Kiểu bài: GIẢI THÍCH
                                                                                ĐÔI ĐIỀU LƯU Ý
   Giải thích một vấn đề là dùng lí lẽ để giảng giải giúp cho người đọc, người nghe hiểu rõ ràng xác thực vấn đề đó.
   Trong chương trình tập làm văn cấp trung học cơ sở, vấn đề giải thích thường là những vấn đề xã hội, gần gũi và quen thuộc với các em học sinh.
   Để làm một bài văn giải thích, trước hết, phải nắm vững vấn đề cần giải thích là vấn đề gì? Vấn đề nó nằm trong câu trích dẫn hay nằm trong phần gợi ý của đề bài, để khi làm văn đi đúng hướng.
                                                                                       DÀN BÀI ĐẠI CƯƠNG
I. Đặt vấn đề
- Đưa vào vấn đề.
- Giới thiệu vấn đề và giới hạn của nó.
II. Giải quyết vấn đề
- Cắt nghĩa vấn đề: (Giải đáp câu hỏi: Là gì?)
- Trình bày các lí lẽ: (Giải đáp câu hỏi: Như thế nào?)

III. Kết thúc vấn đề
- Khẳng định lại ý nghĩa hoặc tầm quan trọng của vấn đề.
- Rút ra bài học hoặc nêu suy nghĩ của mình.

                                                                       Kiểu bài: CHỨNG MINH
                                                                           ĐÔI ĐIỀU LƯU Ý
   Chứng minh một vấn đề là làm sáng tỏ và xác nhận vấn đề đó đúng bằng những dẫn chứng xác thực.
   Trong chương trình Tập làm văn cấp trung học cơ sở vấn đề cần chứng minh thương là những vấn đề xã hội, gần gũi và quen thuộc, đôi khi vấn đề cần chứng minh là vấn đề văn học.
   Để làm một bài văn chứng minh, trước hết, cần phải nắm vững vấn đề chủ yếu cần phải chứng minh là vấn đề gì? Vấn đề đó nằm trong câu trích dẫn, hoặc trong phần gợi ý của đề bài, để làm bài đúng, đủ và không lạc đề.

                                                                                    DÀN BÀI ĐẠI CƯƠNG
I. Đặt vấn đề
Nêu vấn đề cần chứng minh, phạm vi, phương hướng cần chứng minh.
II. Giải quyết vấn đề
- Lần lượt nêu lên các khía cạnh cần chứng minh theo một trình tự hợp lí (nếu vấn đề có nhiều khía cạnh).
- Sử dụng các dẫn chứng và phần lí lẽ để làm sáng tỏ và cụ thể hóa các khía cạnh của vấn đề, xác nhận vấn đề đó đúng hoàn toàn.
(Các dẫn chứng cần được chính xác, tiêu biểu, toàn diện sát với vấn đề cần phải chứng minh, nhất quán, hệ thống, cân đối và đầy đủ. Ngoài ra, các dẫn chứng cũng phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí và chặt chẽ).
III. Kết thúc vấn đề
- Khẳng định vấn đề cần chứng minh.
- Liên hệ với cuộc sống hiện tại hoặc bản thân để thấy ý nghĩa, tác dụng của vấn đề ấy.

Bài viết gợi ý: