TỔNG HỢP CHƯƠNG ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM (PHẦN 2)

A)Tóm tắt lý thuyết:

4,Chuyển động rơi tự do:

-Sự rơi rự do (chuyển động rơi tự do) là sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

-Phương, chiều của chuyển động rơi tự do:

+Phương của chuyển động rơi tự do là phương thẳng đứng (phương của dây dọi).

+Chiều của chuyển động rơi tự do là chiều từ trên xuống dưới.

+Tính chất chuyển động: Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

-Công thức của chuyển động rơi tự do:

                                                            $s={{v}_{0}}t+\frac{1}{2}g{{t}^{2}}$

                                                           $v={{v}_{0}}+gt$

                                                           ${{v}^{2}}-v_{0}^{2}=2gs$

Chú ý:

+Vật được thả rơi v$_{0}$ = 0.

+Gia tốc rơi tự do g ở những nơi khác nhau sẽ có giá trị khác nhau.

5,Chuyển động tròn đều:

-Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.

-Các đại lượng trong chuyển động tròn đều:

+Tốc độ dài: $v=\frac{\Delta s}{t}$

+Tốc độ góc: $\omega =\frac{\Delta \varphi }{t}$

+Chu kì (T): là khoảng thời gian vật đi được một vòng tròn.

+Tần số (f): là số vòng vật đi được trong một giây.

+Các biểu thức liên hệ:

                                                                $v=\omega r$

                                                             $T=\frac{1}{f}=\frac{2\pi }{\omega }$

                                                            ${{a}_{ht}}=\frac{{{v}^{2}}}{r}={{\omega }^{2}}r$

6,Tính tương đối của chuyển động:

6.1,Tính tương đổi của chuyển động:

-Quỹ đạo và vận tốc của chuyển động có tính tương đối, quỹ đạo và vận tốc trong các hệ quy chiếu khác nhau là khác nhau.

6.2,Công thức cộng vận tốc:

                                                                  $\overrightarrow{{{v}_{13}}}=\overrightarrow{{{v}_{12}}}+\overrightarrow{{{v}_{23}}}$

Trong đó:

+Số 1: gắn với vật cần tính vận tốc.

+Số 2: gắn với hệ quy chiếu là các vật chuyển động.

+Số 3: gắn với hệ quy chiếu là các vật đứng yên.

+v$_{12}$ : vận tốc của vật so với hệ quy chiếu chuyển động gọi là vận tốc tương đối.

+v$_{23}$ : vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động so với hệ quy chiếu đứng yên gọi là vận tốc kéo theo.

+v$_{13}$ : vận tốc của vật so với hệ quy chiếu đứng yên gọi là vận tốc tuyệt đối

B)Bài tập minh họa:

Câu 1: Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt v = 20 m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao nào? Biết g = 10 m/s$^{2}$.

A.10 m                        B.20 m                              C.30 m                              D.40 m

                                                       Hướng dẫn

Ta có vận tốc của vật là: $v={{v}_{0}}+gt\Rightarrow t=\frac{v}{g}=2$s

Quãng đường vật rơi là:

$h=S=\frac{1}{2}g{{t}^{2}}$ = 20 m

Chọn đáp án B.

Câu 2: Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu từ độ cao h so với mặt đất. Cho g = 10 m/s$^{2}$. Thời gian vật rơi là 6 giây. Tính quãng đường vật rơi trong giây cuối cùng trước khi chạm đất?

A.125 m                         B.75 m                          C.55 m                            D.155 m

                                                          Hướng dẫn

Độ cao lúc thả vật là: $S=\frac{1}{2}g{{t}^{2}}$ = 180 m

Quãng đường vật rơi trong 5s đầu là:

${{S}_{1}}=\frac{1}{2}gt_{1}^{2}$ = 125 m  

Quãng đường vật rơi trong 1s cuối cùng là:

$\Delta S=S-{{S}_{1}}$ = 55 m

Chọn đáp án C.

Câu 3: Một vật rơi tự do từ độ cao h. Biết rằng trong 2s cuối cùng vật rơi được quãng đường bằng quãng đường đi trong 5s đầu tiên, cho g = 10 m/s$^{2}$. Tìm vận tốc của vật lúc vừa chạm đất.

A.25 m/s                         B.25,7 m/s                       C.75,2 m/s                    D.72,5 m/s

                                                                 Hướng dẫn

Chọn chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại vị trí vật bắt đầu rơi, gốc thời gian lúc vật rơi. Gọi t là thời gian vật rơi.

Quãng đường vật rơi trong t giây: $S=\frac{1}{2}g{{t}^{2}}$

Quãng đường vật rơi trong (t – 2) giây: ${{S}_{1}}=\frac{1}{2}g{{(t-2)}^{2}}$

Quãng đường vật rơi trong 5s: ${{S}_{5}}=\frac{1}{2}gt_{5}^{2}$

Quãng đường vật rơi trong 2 giây cuối: ${{S}_{2}}=S-{{S}_{1}}={{S}_{5}}$  

$\Leftrightarrow \frac{1}{2}g{{t}^{2}}-\frac{1}{2}g{{(t-2)}^{2}}=\frac{1}{2}gt_{5}^{2}$

$\Rightarrow $ t = 7,25s

Vận tốc lúc vừa chạm đất : v = g.t = 72,5 m/s

Chọn đáp án D.

Câu 4: Một vật rơi tự do không vận tốc đầu tại nơi có gia tốc trọng trường g. Trong giây thứ 3, quãng đường rơi được là 24,5 m và tốc độ của vật khi vừa chạm đất là 39,2 m/s. Tính độ cao nơi thả vật.

A.78,4 m                       B.48,7 m                           C.84,7 m                         D.74,8 m

                                                           Hướng dẫn

Quãng đường vật rơi trong 3 giây là:

${{S}_{1}}=\frac{1}{2}gt_{1}^{2}$ = 4,5g

Quãng đường vật rơi trong 2s đầu là:

${{S}_{2}}=\frac{1}{2}gt_{2}^{2}$ = 2g

Quãng đường vật rơi trong giây thứ 3 là:

$\Delta S={{S}_{1}}-{{S}_{2}}\Leftrightarrow 24,5=4,5g-2g\Rightarrow g=9,8m/{{s}^{2}}$

Độ cao lúc thả vật: $S=\frac{1}{2}g{{t}^{2}}$ = 78,4 m

Chọn đáp án A.

Câu 5: Một điểm nằm trên vành ngoài của lốp xe máy cách trục bánh xe 30 cm. Bánh xe quay đều với tốc độ 8 vòng/s. Số vòng bánh xe quay để số chỉ trên đồng hồ tốc độ của bánh xe sẽ nhảy một số ứng với 1km và thời gian quay hết số vòng ấy là bao nhiêu?

A.513 vòng và 33s.                                                           B.531 vòng và 66s.

C.113 vòng và 33s.                                                           D.131 vòng và 66s.

                                                              Hướng dẫn

$S=N.2\pi r=1000\Rightarrow $ N = 532 vòng

Thời gian quay hết số vòng đó là chu kì:

T = $\frac{N}{f}=\frac{531}{8}$ = 66s

Chọn đáp án B.

Câu 6: Trong một máy gia tốc e chuyển động trên quỹ đạo tròn có R = 1m. Thời gian e quay hết 5 vòng là 5.10$^{-7}$s. Hãy tính gia tốc hướng tâm của e?

A.$1,{{95.10}^{10}}m/{{s}^{2}}$                                                                     B.$3,{{95.10}^{20}}m/{{s}^{2}}$ 

C.$2,{{95.10}^{15}}m/{{s}^{2}}$                                                                    D.$3,{{95.10}^{15}}m/{{s}^{2}}$

                                                          Hướng dẫn

Ta có: $T=\frac{t}{N}={{10}^{-7}}$s

Suy ra tốc độ góc của vật là: $\omega =\frac{2\pi }{T}=2\pi {{.10}^{-7}}$ rad/s

Tốc độ dài của vật là: v = r.$\omega =2\pi {{.10}^{7}}$ m/s

Gia tốc hướng tâm của vật là: ${{a}_{ht}}=\frac{{{v}^{2}}}{r}=3,{{95.10}^{15}}m/{{s}^{2}}$

Chọn đáp án D.

Câu 7: Lúc trời không gió, một máy bay bay từ địa điểm M đến N theo một đường thẳng với v = 120 m/s mất thời gian 2 giờ. Khi bay trở lại, gặp gió nên bay mất thời gian 2 giờ 20 phút. Xác định vận tốc gió đối với mặt đất.

A.16,8 m/s                       B.22,4 m/s                     C.17,1 m/s                       D.21,7 m/s

                                                   Hướng dẫn

Gọi số 1 gắn với máy bay ; số 2 gắn với gió ; số 3 gắn với mặt đất.

Khi máy bay bay từ M đến N lúc không gió thì:

${{v}_{23}}=0;{{v}_{13}}=120m/s\Rightarrow {{v}_{12}}=120m/s$

${{S}_{MN}}={{v}_{13}}.t$ = 120.7200 = 864000 m

Khi bay từ N đến M ngược gió thì:

$v_{13}^{'}=\frac{S}{t}=\frac{864000}{8400}$ = 102,9 m/s

Mà: ${{v}_{13}}={{v}_{12}}-{{v}_{23}}\Rightarrow {{v}_{23}}={{v}_{12}}-{{v}_{13}}$ = 120 -102,9 = 17,1 m/s

Chọn đáp án C.   

Câu 8: Một ca nô chuyển động thẳng đều xuôi dòng từ A đến B mất 2 giờ và khi ngược dòng từ B về A mất 3 giờ. Hỏi nếu ca nô tắt máy và để xuôi theo dòng nước từ A đến B thì mất mấy giờ? Biết vận tốc ca nô so với nước không đổi khi đi xuôi dòng và ngược song, vận tốc của nước chảy cũng không thay đổi.

A.6h                             B.12h                                C.24h                                 D.32h

                                                            Hướng dẫn

Gọi vận tốc của ca nô so với nước là v, vận tốc của nước là v$_{0}$, thời gian khi xuôi là t$_{1}$ , thời gian khi ngược dòng là t$_{2}$, thời gian ca nô trôi từ A đến B là t, quãng đường AB là S.

Ta có:

+Khi xuôi dòng: $S=(v+{{v}_{0}}){{t}_{1}}$

+Khi ngược dòng: $S=(v-{{v}_{0}}){{t}_{2}}$

+Khi ca nô trôi: S = v$_{0}$t

Từ đó ta có: $(v+{{v}_{0}}){{t}_{1}}=(v-{{v}_{0}}){{t}_{2}}\Rightarrow ({{t}_{2}}-{{t}_{1}})v=({{t}_{2}}+{{t}_{1}}){{v}_{0}}$

$\Rightarrow v=\frac{{{t}_{2}}+{{t}_{1}}}{{{t}_{2}}-{{t}_{1}}}.{{v}_{0}}=5{{v}_{0}}$

Do đó: $S={{v}_{0}}t=(5{{v}_{0}}+{{v}_{0}}){{t}_{1}}\Rightarrow t=6{{t}_{1}}=$ 12h

Chọn đáp án B.

Câu 9: Một chiếc thuyền chuyển động ngược chiều dòng nước với v = 7,5 km/h đối với dòng nước. Vận tốc chảy của dòng nước đối với bờ sông là 2,1 km/h. Vận tốc của thuyền đối với bờ sông là bao nhiêu?

A.3,6 km/h                  B.5,4 km/h                       C.7,2 km/h                     D.1,8 km/h

                                                            Hướng dẫn

GỌi vận tốc của thuyền do với bờ là v$_{13}$, vận tốc của thuyền so với nước là v$_{12}$, vận tốc của nước so với bờ là v$_{23}$.

Theo công thức cộng vận tốc: $\overrightarrow{{{v}_{13}}}=\overrightarrow{{{v}_{12}}}+\overrightarrow{{{v}_{23}}}$

Trong bài này, thuyền đi ngược chiều dòng nước:

${{v}_{13}}={{v}_{12}}-{{v}_{23}}$ = 7,5 – 2,1 = 5,4 km/h

Chọn đáp án B.

Câu 10: Từ tầng 9 của một tòa nhà, Minh thả rơi viên bi A. Sau 1s, Thắng thả rơi viên bi B ở tầng thấp hơn 10m .Hai viên bi sẽ gặp nhau lúc nào? Biết tính từ khi viên bi A rơi, lấy g = 10 m/s$^{2}$

A.1,5 s                             B.2 s                             C.2,5 s                            D.3s

                                                              Hướng dẫn

Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng xuống gốc tọa độ tại vị trí thả, gốc thời gian lúc bi A rơi.

Phương trình chuyển động có dạng:

${{y}_{1}}={{y}_{01}}+\frac{1}{2}g{{t}^{2}}=\frac{1}{2}g{{t}^{2}}$

y$_{2}={{y}_{02}}+\frac{1}{2}g{{(t-{{t}_{0}})}^{2}}=10+\frac{1}{2}g{{(t-1)}^{2}}$

Khi 2 viên bi gặp nhau:

${{y}_{1}}={{y}_{2}}\Rightarrow t=1,5s$

Chọn đáp án A.

 

  

 

Bài viết gợi ý: