PHƯƠNG PHÁP GIẢI HÌNH HỌC TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

A/Lý thuyết

I/Tích có hướng của 2 vecto

1.Định nghĩa

Trong hệ trục Oxyz, cho hai vecto $\overrightarrow{u}(a;b;c)$ và $\overrightarrow{v}(a';b';c')$ khi đó tích có hướng của $\overrightarrow{u}$ và $\overrightarrow{v}$ được xác định như sau

2.Tính chất

a. $\overrightarrow{u}\bot \overrightarrow{v}\Leftrightarrow \overrightarrow{u}.\overrightarrow{v}=0$

b. $\overrightarrow{u}$ và$\overrightarrow{v}$ cùng phương $\Leftrightarrow \left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{v} \right]=0$

c. $\overrightarrow{u},\overrightarrow{v},\overrightarrow{\text{w}}$ đồng phẳng $\Leftrightarrow \left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{v} \right].\overrightarrow{\text{w}}=0$

II/ Các phương trình

1.Phương trình mặt phẳng:

Mặt phẳng (P) đi qua điểm ${{M}_{0}}({{x}_{0}};{{y}_{0}};{{z}_{0}})$ với vecto pháp tuyến $\overrightarrow{n}(A;B;C)$ có phương trình:

$A(x-{{x}_{0}})+B(y-{{y}_{0}})+C(z-{{z}_{0}})=0$

2.Phương trình đường thẳng:

Cho đường thẳng d đi qua điểm ${{M}_{0}}({{x}_{0}};{{y}_{0}};{{z}_{0}})$ và có vecto chỉ phương $\overrightarrow{u}(a;b;c)$ . Khi đó:

+Phương trình tham số của d là:

+Phương trình chính tắc của d là: $\frac{x-{{x}_{0}}}{a}=\frac{y-{{y}_{0}}}{b}=\frac{z-{{z}_{0}}}{c}$ $(abc\ne 0)$

3/Phương trình mặt cầu

Mặt cầu tâm $I({{x}_{0}};{{y}_{0}};{{z}_{0}})$ bán kính R có phương trình

${{(x-{{x}_{0}})}^{2}}+{{(y-{{y}_{0}})}^{2}}+(z-{{z}_{0}})={{R}^{2}}$

Hoặc

${{x}^{2}}+{{y}^{2}}+{{z}^{2}}-2ax-2by-2cz+d=0$ có tâm $(a;b;c)$ bán kính $R=\sqrt{{{a}^{2}}+{{b}^{2}}+{{c}^{2}}-d}$

III/Vị trí tương đối của 2 đường thẳng


+ $\left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{u'} \right]=\overrightarrow{0}$ : d và d’ song song hoặc trùng nhau

-         ${{M}_{0}}\in d'$ : d và d’ trùng nhau

-         ${{M}_{0}}\notin d'$ : d và d’ song song

+ $\left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{u'} \right]\ne 0$ : d và d’ cắt nhau hoặc chéo nhau

-         $\left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{u'} \right].\overrightarrow{M{{M}_{0}}}=0$ : d và d’ cắt nhau

-         $\left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{u'} \right].\overrightarrow{M{{M}_{0}}}\ne 0$ : d và d’ chéo nhau

2. Vị trí tương đối của hai mặt phẳng

IV/Khoảng cách

+ Khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau

$d\left( \vartriangle ,\vartriangle ' \right)=\frac{\left| \left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{u'} \right].\overrightarrow{{{M}_{0}}{{M}_{0}}'} \right|}{\left| \left[ \overrightarrow{u},\overrightarrow{u'} \right] \right|}$

V/ Các công thức liên quan

+ Diện tích hình bình hành: ${{S}_{ABCD}}=\left| \left[ \overrightarrow{AB},\overrightarrow{AD} \right] \right|$

+ Diện tích tam giác: ${{S}_{ABC}}=\frac{\left| \left[ \overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC} \right] \right|}{2}$

+ Thể tích hình hộp: ${{V}_{ABCD.A'B'C'D'}}=\left| \left[ \overrightarrow{AB},\overrightarrow{AD} \right].\overrightarrow{AA'} \right|$

+ Thể tích tứ diện: ${{S}_{ABCD}}=\frac{\left| \left[ \overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC} \right].\overrightarrow{AD} \right|}{6}$

B/Ví dụ

Câu 1: Trong không gian cho điểm $A(2;2;1)$ . Tính độ dài đoạn OA

A.3

B.9

C.7

D.5

HD: $OA=\sqrt{{{2}^{2}}+{{2}^{2}}+{{1}^{2}}}=3$ => A

Câu 2: Trong không gian cho hai vecto $\overrightarrow{a}(2;1;0)$ và $\overrightarrow{b}(-1;0;-2)$ . Tính $\cos (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})$

A.$\cos (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=\frac{2}{25}$

B.$\cos (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=-\frac{2}{5}$

C.$\cos (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=-\frac{2}{25}$

D.$\cos (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=\frac{2}{5}$

HD:

                       \[\cos (\overrightarrow{a},\overrightarrow{b})=\frac{2.(-1)+1.0+0.(-2)}{\sqrt{{{2}^{2}}+{{1}^{2}}+{{0}^{2}}}.\sqrt{{{(-1)}^{2}}+{{0}^{2}}+{{(-2)}^{2}}}}=-\frac{2}{5}\]

 => B

Câu 3: Trong không gian cho ba điểm $M(2;3;-1);N(-1;1;1);P(1;m-1;2)$ . Tìm m để tam giác MNP vuông tại N

A.-6

B.0

C.-4

D.2

HD: Ta có: $\overrightarrow{MN}(-3;-2;2);\overrightarrow{NP}(2;m-2;1)$

Tam giác MNP vuông tại N $\overrightarrow{MN}.\overrightarrow{NP}=\overrightarrow{0}$  khi và chỉ khi$-3.2+(-2).(m-2)+2.1=0\leftrightarrow -2(m-2)=4\leftrightarrow m-2=-2\leftrightarrow m=0$ => B

Câu 4: Trong không gian cho điểm $A(1;2;3)$ , trên trục Oz lấy điểm M sao cho $AM=\sqrt{5}$ . Tìm tọa độ điểm M

A.(0;0;3)

B.(0;0;2)

C.(0;0;-3)

D.(0;3;0)

HD: Gọi điểm M(0;0;z) $\in$ Oz  $AM=\sqrt{{{1}^{2}}+{{2}^{2}}+{{(z-3)}^{2}}}$ ; $AM=\sqrt{5}$ $\leftrightarrow \sqrt{{{1}^{2}}+{{2}^{2}}+{{(z-3)}^{2}}}=\sqrt{5}$ ↔ z – 3 =0 ↔ z = 3 => A

Câu 5: Trong không gian cho tứ diện ABCD có tọa độ các đỉnh $A(5;3;-1);B(2;3;-4);C(1;2;0);D(3;1;-2)$ . Thể tích khối tứ diện đã cho là

A.3

B.$\frac{9}{2}$

C.4

D.$\frac{7}{2}$

HD: $\overrightarrow{AB}(-3;0;-3)$ ; $\overrightarrow{AC}(-4;-1;1)$  ; $\overrightarrow{AD}(-2;-2;-1)$

$V=\frac{\left| \left[ \overrightarrow{AB};\overrightarrow{AC} \right].\overrightarrow{AD} \right|}{6}=\frac{9}{2}$ => B

C/ Bài tập tự luyện

Câu 1: Trong không gian cho hai điểm $A(4;0;1);B(-2;2;3)$ . Phương trình trung trực của đoạn thẳng AB là:

A.$3x-y-z=0$

B.$3x+y+z-6=0$

C.$3x-y-z+1=0$

D.$6x-2y-2z-1=0$

Câu 2: Trong không gian cho mặt phẳng x+y+z-6=0 . Điểm nào sau đây không  thuộc mặt phẳng đã cho?

A.N(2;2;2)

B.Q(3;3;0)

C.P(1;2;3)

D.M(1;-1;1)

Câu 3: Trong không gian cho điểm $M(3;-1;-2)$ và mặt phẳng :3x-y+2z+4=0 . Phương trình mặt phẳng qua M và song song với

A.$3x+y-2z-14=0$

B.$3x-y+2z+6=0$

C.$3x-y+2z-6=0$

D.$3x-y-2z+6=0$

Câu 4: Trong không gian cho điểm $M(1;2;3)$ . Gọi ${{M}_{1}};{{M}_{2}}$ lần lượt là hình chiếu vuông góc của M lên Ox, Oy. Vecto nào sau đây là vecto chỉ phương của đường thẳng ${{M}_{1}}{{M}_{2}}$ ?

A.(1;2;0)

B.(1;0;0)

C.(-1;2;0)

D.(0;2;0)

Câu 5: Trong không  gian cho mặt phẳng $(P):2x+y+z+5=0$ và đường  thẳng $(d):\frac{x-1}{3}=\frac{y-3}{-1}=\frac{z-2}{3}$ . Tìm tọa độ giao điểm của (d) và (P)?

A.(17;9;20)

B.(17;-9;-20)

C.(-17;0;20)

D.(1;3;2)

1

2

3

4

5

C

D

A

C

C

 


Bài viết gợi ý: