TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1. Môi trường truyền âm

1.1.  Sự truyền âm trong chất khí.

a. Thí nghiệm

  • Khi gõ vào trống 1, quả cầu bấc treo gần trống 2 dao động.
  • Hiện tượng đó chứng tỏ mặt trống 2 dao động do âm đã được truyền từ mặt trống 1 đến mặt trống 2 quamôi trường không khí. 
  • Biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 2 nhỏ hơn biên độ dao động của quả cầu bốc ở trống 1.

b. Kết luận

  • Độ to của âm càng giảm khi ở càng xa nguồn âm

1.2. Sự truyền âm trong chất rắn

a. Thí nghiệm

  • Bạn A gõ nhẹ đầu bút chì xuống một góc bàn, sao cho bạn B đứng cuối bàn không nghe thấy, còn Bạn C áp tai xuống mặt bàn thì nghe rõ

b. Kết luận

  • Âm truyền đến tai qua môi trường chất rắn (gỗ).

1.3. Sự truyền âm trong chất lỏng

a. Thí nghiệm

 

  • Đặt nguồn âm vào trong cốc kín, treo lơ lửng cốc trong một bình nước, ta vẫn nghe được âm phát ra.

b. Kết luận

  • Âm truyền đến tai ta qua những môi trường: Khí, rắn, lỏng.

1.4. Âm có thể truyền được trong chân không hay không

a. Thí nghiệm

  • Đặt một chuông điện trong 1 bình thuỷ tinh kín, ta vẫn nghe thấy tiếng chuông reo.
  • Hút dần không khí trong bình ra, ta thấy:
  • Không khí trong bình càng ít, tiếng chuông nghe được càng nhỏ.
  • Khi trong bình hết không khí ta không nghe thấy tiếng chuông reo.
  • Nếu tiếp tục cho không khí vào bình ta lại nghe thấy tiếng chuông reo

b. Kết luận

  • Âm không truyền được qua môi trường chân không

Hay : Âm có thể truyền qua những môi trường rắn, lỏng, khí và không thể truyền qua chân không

1.5.  Vận tốc truyền âm

  • Vận tốc truyền âm trong 1 số chất ở  \({20^0}C\)
Không khí Nước Thép
340 m/s    
  • Vận tốc truyền âm trong không khí nhỏ hơn trong nước, vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép
  • Vậy: 
  • Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

2. Tổng kết

Bài tập minh họa

Bài 1:

Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể trò chuyện với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Vì:

A. Âm truyền qua môi trường rắn

B. Âm truyền qua môi trường khí

C. Âm không truyền qua môi trường chân không

D. Cả 3 ý trên

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án D. Tất cả đáp án trên đều đúng.

Bài 2:

Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì:

A. Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng

B. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác

C. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác

D. Những người thích câu cá là những người thích sự yên lặng

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án C.

Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác

Luyện tập Bài 13 Vật lý 7

Qua bài giảng Môi trường truyền âm này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:

  • Kể tên được một số môi trường truyền âm và không truyền được âm.
  • Nêu được một số thí dụ về sự truyền âm trong các môi trường khác nhau: Rắn, lỏng, khí.

3.1. Trắc nghiệm

Câu 1: Âm không truyền qua môi trường nào sau đây?

 

A. Tường bê tông

B. Chân không

C. Nước biển

D. Tầng khí quyển

Câu 2: Trong các môi trường sau môi trường nào truyền âm tốt?

 

A. Nước

B. Gỗ

C. Tường bê tông

D. Thanh thép

Câu 3: Tại sao ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét?

 

A. Vì tia chớp có trước tiếng sét

B. Vì ta nhìn tia chớp theo đường thẳng

C. Vì mắt nhìn nhanh hơn tai nghe

D. Vì vận tốc truyền âm trong không khí chậm hơn vận tốc ánh sáng

Câu 4: Hai nhà du hành vũ trụ ở ngoài khoảng không, có thể trò chuyện với nhau bằng cách chạm hai cái mũ của họ vào nhau. Vì:

 

A. Âm truyền qua môi trường rắn

B. Âm truyền qua môi trường khí

C.  Âm không truyền qua môi trường chân không

D. Cả 3 ý trên

Câu 5: Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì:

 

A. Những người đi câu cá là những người nhẹ nhàng

B. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác

C. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác

D. Những người thích câu cá là những người thích sự yên lặng

Câu 6:Một người nghe thấy tiếng sét sau tia chớp 5 giây. Hỏi người đó đứng cách nơi xảy ra sét bao xa? 

 

A.  1700m

B. 170m

C. 340m

D. 1360m

Câu 7: Âm truyền trong không khí, đại lượng nào sau đây không đổi? 

 

A. Độ cao của âm

B.  Độ to của âm

C. Biên độ của âm

D. Cả A và B

Câu 8: Kết luận nào sau đây là đúng? 

 

A. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất rắn.

B. Vận tốc âm truyền trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn

C. Vận tốc âm truyền trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, nhỏ hơn trong chất khí.

D. Vận tốc âm truyền trong chất khí lớn hơn trong chất lỏng, lớn hơn trong chất rắn.

Câu 9: Kết luận nào sau đây là sai? 

 

A. Vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340 km/s.

B. Vận tốc âm thanh trong nước vào khoảng 1,5 km/s

C. Vận tốc âm thanh trong thép vào khoảng 6100m/s

D. Vận tốc âm thanh trong gỗ vào khoảng 3400 m/s

Câu 10:Chọn câu trả lời đúng

Âm truyền đi được là do môi trường vậy những môi trường nào sau đây không truyền được âm 

A. Nước

B. Không khí

C. Chân không

D. Môi trường bên trong thùng gỗ đậy kín nắp

Câu 11: Em hãy chọn câu sai 

 

A. Môi trường rắn, lỏng truyền được âm

B. Môi trường không khí và chân không không truyền được âm

C. Thép truyền âm tốt hơn gỗ

D. Để âm truyền được nhất định phải có môi trường

Câu 12:Chọn câu trả lời đúng

Âm thanh: 

A. Chỉ truyền được trong chất khí

B. Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí

C. Truyền được trong chấ rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không

D. Không truyền được trong chất rắn

Câu 13:Chọn câu trả lời đúng

Sở dĩ chó có thể phát ra những tiếng động lạ mà con người không nghe hấy là vì: 

A. Tai chó nhạy với hạ âm

B. Tai chó thường hay áp xuống đất do vậy mà phát hiện được âm thanh nhỏ ngay cả khi đang ngủ

C. Tai chó nhạy với cả siêu âm

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 14: Em hãy chọn câu sai 

 

A. Môi trường càng loãng khi âm truyền đi càng nhanh

B. Môi trường càng dày đặc thì âm truyền đi càng nhanh

C. Để nghe được âm thanh cần có môi trường truyền âm

D. Sự truyền âm là sự lan truyền dao động âm

3.2: Bài tập sách giáo khoa

 

C4) Âm truyền đến tai qua những môi trường nào?

 

Hướng dẫn giải: Âm truyền đến tai qua những môi trường: rắn, lỏng, khí.

C5) Thực hiện thí nghiệm Sự truyền âm trong chân không và trả lời  câu hỏi: Kết quả thí nghiệm trên đây chứng tỏ điều gì?

 

Hướng dẫn giải: Kết quả thí nghiệm mô tả ở hình 13.4 chứng tỏ âm không truyền qua chân không.

Kết luận: 

  • Âm có thể truyền qua những môi trường như rắn, lỏng, khí và không truyền qua chân không.
  • Ở các vị trí càng xa nguồn âm thì âm nghe càng nhỏ.

 

C6) Hãy so sánh vận tốc truyền âm trong không khí, nước và thép?

 

Hướng dẫn giải Vận tốc truyền âm trong nước nhỏ hơn trong thép (1500 < 6100) và lớn hơn trong không khí (1500 > 340)

C7) Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường nào?

 

Hướng dẫn giải Âm thanh xung quanh truyền đến tai ta nhờ môi trường không khí

C8) Hãy nêu ví dụ chứng tỏ rằng âm có thể truyền trong môi trường lỏng?

 

Hướng dẫn giải

  • Khi chúng ta bơi dưới nước, chúng ta có thể nghe được tiếng sùng sục của bong bóng nước. Như vậy âm có thể truyền qua chất lỏng.
  • Người nuôi cá chỉ cần vỗ tay để tạo ra âm thanh quen thuộc đàn cá sẽ bơi đến. Đó là cá có thể nghe được âm thanh do người vỗ tay phát ra truyền qua không khí, qua nước và bơi lại gần.
  • Khi đánh cá, ngư dân thường chèo thuyền đi xung quanh lưới và gõ vào mạn thuyền để dồn cá vào lưới. Điều đó chứng tỏ nước đã truyền tiếng động đến tai cá.

 

C9) Ngày xưa, để phát hiện tiếng vó ngựa, người ta thường áp tai xuống đất để nghe. Tại sao?

 

Hướng dẫn giải Vì mặt đất truyền âm thanh nhanh hơn không khí (vận tốc của âm thanh trong không khí nhỏ hơn vận tốc âm thanh trong chất rắn) nên ta nghe được tiếng vó ngựa khi ghé sát tai xuống mặt đất.

C10) Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất được không? Tại sao?

 

Hướng dẫn giải Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất vì giữa họ bị ngăn cách bởi chân không bên ngoài bộ áo, mũ giáp bảo vệ. Âm thanh không thể truyền qua chân không để đến tai nhà du hành vũ trụ 

Bài viết gợi ý: