TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Âm to, âm nhỏ - Biên độ dao động 

1.1. Thí nghiệm 1: Quan sát dao động và  lắng nghe âm phát ra  từ đầu thước.

Nâng đầu tự do của thước lệch ra khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho thước dao động trong hai trường hợp:

a) Đầu thước lệch nhiều (H12.1a)                                                 
b) Đầu thước lệch ít  (H12.1b) 

 

1.2. Nhận xét

  • Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.
  • Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều (ít), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ)

1.3. Kết luận

Âm phát ra càng to (nhỏ ) khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn (nhỏ).

2. Độ to của một số âm 

  • Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (kí hiệu dB)
  • Để đo độ to của âm người ta dùng máy đo độ to.

Những âm phát ra có độ to  từ 130dB trở lên làm đau nhức tai (ngưỡng đau)

Độ to của một số âm:

 

Bài tập minh họa

Bài 1: Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải:

  • Khi máy thu thanh phát ra âm to thì biên độ của màn loa lớn.
  • Khi máy thu thanh phát ra âm nhỏ thì biên độ của màn loa nhỏ.

Bài 2: Bạn Thanh thích chơi đàn ghi ta, bạn Thanh muốn thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách nào? Em hãy nghĩ cách giúp bạn Thanh.

Hướng dẫn giải:

Thay đổi độ to của nốt nhạc bằng cách gảy mạnh dây đàn. Vì có biên độ dao động lớn.

Bài 3:Chọn câu nói đúng

Âm do một vật phát ra càng nhỏ khi :

A. Vật dao động càng chậm.

B. Biên độ dao động càng nhỏ.

C. Tần số dao động càng nhỏ.

D. Vật dao động càng nhỏ.

Hướng dẫn giải: Chọn đáp án B.

Âm phát ra càng to (nhỏ ) khi biên độ dao động của nguồn âm càng lớn (nhỏ).

Bài 4: Bản thân các em có thể là nguồn âm và có thể điều chỉnh độ to của một số nguồn âm sao cho phù hợp không ảnh hưởng xấu đến người xung quanh.
Theo em việc nào sau đây nên làm?
A. Nói chuyện riêng trong giờ học;
B. Phát biểu to rõ trong giờ học;
C. Mở lớn máy phát thanh vào ban trưa;
D. Nói to khi đi ngang qua lớp đang học;
E. Nói quá nhỏ trong giao tiếp.
F. Mở lớn nhạc và nghe thường xuyên bằng tai nghe.

Hướng dẫn giải: Chọn đáp án B.

Phát biểu to rõ trong giờ học.

3. Luyện tập Bài 12 Vật lý 7

Qua bài giảng Độ to của âm​ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Nêu được mối quan hệ giữa biên độ dao động và độ to của âm.
  • So sánh được âm to, âm nhỏ

3.1: Trắc nghiệm

Câu 1: Bản thân các em có thể là nguồn âm và có thể điều chỉnh độ to của một số nguồn âm sao cho phù hợp không ảnh hưởng xấu đến người xung quanh. Theo em việc nào sau đây nên làm?

 

A. Nói chuyện riêng trong giờ học

B. Phát biểu to rõ trong giờ học

C. Nói quá nhỏ trong giao tiếp

D. Mở lớn nhạc và nghe thường xuyên bằng tai nghe

Câu 2: Âm đo một vật phát ra càng nhỏ khi:

 

A. Vật dao động càng chậm

B. Biên độ dao động càng nhỏ

C. Tần số dao động càng nhỏ

D. Vật dao động càng nhỏ

Câu 3: Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là:

 

A. tốc độ dao động

B. tần số dao động

C. biên độ dao động

D. chu kỳ dao động

Câu 4: Khi truyền đi xa, đại lượng nào sau đây của âm đã thay đổi?

 

A. Biên độ và tần số dao động của âm                  

B. tần số dao động của âm

C. Vận tốc truyền âm                                             

D. Biên độ dao động của âm

Câu 5: Ngưỡng đau ( làm đau nhức tai) của con người vào khoảng:

 

A. 130dB

B. 120dB

C. 110dB

D. 100dB

Câu 6: Biên độ dao động của âm càng lớn khi 

 

A. vật dao động với tần số càng lớn

B. vật dao động càng nhanh

C. vật dao động càng chậm

D. vật dao động càng mạnh

Câu 7: Vật phát ra âm to hơn khi nào? 

 

A. Khi vật dao động nhanh hơn

B. Khi vật dao động mạnh hơn

C. Khi tần số dao động lớn hơn

D. Cả 3 trường hợp trên

 

Câu 8: Biên độ dao động là gì? 

 

A. là số dao động trong một giây

B. Là độ lệch của vật trong một giây

C. Là khoảng cách lớn nhất giữa hai vị trí mà vật dao động thực hiện được

D. Là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng khi vật dao động.

Câu 9: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

 

A. Tần số dao động                      

B. Biên độ dao động

C. Thời gian dao động                        

D. Tốc độ dao động

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi nói chuyện trong phòng kín ta thường nghe to hơn trong phòng không kín 

A. Vì phòng kín nên âm không lọt ra ngoài được do đó mà ta nghe rõ hơn

B.  Vì phòng hở luôn luôn có sự đối lưu của không khí do đó không khí sẽ mang âm đi xa làm giảm độ to của âm, vì vậy mà tai ta nghe không được rõ

C.  Vì phòng kín thường yên tĩnh hơn do đó tai ta nghe rõ hơn

D. Cả 3 câu trên đều đúng

Câu 11:Chọn câu trả lời đúng

Sinh nhật năm nay bạn Ngân được tặng rất nhiều chuông gió hay còn gọi là “phong linh”. Mỗi khi có gió tiếng chuông phát ra những âm thanh rất vui tai. Ngân cứ thắc mắc mãi tại sao cùng làm từ chất liệu nhôm cũng bị gió thổi như nhau mà mỗi chuông gió lại phát ra âm thanh thật khác nhau? Em hãy giải thích giùm Ngân nhé 

A. Vì độ dài ngắn của các thanh nhôm khác nhau do đó âm thanh truyền trong từng ống nhôm khác nhau

B.  Vì các ống nhôm có bán kính khác nhau do đó mà phát ra các âm khác nhau

C. Vì các ống nhôm dày mỏng khác nhau nên phát ra âm cũng khác nhau

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 12:Chọn câu trả lời đúng

Tại sao khi đứng tại sân ga ta nghe tiếng còi rời ga phát ra nhỏ dần, còn khi tàu đến ga thì âm thanh lớn dần? 

A. Vì đó là dấu hiệu để phân biệt tàu đến và tàu đi

B.  Vì tàu đến là khoảng cách giữa ta và tàu mỗi lúc một gần do đó mà ta nghe to hơn còn tàu đi khoảng cách mỗi lúc một xa nên ta nghe nhỏ hơn

C. Cả hai câu trên đều đúng

D. Cả hai câu trên đều sai

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Độ to của âm

Thực hiện thí nghiệm Quan sát dao động để  lắng nghe âm phát ra  từ đầu thước và trả lời các câu hỏi:

a) Đầu thước lệch nhiều (H12.1a)                                                 
b) Đầu thước lệch ít  (H12.1b) 

 

C1: Quan sát dao động của đầu thước, lắng nghe âm phát ra rồi điền vào bảng 1:

 

Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu? Âm phát ra to hay nhỏ?
a)      Nâng đầu thước lệch nhiều    
b)      Nâng đầu thước lệch ít    

C2:

 

Từ những dữ liệu thu thập trên, hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng..., biên độ dao động càng..., âm phát ra càng .....

C3:  

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Quả cầu bấc lệch càng ....., chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng ......., tiếng trống càng.........

Hướng dẫn giải chi tiết Bài tập C1, C2, C3

Hướng dẫn giải bài tập C1

Cách làm thước dao động Đầu thước dao động mạnh hay yếu? Âm phát ra to hay nhỏ?
a)      Nâng đầu thước lệch nhiều Mạnh To
b)      Nâng đầu thước lệch ít Yếu Nhỏ

Hướng dẫn giải bài tập C2

Đầu thước lệch khỏi vị trí cân bằng càng nhiều, biên độ dao động càng lớn, âm phát ra càng to.

Hướng dẫn giải bài tập C3 

Quả cầu bấc lệch càng nhiều (ít), chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng lớn (nhỏ) tiếng trống càng to (nhỏ)

C4) Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to hay nhỏ? Tại sao?

Hướng dẫn giải: Khi gảy mạnh một dây đàn, tiếng đàn sẽ to. Vì khi gảy mạnh dây đàn lệch nhiều, tức là biên độ dao động của dây đàn càng lớn, nên âm phát ra to.

C5) Hãy so sánh biên độ dao động của điểm giữa sợi dây đàn (điểm M) trong hai trường hợp vẽ ở hình 12.3

Hướng dẫn giải:

Điểm M trong trường hợp dao động với biên độ lớn hơn (hình a)

Điểm M trong trường hợp dao động với biên độ nhỏ hơn (hình b )

 

C6) Khi máy thu thanh phát ra âm to, âm nhỏ thì biên độ dao động của màng loa khác nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải:

  • Máy thu thanh phát ra âm to => biên độ dao động của màng loa lớn.
  • Máy thu thanh phát ra âm nhỏ => biên dộ dao dộng của màng loa nhỏ

C7) Hãy ước lượng độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng nào?

Hướng dẫn giải:  Độ to của tiếng ồn trên sân trường giờ ra chơi nằm trong khoảng 50 dB đến 70 dB

 

 

Bài viết gợi ý: