y={{x}^{4}}+3{{x}^{2}}-4$                c. $y=-{{x}^{4}}+4{{x}^{2}}+3$

    d. $y=\frac{1}{4}{{x}^{4}}-2{{x}^{2}}+1$                   e.  $y={{x}^{2}}-\frac{1}{4}{{x}^{4}}$                     f. $y=-{{x}^{4}}-5{{x}^{2}}+1$

    g. $y=-3{{x}^{4}}+4{{x}^{3}}+1$                  h.   $y={{\left( x+1 \right)}^{3}}\left( 5-x \right)$            i.  $y={{\left( x+2 \right)}^{2}}{{\left( x-3 \right)}^{3}}$

Bài 3. Xét tính đồng biến , nghịch biến của hàm số :

     a. $y=\frac{{{x}^{2}}+x+2}{x-1}$              b.  $y=\frac{2x+1}{x-3}$              c.  $y=1+\frac{3}{x+2}$             d. $y=\frac{3x+4}{1-x}$

     e.  $y=\frac{x+1}{{{x}^{2}}+8}$             f.  $y=\frac{{{x}^{2}}-2x+2}{x-1}$        g.  $y=\frac{{{x}^{2}}+x-5}{x+1}$         

Dạng 2 : Tìm điều kiện của m để hàm số đồng biến, nghịch biến trên một khoảng K cho trước.

Phương pháp  : Xét hàm số $y=f(x)$ trên K

  • Tính $f'(x)$
  • Nêu điều kiện của bài toán :
  • Hàm số đồng biến trên K $\Leftrightarrow f'(x)\ge 0,\forall x\in K$
  • Hàm số nghịch biến trên K $\Leftrightarrow f'(x)\le 0,\forall x\in K$
  • Từ  điều kiện trên sử dụng các kiến thức về dấu của nhị thức bậc nhất, tam thức bậc hai để  tìm m

     Ø CHÚ Ý : Cho hàm số $f(x)=a{{x}^{2}}+bx+c,(a\neq 0)$

  • $f(x)\geq 0,\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a>0 & \\ \Delta \leq 0& \end{matrix}\right.$
  • $f(x)\leq 0,\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a<0 & \\ \Delta \leq 0& \end{matrix}\right.$ 

 

Ví dụ 2 :  Tìm m để hàm số  : $y=\frac{1}{3}{{x}^{3}}+m{{x}^{2}}+4x-10$ đồng biến trên $\mathbb{R}$

Lời giải :

Ta có : $y'={{x}^{2}}+2mx+4$

Để hàm số đồng biến trên R thì ${{x}^{2}}+2mx+4\geq 0,\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} 1>0 & \\ \Delta '=m^2-4\leq 0& \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow m\in \left[ -2;2 \right]$

Ví dụ 3 : Cho hàm số $y=-\frac{{{x}^{3}}}{3}+2{{x}^{2}}-mx+1$. Xác định m để :

  1. Hàm số nghịch biến trên trên tập xác định của nó
  2. Hàm số nghịch biến với mọi  $x>1$

Lời giải :

 

a) Ta có : $y'=-{{x}^{2}}+4x-m$

Để hàm số nghịch biến trên R thì ${-{x}^{2}}+4x-m\leq 0,\forall x\in \mathbb{R}\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} -1<0 & \\ \Delta '=4-m^2\leq 0& \end{matrix}\right.$

$\Leftrightarrow m\geq 2\vee m\leq -2$

b) $y'=-{{x}^{2}}+4x-m,\Delta '=4-{{m}^{2}}$

  • Nếu $\Delta '\leq 0\Leftrightarrow m\geq 2\vee m\leq -2$ thì hàm số luôn nghịch biến trên R
  •  

Kết luận : Với $m\geq 2\vee m\leq -2$ thì hàm số nghịch biến với mọi $x>1.$

 

BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1. Cho hàm số $y=\frac{{{x}^{3}}}{3}-2m{{x}^{2}}+4mx+2$. Xác định m để :

  1. Hàm số đồng biến trên miền xác định
  2. Hàm số đồng biến trên khoảng  $\left( -\infty ;0 \right)$

Bài 2. Tìm m để hàm số  $y=\frac{1-m}{3}{{x}^{3}}-2(2-m){{x}^{2}}+2(2-m)x+5$ nghịch biến trên $\mathbb{R}$

 

Bài 3. Cho hàm số $f(x)=\frac{\cot x-1}{m\cot x-1},$ với $m$ là tham số. Tìm tất cả các giá trị thực của tham số $m$ sao cho hàm số nghịch biến trên khoảng $\left( 0;\frac{\pi }{3} \right).$

 

Chúc các bạn học tốt, thân!

 

Bài viết gợi ý: