Tóm tắt lý thuyết

1. Tác dụng từ 

1.1. Tính chất từ của nam châm

  • Nam châm có tính chất từ vì có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép.
  • Nam châm có khả năng làm quay kim nam châm. Mỗi nam châm có 2 từ cực ( ở đó hút mạnh)
  • Các cực tương tác lẫn nhau.

1.2. Nam châm điện

 

Nhận xét: Khi có dòng điện, lõi sắt non có khả năng:

  • Hút vật bằng sắt hoặc thép
  • Làm quay kim nam châm

Kết luận:

  • Cuộn dây quấn quanh lõi sắt non, có dòng điện đi qua là một nam châm điện.
  • Nam châm điện có từ tính vì nó có khả năng hút các vật bằng sắt hoặc thép và làm quay kim nam châm

1.3. Tìm hiểu chuông điện

 

  • Các động cơ điện  như quạt điện, máy bơm nước... hoạt động dựa trên tác dụng cơ của dòng điện
  • Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm

2. Tác dụng hóa học 

2.1. Thí nghiệm

Khi cho dòng điện đi qua dung dịch có hiện tượng gì xảy ra ở các thỏi than?

 

Nhận xét: Thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp màu vàng 

2.2. Kết luận:

  • Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm phủ một lớp đồng
  • Tác dụng này của dòng điện gọi là tác dụng hóa học
  • Dựa vào tác dụng hóa học của dòng điện, người ta có thể mạ kim loại, đúc điện, luyện kim. . . . 

3. Tác dụng sinh lý 

Dòng điện có tác dụng sinh lí khi qua cơ thể người và động vật

  • Dòng điện có cường độ 1mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật). Dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong.
  • Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh (điện châm). Trong cách này các điện cực được nối với các huyệt, các dòng điện làm các huyệt được kích thích hoạt động. Việt Nam là nước có nền y học châm cứu tiên tiến trên thế giới.

  • Biện pháp an toàn: Cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện

4. Tổng kết

 

Bài tập minh họa

Bài 1:

Tác dụng hoá học của dòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunphát được biểu hiện ở chỗ:
A. làm dung dịch này nóng lên
B. làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn
C. làm biến đổi màu của 2 thỏi than nối 2 cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này
D. làm biến đổi màu thỏi than nối với cựa âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Hướng dẫn giải: Chọn đáp án D

Làm biến đổi màu thỏi than nối với cựa âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Bài 2:

Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?
A. Dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật các cơ.
B. Dòng điện chạy qua quạt làm quạt quay.
C. Dòng điện chạy qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.
D. Dòng điện chạy qua mỏ hàn làm cho mỏ hàn nóng lên.

Hướng dẫn giải: Chọn đáp án A

Dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật các cơ.

Bài 3:

Cho biết các hiện tượng và các dụng cụ dùng điện sau đây tương ứng với các tác dụng nào của dòng điện.

A. Khi quạt điện hoạt động lâu, sờ vào ta thấy quạt bị nóng lên.

B. Bóng đèn điện phát sáng.
C. Nam châm điện
D. Mạ vàng cho vỏ chiếc đồng hồ. 

E. Bị điện giật do sơ ý chạm tay vào dây điện không có vỏ bọc cách điện.

Hướng dẫn giải

A- Nhiệt
B- Phát sáng
C- Từ
D- Hóa học
E- Sinh lí

5. Luyện tập Bài 23 Vật lý 7

Qua bài giảng Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện  này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của 1 thiết bị thể hiện tác dụng của dòng điện.
  • Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
  • Nêu được một số ứng dụng về tác dụng từ của dòng điện.  Các biểu hiện do tác dụng sinh lí của dòng điện khi đi qua cơ thể người.

5.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Vật nào dưới đây có tác dụng từ?

 

A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.

B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

D. Một đoạn băng dính.

Câu 2: Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

 

A. Làm tê liệt thần kinh.

B. Làm quay kim nam châm

C. Làm nóng dây dẫn.

D. Hút các vụn giấy.

Câu 3: Tác dụng hóa học của đòng điện khi đi qua dung dịch muối đồng sunfat được biểu hiện ở chỗ;

 

A. làm dung dịch này nóng lên

B.  làm dung dịch này bay hơi nhanh hơn

C. làm biến đổi màu của 2 thỏi than nối 2 cực của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này

D. làm biến đổi màu thỏi than nối với cựa âm của nguồn điện được nhúng trong dung dịch này.

Câu 4: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?

 

A. Dòng điện chạy qua cơ thể gây co giật các cơ.

B. Dòng điện chạy qua quạt làm quạt quay.

C. Dòng điện chạy qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.

D. Dòng điện chạy qua mỏ hàn làm cho mỏ hàn nóng lên.

Câu 5: Khi quạt điện hoạt động lâu, sờ vào ta thấy quạt bị nóng lên tương ứng với các tác dụng nào của dòng điện:

 

A. Phát sáng

B. Nhiệt

C. Từ 

D. Hóa học

Câu 6: Một số học sinh đã đưa ra những kết luận sau đây, khi nói về một số tác dụng của dòng điện chạy qua cuộn dây có lõi sắt, kết luận nào trong các kết luận trên là đúng:

 

A. Có thể hút hoặc đẩy một nam châm khi đặt gần nó .

B. Có thể hút hoặc đẩy một cái đinh bằng thép khi đặt gần nó . 

C. Có thể hút những mẩu giấy vụn như một vật nhiễm điện 

D. Có thể hút các vật bảng đồng cho dù vật này đặt gần hay xa cuộn dây . 

Câu 7: Trong các thiết bị sau đây, thiết bị nào ứng dụng tác dụng từ của dòng điện?

 

A. Nam châm vĩnh cửu 

B. Nam châm điện 

C. Ấm đun nước bằng điện 

D. Bóng đèn điện 

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về các tác dụng của dòng điện?

 

A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lí của dòng điện . 

B. Tác dụng hóa học sủa dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện . 

C. Hoạt động của ấm điện dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện . 

D.  Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện. 

Câu 9: Để mạ kẽm cho một dây thép thì phải dùng phương pháp nào là đúng trong các phương pháp sau?

 

A.  Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch . 

B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian . 

C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm , rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này . 

D. Nối cuộn dây thép với cực dương của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối mạ kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch . 

Câu 10: Cần cẩu dùng nam châm điện hoạt động dựa trên tác dụng nào dòng điện?

 

A. Tác dụng nhiệt   

B. Tác dụng phát sáng

C. Tác dụng từ        

D. Tác dụng hóa học

5.2. Bài tập sách giáo khoa

C1) Quan sát thí nghiệm khảo sát tính chất của nam châm điện và trả lời các câu hỏi

a. Đưa một đầu cuộn dây lại gần các đinh sắt nhỏ, các mẫu dây đồng hoặc nhôm. Quan sát xem có hiện tượng gì xảy ra khi công tắc ngắt và công tắc đóng

b. Đưa một kim loại nam châm lại gần một đầu cuộn dây và đóng công tắc. Hãy cho biết cực nào của nam châm bị hút, cực nào bị đẩy.

Hướng dẫn giải:

a.

  • Khi K hở -> chưa có dòng điện chạy qua mạch (cuộn dây điện) -> các mẫu sắt, đồng, nhôm không có hiện tượng gì xảy ra.
  • Khi K đóng -> có dòng điện chạy qua mạch điện -> mẩu sắt bị hút về phía đầu cuộn dây còn đồng, nhôm thì không.

b.

  • Khi đóng công tắc và đưa kim nam chậm lại gần một đầu của cuộn dây, thì một đầu của kim nam châm bị hút, còn đầu kia thì bị đẩy.
  • Khi đảo đầu cuộn dây (hay đảo cực của nguồn điện) thì hiện tượng xảy ra ngược lại, nghĩa là đầu của kim nam châm bị hút ban nãy thì giờ đây lại bị đẩy, còn đầu bị dẩy thì bị hút về phía cuộn dây.

Kết luận:

  • Cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non có dòng điện chạy qua là một nam châm điện.
  • Nam châm điện có tính chất từ vì nó cố khả năng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt, thép

C2, C3, C4 ) Quan sát thí nghiệm khảo sát tính chất của chuông điện và trả lời các câu hỏi

C2: Khi đóng công tắc, có hiện tượng gì xảy ra với cuộn dây, với miếng sắt và với đầu gõ chuông?

C3: Ngay sau đó, mạch điện bị hở. Hãy chỉ ra chỗ hở mạch này. Giải thích tại sao miếng sắt khi đó lại trở về tì sắt vào tiếp điểm.

C4Tại sao chuông kêu liên tiếp chừng nào công tắc còn đóng?

Hướng dẫn giải bài tập C2:

Theo sơ đồ mạch điện ta thấy:

Khi K đóng -> tạo thành mạch điện kín -> có dòng điện qua cuộn dây làm xuất hiện từ tính -> hút miếng sắt, đầu gõ chuông sẽ gõ vào chuông phát ra âm.

Hướng dẫn giải bài tập C3

Khi miếng sắt bị hút về đầu cuộn dây đồng thời làm cho chỗ tiếp điểm bị hở -> ngắt dòng điện trong mạch làm mất từ tính của cuộn dây, lá thép đàn hồi sẽ kéo miếng sắt trở về tì vào tiếp điểm.

Hướng dẫn giải bài tập C4

  • Khi miếng sắt tì vào tiếp điểm (nếu K còn đóng) -> mạch điện kín -> cuộn dây hút miếng sắt -> đầụ gõ chuông, lại gõ vào chuông phát ra âm.
  • Lúc này ở chỗ tiếp điểm bị hở, dòng điện trong mạch bị ngắt, cuộn dây bị mất từ tính, lá thép đàn hồi sẽ kéo miếng sắt trở về tì vào tiếp điểm, mạch điện kín.
  • Như vậy có sự đóng ngắt mạch điện tự động và liên tục tại tiếp điểm nên chuông điện reo liên tục khi công tắc đóng.

C5, C6) Quan sát thí nghiệm khảo sát tác dụng hóa học của dòng điện và trả lời các câu hỏi

C5: Quan sát đèn khi công tắc đóng và cho biết dung dịch muối đồng sunphat (CuSO4) là chất dẫn diện hay cách điện?

C6: Thỏi than nối với cực âm lúc trước đó có màu đen. Sau vài phút thí nghiệm nó được phủ một lớp màu gì?

Hướng dẫn giải bài tập C5

Khi K đóng thì đèn sáng -> Chứng tỏ có dòng điện chạy qua mạch (nghĩa là có dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng) dung dịch 1 muối đồng sunphat là chất dẫn điện.

Hướng dẫn giải bài tập C6

Phần thỏi than gắn vào cực âm của nguồn điện biến đổi dần từ màu đen sang màu hơi đỏ gạch.

Kết luận: Dòng điện đi qua dung dịch muối đồng làm cho thỏi than nối với cực âm được phủ một lớp đồng.

C7) Vật nào dưới đây có tác dụng từ?

A. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn.

B. Một mảnh nilông đã được cọ xát mạnh.

C. Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

D. Một đoạn băng dính.

Hướng dẫn giải: Đáp án C

Một cuộn dây dẫn đang có dòng điện chạy qua.

C8) Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?

A. Làm tê liệt thần kinh.

B. Làm quay kim nam châm

C. Làm nóng dây dẫn.

D. Hút các vụn giấy.

Hướng dẫn giải: Dòng điện không có tác dụng hút các vụn giấy.

Đáp án D

 

 

Bài viết gợi ý: