Tóm tắt lý thuyết

1. Có thể nhiễm điện cho các vật bằng cách cọ xát.

Thước nhựa (bị) nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô.

Nhiều vật bị nhiễm điện khi được cọ xát.

2. Có hai loại điện tích: điện tích âm ( – ) và điện tích dương ( + )

  • Tương tác giữa các điện tích : cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
  • Tương tác giữa các vật mang điện : cùng tên gọi thì đẩy nhau, khác tên gọi thì hút nhau.

3. Vật nhiễm điện dương thì mất bớt êlectrôn, vật nhiễm điện âm thì nhận thêm êlectrôn.

4. Dòng điện là gì ?

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

5. Các vật dẫn điện và cách điện.

  • Vật dẫn điện là những vật cho dòng điện đi qua.
  • Vật cách điện là những vật không cho dòng điện đi qua.

6. Các tác dụng của dòng điện:

  • Tác dụng nhiệt.
  • Tác dụng từ.
  • Tác dụng phát sáng.
  • Tác dụng hoá học.
  • Tác dụng sinh lí.

7. Đơn vị Cường độ dòng điện là Ampe (kí hiệu là A), Hiệu điện thế là Vôn ( kí hiệu là V). 

8. Có hai cách mắc mạch điện là mắc nối tiếp và mắc song song.

9. Công thức:

Mắc nối tiếp

  • Trong đoạn mạch mắc nối tiếp dòng điện có cường độ bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch điện:  I­1 = I2 = I3
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn: U = U1 + U2

 Mắc song song: 

  • Đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song, cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ:  I = I1 + I2
  • Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song là như nhau và bằng hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung:  U = U1 = U2

10. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

  • Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V
  • Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
  • Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây “nóng” và dây “lạnh”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất vào mạng điện dân dụng và các thiệt bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
  • Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm ngay cách  ngắt nggay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

Bài tập minh họa

Bài 1:

Trong mạch điện theo sơ đồ, ampe kế \(A_1\) có chỉ số 0,35A. Hãy cho biết:

a. Số chỉ của ampe kế  \(A_2\)

b. Cường độ dòng điện đi qua các bóng đèn \(D_1\) và \(D_2\). 

Hướng dẫn giải:

  • Do đây là hai bóng đèn được mắc nối tiếp nên ta có:

I1 = 0,35(A)

  • Số chỉ của ampe kế là:

       I1 = I2 = 0,35(A)

  • Cường độ chạy qua hai bóng đèn Đ1 và Đ2 là: 

       I1 = I2 = 0,35(A)

Bài 2:

Cho mạch điện như hình vẽ:

Hãy vẽ chiều dòng điện khi K1 và K2 đều đóng.

Hướng dẫn giải:

K1 và K2 đều đóng:  Chiều dòng điện  như hình vẽ sau:

4. Luyện tập Bài 30 Vật lý 7

Qua bài giảng Tổng kết chương III: Điện Học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :

  • Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương 3.
  • Vận dụng được một cách tổng hợpcác kiến thức đã học để giải quyết các vấn  đề ( Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.

Trắc nghiệm

Câu 1: Cho mạch điện gồm 2 đèn D­1 và D­2 mắc song song vào nguồn điện 6V, biết cường độ dòng điện qua đèn 1 là 0,35A, cường độ dòng điện mạch chính là 0,5A. Tính cường độ dòng điện qua đèn 2

A. 0,25A

B. 0,20A

C. 0,15A

D. 0,10A

Câu 2:  Chuông điện thoại hoạt động được là do 

 

A. tác dụng nhiệt của dòng điện                     

B. tác dụng từ của thỏi nam châm  trong chuông điện thoại.

C. tác dụng từ của dòng điện 

D. tác dụng hút và đẩy của các vật nhiễm điện

Câu 3: Dùng một sợi dây đồng nối liền hai cực của chiếc đèn pin mới mua. Cục pin nóng dần lên, điều này là tác dụng nào của dòng điện?

 

A. tác dụng nhiệt       

B. tác dụng từ

C. tác dụng hóa học

D. tác dụng sinh lí

Câu 4: Thanh thủy tinh sau khi cọ xát bằng mảnh vải lụa thì có khả năng:

 

A. hút được mảnh vải khô

B. hút được mảnh ni lông. 

C. hút được mảnh len

D. hút được thước nhựa.

Câu 5: Điện tích của hạt nhân của một nguyên tử đồng gấp 29 lần điện tích của một electron ( giả sử điện tích của mỗi electron là -1). Hỏi khi trung hòa điện thì nguyên từ đồng có bao nhiêu electron

 

A. 29

B. 58

C. 116

D. 0

Câu 6: Ứng dụng nào là tác dụng từ của dòng điện?

 

A. Chế tạo ra các đồ dùng điện – nhiệt như: bàn là, nồi cơm điện...

B. Chế tạo chuông điện, máy điện thoại,  động cơ điện…

C. Điều chế kim loại bằng điện phân muối nóng chảy  

D. Chế tạo ấm đun nước

Câu 7: Thiết bị nào sau đây khi hoạt động không cần nguồn điện: 

 

A. Bàn ủi (là ) điện                  

B. Nồi cơm điện

C. Bếp điện

D. Bếp dầu

Câu 8: Vật nào không phải vật dẫn điện trong các vật sau? 

 

A. Dây tóc bóng đèn               

B. Một đoạn dây nhựa

C. Một đoạn ruột bút chì               

D. Một đoạn dây đồng

Câu 9: Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đố trở thành vật mang điện tích dương. Khi đó thanh kim loại:

 

A. Nhận thêm electrôn.                                  

B. Mất bớt electrôn.   

C. Mất bớt điện tích dương.                

D. Nhận thêm điện tích dương

Câu 10: Dụng cụ nào dưới đây không phải là nguồn điện?

 

A. Pin

B. Bóng đèn điện đang sáng.

C. Đinamô lắp ở xe đạp                  

D. Acquy

Bài viết gợi ý: