Tóm tắt lý thuyết

1. Thí nghiệm chứng tỏ vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác

Bước 1: Đưa một đầu thước nhựa lại gần các vụn giấy viết, các vụn nilông hay một quả cầu nhựa xốp. 

Bước 2: Dùng miếng vải khô (lụa, len) cọ xát vào thước nhựa. Đưa một đầu thước nhựa đã cọ xát lại gần các vụn giấy viết, các vụn nilông hay một quả cầu nhựa xốp. 

                   

Kết quả:

Vật bị cọ xát

Vụn giấy viết

Vụn giấy nilông

Quả cầu

nhựa xốp

Thước nhựa

Hút

Hút

Hút

Thanh thủy tinh

Hút

Hút

Hút

Mảnh nilông

Hút

Hút

Hút

Mảnh phim nhựa

Hút

Hút

Hút

Nhận xét:

Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác

2. Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện

Thí nghiệm:

Bước 1: Khi mảnh phim nhựa chưa bị cọ xát, chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng đã được áp sát vào mảnh phim nhựa. Bóng đèn bút thử điện không sáng.

Bước 2: Dùng mảnh len cọ xát mảnh phim nhựa nhiều lần. Quan sát đèn của bút thử điện khi chạm bút vào mảnh tôn.

 

Kết luận: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện

3. Kết luận chung

  • Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.
  • Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm bóng đèn của bút thử điện sáng. Các vật đó gọi là các vật  nhiễm điện hay các vật mang điện tích. 

Bài tập minh họa

Bài 1:

Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật: 
Bút bi vỏ nhựa.
Lưỡi kéo cắt giấy.
Bút chì vỏ gỗ.
Lược nhựa.

Rồi đưa từng vật đó lại gần các vụn giấy. Hãy cho biết vật nào bị nhiễm điện, vật nào không ? 

Hướng dẫn giải:

  • Vật bị nhiễm điện: bút bi vỏ nhựa, lược nhựa
  • Vật  không bị nhiễm điện: bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy.

Bài 2:

Trong các nhà máy dệt thường có những bộ phận chải các sợi vải . Ở điều kiện bình thường, các sợi vải này dễ bị chập dính vào nhau và bị rối. Giải thích tại sao. Có thể sử dụng biện pháp gì để khắc phục hiện tượng bất lợi này?

Hướng dẫn giải:

  • Khi chải các sợi vải thì các sợi vải bị nhiễm điện do cọ xát nên các sợi vải có thể hút nhau và bị rối
  • Biện pháp khắc phục hiện tượng này :

Người ta sử dụng bộ phận chải các sợi vải được cấu tạo bằng chất liệu có tác dụng làm các sợi vải không bị nhiễm điện nữa.

Câu 3.

Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện?

A. Thanh nam châm hút một vật bằng sắt.

B. Trái đất hút các vật ở gần nó.

C. Hiện tượng sấm, sét.

D. Giấy thấm hút mực.

Hướng dẫn giải: Chọn đáp án C

Hiện tượng sấm sét có liên quan đến sự nhiễm điện

4. Luyện tập Bài 17 Vật lý 7

Qua bài giảng Sự nhiễm điện do cọ xát này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
  • Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện).

4.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Kết luận nào dưới đây đúng?

 

 

A. Vật nhiễm điện có khả năng đẩy các vật khác

B. Vật nhiễm điện có khả năng hút các vật khác.

C. Vật nhiễm điện không đẩy, không hút vật khác

D. Vật nhiễm điện vừa đẩy, vừa hút vật khác

Câu 2: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào sau đây?

 

A. Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.

B. Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.

C. Hơ nóng thước nhựa.

D. Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô. 

Câu 3: Hiện tượng nào sau đây liên quan đến sự nhiễm điện?

 

A. Thanh nam châm hút một vật bằng sắt.

B. Trái đất hút các vật ở gần nó.

C. Hiện tượng sấm, sét.

D. Giấy thấm hút mực.

Câu 4: Dùng mảnh vải khô cọ xát lần lượt các vật: bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy, bút chì vỏ gỗ, lược nhựa. Rồi đưa từng vật lại gần các vụn giấy. Hãy cho biết vật nào bị nhiễm điện?

 

A. bút chì vỏ gỗ, lưỡi kéo cắt giấy.

B. bút bi vỏ nhựa, lược nhựa

C. bút chì vỏ gỗ, lược nhựa

D. bút bi vỏ nhựa, lưỡi kéo cắt giấy.

Câu 5: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai?

 

A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện.

B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện

C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện

D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát.

4.2. Bài tập sách giáo khoa

C1) Giải thích tại sao vào những ngày thời tiết khô ráo, đặc biệt là những ngày hanh khô, khi ta chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra ?

Hướng dẫn giải:

  • Khi ta chải đầu bằng lược nhựa, lược nhựa và tóc cọ xát vào nhau, cả lược nhựa và tóc đều bị nhiễm điện.
  • Do đó, tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra.

C2) Khi ta thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quát điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí ?

Hướng dẫn giải

  • Khi ta thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi.
  • Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Lực hút của cánh quạt lên bụi mạnh hơn nhiều lực đẩy của gió lên hạt bụi nên hạt bụi bám vào cánh quạt.
  • Đặc biệt mép cánh quạt được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.

C3) Vào những ngày thời tiết khô ráo, khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, ta vẵn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao ?

Hướng dẫn giải: Khi lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình tivi bằng khăn bông khô, chúng cọ xát với khăn bông khô và bị nhiễm điện. Vì thế chúng hút các hạt bụi vải

Bài viết gợi ý: