Nguyên tắc đo các kinh độ cũng giống như thế, chỉ có sự khác biệt ở chỗ không có đường tham chiếu tự nhiên như đường xích đạo cho các vĩ độ.
Kinh độ tham chiếu đã được chọn gọi là Greenwich Meridian (vì nó đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Anh đặt tại Greenwich ở ngoại ô London). Như vậy kinh độ của một điểm là kết quả đo góc được tạo ra bởi nửa mặt phẳng hình thành bởi trục trái đất và đi qua kinh tuyến Greenwich với nửa mặt phẳng hình thành bởi trục trái đất và đi qua điểm đó. Vĩ độ: Vĩ độ của một điểm là kết quả đo góc (lượng giác) được tạo ra bởi mặt phẳng xích đạo với đường nối từ điểm này đến tâm điểm của Trái đất. Người ta quy ước giá trị của nó nằm trong khoảng từ -90° đến 90°. Giá trị âm nghĩa là vị trí đó ở Nam bán cầu, còn vĩ độ 0° chính là đường xích đạo. Tọa độ địa lý: Tọa độ địa lý được hình thành bởi hai thành phần là vĩ độ và kinh độ. Vị trí theo chiều bắc-nam của một điểm được thể hiện bằng vĩ độ của nó, còn vị trí theo chiều đông-tây thì thể hiện bằng kinh độ.