BÀI TẬP CẮT GHÉP LÒ XO

 

Ví dụ 1:  Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa Nếu cắt bớt một nửa chiều dài của lò xo và giảm khối lượng m đi 8 lần thì chu kì dao động của vật sẽ

A. tăng 2 lần.                     B. giảm 2 lần.                    C. giảm 4 lần.               D. tăng 4 lần. 

Hướng dẫn

$k\ell =k'\ell '\Rightarrow k'=k\frac{\ell }{\ell '}=2k\Rightarrow \frac{T'}{T}=\frac{2\pi \sqrt{\frac{m'}{k'}}}{2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}}=\sqrt{\frac{m'}{m}}\sqrt{\frac{k'}{k}}=\sqrt{\frac{1}{8}}.\sqrt{\frac{1}{8}}=\frac{1}{4}\Rightarrow $ Chọn C.

Ví dụ 2:  Hai đầu A và B của lò xo gắn hai vật nhỏ có khối lượng m và 3m. Hệ có thể dao động không ma sát trên mặt phẳng ngang. Khi giữ cố định điểm C trên lò xo thì chu kì dao động của hai vật bằng nhau. Tính tỉ số CB/AB khi lò xo không biến dạng.

A. 4.                       B. 1/3.                               C. 0,25.                             D. 3.

Hướng dẫn

$1=\frac{{{T}_{AC}}}{{{T}_{CB}}}=\frac{2\pi \sqrt{\frac{{{m}_{AC}}}{{{k}_{AC}}}}}{2\pi \sqrt{\frac{{{m}_{CB}}}{{{k}_{CB}}}}}=\sqrt{\frac{1}{3}\frac{{{k}_{CB}}}{{{k}_{AC}}}}\Rightarrow AC=3CB\Rightarrow \frac{CB}{AB}=\frac{1}{4}\Rightarrow $ Chọn C.

Ví dụ 3:  Biết độ dài tự nhiên của lò xo treo vật nặng là 25cm. Nếu cắt bỏ 9 cm lò xo thì chu kỳ dao động riêng của con lắc:

A. Giảm 25%.         B. Giảm 20%.                   C. Giảm 18%.                     D. Tăng 20%

Hướng dẫn

$\frac{T'}{T}=\frac{2\pi \sqrt{\frac{m}{k'}}}{2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}}=\sqrt{\frac{k'}{k}}=\sqrt{\frac{\ell '}{\ell }}=\frac{4}{5}=80%\Rightarrow $ Giảm $100%-80%=20%\Rightarrow $ Chọn B.

Ví dụ 4:  Một lò xo đồng chất, tiết diện đều được cắt thành ba lò xo có chiều dài tự nhiên là $\ell $ (cm), ($\ell $− 10) (cm) và ($\ell $− 30) (cm). Lần lượt gắn mỗi lò xo này (theo thứ tự trên) với vật nhỏ khối lượng m thì được ba con lắc có chu kì dao động riêng tương ứng là: 2 s; $\sqrt{3}$ s và T. Biết độ cứng của các lò xo tỉ lệ nghịch với chiều dài tự nhiên của nó. Giá trị của T là

A. 1,00 s.                B. 1,28 s.                C. 1,41 s.                D. 1,50 s.

Hướng dẫn

Từ công thức $T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}$ và độ cứng tỉ lệ nghịch với chiều dài nên:

$\frac{{{T}_{2}}}{{{T}_{1}}}=\sqrt{\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}}=\sqrt{\frac{{{\ell }_{2}}}{{{\ell }_{1}}}}=\sqrt{\frac{\ell -0,1}{\ell }}=\sqrt{1-\frac{0,1}{\ell }}\Rightarrow \frac{\sqrt{3}}{2}=\sqrt{1-\frac{0,1}{\ell }}\Rightarrow \ell =0,4\left( m \right)$

$\frac{{{T}_{3}}}{{{T}_{1}}}=\sqrt{\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}}=\sqrt{\frac{{{\ell }_{3}}}{{{\ell }_{1}}}}=\sqrt{\frac{\ell -0,3}{\ell }}=\sqrt{\frac{0,4-0,3}{0,4}}=\sqrt{\frac{1}{4}}\Rightarrow {{T}_{3}}=\frac{{{T}_{1}}}{2}=1\left( s \right)\Rightarrow $ Chọn A.

Ví dụ 5: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa với biên độ A khi vật đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo lại. Bắt đầu từ thời điểm đó vật sẽ dao động điều hòa với biên độ là:

A. $A/\sqrt{2}.$                B. 2A.                     C. A/2                               D. $A\sqrt{2}$

Hướng dẫn

Độ cứng của lò xo còn lại: ${{k}_{1}}{{\ell }_{1}}=k\ell \Rightarrow {{k}_{1}}=2k$

Cơ năng dao động không thay đổi nên: $\frac{{{k}_{1}}A_{1}^{2}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}\Rightarrow {{A}_{1}}=\frac{A}{\sqrt{2}}\Rightarrow $ Chọn A.

Ví dụ 6:  Con lắc lò xo nằm ngang dao động điều hoà với biên độ A, dọc theo phương trùng với trục của lò xo. Khi vật nặng chuyển động qua vị trí cân bằng thì giữ cố định điểm I trên lò xo cách điểm cố định của lò xo một đoạn bằng b thì sau đó vật sẽ tiếp tục dao động điều hòa với biên độ bằng 0,5$\sqrt{3}$. Chiều dài tự nhiên của lò xo lúc đầu là

A. 4b/3.                  B. 4b.                      C. 2b.                     D. 3b.

Hướng dẫn

Cơ năng dao động không thay đổi nên: $\frac{{{k}_{1}}A_{1}^{2}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}\Rightarrow \frac{k}{{{k}_{1}}}=\frac{3}{4}$

Mà ${{k}_{1}}{{\ell }_{1}}=k\ell \Rightarrow {{\ell }_{1}}=\ell \frac{k}{{{k}_{1}}}\Rightarrow b=\frac{\ell }{4}\Rightarrow 4b\Rightarrow $ Chọn B

Ví dụ 7:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang. Từ vị trí cân bằng người ta kéo vật ra 8 cm rồi thả nhẹ, khi vật cách vị trí cân bằng 4 cm thì người ta giữ cố định một phần ba chiều dài của lò xo. Tính biên độ dao động mới của vật

A. $\sqrt{22}$ cm.            B. 4 cm                             C.  6,25 cm                    D. $2\sqrt{7}$cm.

Hướng dẫn

 

Phần thế năng bị nhốt: \[{{\text{W}}_{nhot}}=\frac{{{\ell }_{2}}}{\ell }\frac{k{{x}^{2}}}{2}\]

Cơ năng còn lại: $W'=W-{{W}_{nhot}}\Leftrightarrow \frac{{{k}_{1}}A_{1}^{2}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}-\frac{{{\ell }_{2}}}{\ell }\frac{k{{x}^{2}}}{2}$

Ví dụ 8:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật dao động nặng 0,1 kg. Khi t = 0 vật qua vị trí cân bằng với tốc độ 40π (cm/s). Đến thời điểm t = 1/30 s người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo. Tính biên độ dao động mới của vật

A. $\sqrt{5}$ cm.              B. 4 cm                             C. 2 cm.                               D. $2\sqrt{2}$cm.

Hướng dẫn

$T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=0,2\left( s \right);\omega =\frac{2\pi }{T}=10\pi \left( rad/s \right)\Rightarrow A=\frac{{{v}_{cb}}}{\omega }=4\left( cm \right)$

$t=\frac{1}{30}s=\frac{T}{6}\Rightarrow x=\frac{A\sqrt{3}}{2}=2\sqrt{3}\left( cm \right)$

Phần phần thế năng bị nhốt: Wnhốt $=\frac{{{\ell }_{2}}}{\ell }\frac{k{{x}^{2}}}{2}$

Cơ năng còn lại : $W'=W-{{W}_{nhot}}\Leftrightarrow \frac{{{k}_{1}}A_{1}^{2}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}\frac{{{\ell }_{2}}}{\ell }\frac{k{{x}^{2}}}{2}$

\[\Rightarrow {{A}_{1}}=\sqrt{\frac{1}{2}{{4}^{2}}-\frac{1}{2}.\frac{1}{2}{{\left( 2\sqrt{3} \right)}^{2}}}=\sqrt{5}\left( cm \right)\Rightarrow \]Chọn A.

Ví dụ 9:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật dao động nặng 0,1 kg. Khi t = 0 vật qua vị trí cân bằng với tốc độ 40π (cm/s). Đến thời điểm t = 0,15 s người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo. Tính biên độ dao động mới của vật

A. $\sqrt{5}cm$                B. 4cm.                             C. 2 cm.                               D. $2\sqrt{2}cm.$

Hướng dẫn

\[T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=0,2\left( s \right);\omega =\frac{2\pi }{T}=10\pi \left( rad/s \right);A=\frac{{{v}_{cb}}}{\omega }=4\left( cm \right);k'=2k\]

Thời điểm giữ cố đỉnh điểm chính giữa lò xo: t = 0,15s =$\frac{3T}{4}$ , lúc này vật đang ở vị trí biên nên thế năng bằng cơ năng Wt = W. Phần thế năng này

 

chia đều cho hai nửa nên phần thế năng bị nhốt là 0,5W.

Do đó, cơ năng còn lại: $W'=W-{{W}_{nhot}}=0,5W$

 hay $\frac{k'A{{'}^{2}}}{2}=0,5\frac{k{{A}^{2}}}{2}\Rightarrow A'=\sqrt{0,5}\sqrt{\frac{k}{k'}}A=2\left( cm \right)\Rightarrow $ Chọn C.

Ví dụ 10:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang gồm lò xo có độ cứng 40 N/m và vật dao động nặng 0,4 kg. Khi t = 0 vật có li độ cực đại x = A. Đến thời điểm t = 7π/30 s người ta giữ cố định điểm chính giữa của lò xo. Tính biên độ dao động mới của vật

A. $A\sqrt{5}.$                 B. A/2.                    C. $A\sqrt{7}/2$                      D. $A\sqrt{7}/4$

Hướng dẫn

$T=2\pi \sqrt{\frac{m}{k}}=\frac{\pi }{5}\left( s \right);k'=2k$ Thời điểm giữ cố dịnh điểm chính giữa lò xo:

$t=\frac{7\pi }{30}s=T+\frac{T}{6}$ lúc này vật đang ở vị trí x = A/2 nên thế năng Wt = W/4. Phần thế năng này chia đều cho hai nửa nên phần thế năng bị nhốt là Wnhốt = W/8.

 

Do đó, cơ năng còn lại: W’ = W – Wnhốt = 7W/8 hay

 $\frac{k'{{A}^{'2}}}{2}=\frac{7}{8}\frac{k{{A}^{2}}}{2}\Rightarrow A'=\sqrt{\frac{7}{8}\frac{k}{k'}A}=\frac{a\sqrt{7}}{4}\Rightarrow $ Chọn D.

 

Quy trình giải nhanh:

Bước 1: Tại thời điểm giữ cố định $x=\pm \frac{A}{n}$ nên thế năng lúc này \[{{\text{W}}_{t}}=\frac{W}{{{n}^{2}}}\]

Bước 2: Phần thế năng bi nhốt ${{W}_{nhot}}=\frac{{{\ell }_{nhot}}}{\ell }{{W}_{t}}=\frac{{{\ell }_{nhot}}}{\ell }\frac{W}{{{n}^{2}}}$

Bước 3: Cơ năng còn lại $W'=W-{{W}_{nhot}}=W\left( 1-\frac{{{\ell }_{nhot}}}{\ell {{n}^{2}}} \right)\Rightarrow \frac{k'A{{'}^{2}}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}\left( 1-\frac{{{\ell }_{nhot}}}{\ell {{n}^{2}}} \right)$

$\Rightarrow A'=A\sqrt{\frac{k}{k'}\left( 1-\frac{{{\ell }_{nhot}}}{\ell {{n}^{2}}} \right)}=A\sqrt{\frac{{{\ell }_{con\,\_lai}}}{\ell }\left( 1-\frac{{{\ell }_{nhot}}}{\ell {{n}^{2}}} \right)}$

Ví dụ 11:  Một con lắc lò xo dài dao động điều hòa trên mặt phẳng ngang với chu kì T và biên độ A. Khi t = 0 vật có li độ x = A. Đến thời điểm t = 19T + T/8 người ta giữ cố định 20% chiều dài của lò xo. Tính biên độ dao động mới của vật

A. A$\sqrt{17}$/5.            B. A/2.                              C. 3A$\sqrt{2}$ /5.                D. $A\sqrt{7}$ /4.

Hướng dẫn

Tại thời điểm giữ cố định: $t=19T+T/8\Rightarrow x=\frac{A}{\sqrt{2}}$ nên $n=\sqrt{2}$

Áp dụng công thức: $A'=A\sqrt{\frac{{{\ell }_{1}}}{\ell }\left( 1-\frac{{{\ell }_{2}}}{\ell {{n}^{2}}} \right)}$ với ${{\ell }_{2}}/\ell =0,2;{{\ell }_{1}}/\ell =0,8$ tính được $A'=\frac{3A\sqrt{2}}{5}$

$\Rightarrow $Chọn C.

Ví dụ 12:  Khi treo vật có khối lượng m lần lượt vào các lò xo 1 và 2 thì tần số dao động của các con lắc lò xo tương ứng là 3 Hz và 4 Hz. Nối 2 lò xo với nhau thành một lò xo rồi treo vật nặng m thì tần số dao động là

A. 5,0 Hz.               B. 2,2 Hz.               C. 2,3 Hz.               D. 2,4 Hz.

Hướng dẫn

${{f}_{1}}=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{{{k}_{1}}}{m}};{{f}_{2}}=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{{{k}_{2}}}{m}};{{f}_{m}}=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{\frac{{{k}_{1}}{{k}_{2}}}{{{k}_{1}}+{{k}_{2}}}}{m}}$

$\Rightarrow \frac{1}{f_{1}^{2}}+\frac{1}{f_{2}^{2}}=\frac{1}{f_{m}^{2}}\Rightarrow {{f}_{m}}=\frac{{{f}_{1}}{{f}_{2}}}{\sqrt{f_{1}^{2}+f_{2}^{2}}}=2,4\left( Hz \right)\Rightarrow $ Chọn D.

 

Ví dụ 13: Một vật treo vào hệ gồm n lò xo giống nhau ghép nối tiếp thì chu kỳ dao động lần lượt là T. Nếu vật đó treo vào hệ n lò xo đó mắc song sóng thì chu kỳ dao động là:

A. $T\sqrt{n}.$                 B. $T/\sqrt{n}$                 C/ $T/n$           D. nT

Hướng dẫn

Ví dụ 14:  Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 8 cm, đúng lúc nó qua vị trí cân bằng thì người ta ghép nối tiếp thêm một lò xo giống hệt lò xo của nó. Tính biên độ dao động mới của vật

A. $8\sqrt{2}cm$              B. 4cm.                             C. $4\sqrt{3}$ cm.                 D. $4\sqrt{2}cm$

Hướng dẫn

Độ cứng tương đương của hệ lò xo sau: $\frac{1}{{{k}_{s}}}=\frac{1}{k}+\frac{1}{k}\Rightarrow {{k}_{s}}=\frac{k}{2}$

Cơ năng dao động không thay đổi: $\frac{{{k}_{s}}A_{s}^{2}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2}\Rightarrow {{A}_{s}}=8\sqrt{2}\left( cm \right)\Rightarrow $ Chọn A.

Chú ý: Nếu đúng lúc con lắc đi qua vị trí có li độ x, một lò xo không còn tham gia dao động thì phần năng lượng bị mất đúng bằng thế năng đàn hồi của lò xo bị mất.

Ví dụ 15:  Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ A. Lò xo của con lắc gồm n lò xo ghép song song. Khi vật nặng cách vị trrí cân bằng một đoạn A/n thì một lò xo không còn tham gia dao động. Tính biên độ dao động mới.

A. \[{{A}_{s}}=\frac{\sqrt{{{n}^{2}}+n+1}}{n}\]        B. ${{A}_{s}}=\frac{\sqrt{{{n}^{2}}+n+1}}{2n}$   C. \[{{A}_{s}}=\frac{\sqrt{{{n}^{2}}-n+1}}{n}\]     D. \[{{A}_{s}}=\frac{\sqrt{{{n}^{2}}-n+1}}{2n}\]

Hướng dẫn

Phần thế năng đàn hồi chứa trong lò xo bị mất: \[{{\text{W}}_{mat}}=\frac{k{{x}^{2}}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2{{n}^{2}}}\] Đây chính là phần cơ năng bị giảm \[{{\text{W}}_{t}}-{{\text{W}}_{s}}={{W}_{mat}}\Rightarrow \frac{{{k}_{t}}{{A}^{2}}}{2}-\frac{{{k}_{s}}A_{s}^{2}}{2}=\frac{k{{A}^{2}}}{2{{n}^{2}}}\] mà

nên suy ra ${{A}_{s}}=A\frac{\sqrt{{{n}^{2}}+n+1}}{n}\Rightarrow $ Chọn A.

Chú ý: Khi cơ hệ có nhiều lò xo, tại vị trí cân bằng của vật hợp lực tác dụng lên vật bằng 0, từ đó ta biết được trạng thái của các lò xo dãn hay nén.

Ví dụ 16:  Một lò xo nhẹ có độ cứng 120 N/m được kéo căng theo phương nằm ngang và hai đàu gắn cố định A và B sao cho lò xo dãn 10 cm. Một chất điểm có khối lượng m được gắn vào điểm chính giữa của lò xo. Kích thích để m dao động nhỏ theo trục Ox trùng với trục của lò xo. Gốc O ở vị trí cân bằng chiều dương từ A đến B. Tính độ lớn lực tác dụng vào A khi m có li độ 3 cm.

A. 19,2 N.               B. 3,6 N.                 C. 9,6 N.      D. 2,4 N.

 

Hướng dẫn

$\Delta {{\ell }_{01}}=\Delta {{\ell }_{02}}=0,05\left( m \right)$

${{k}_{1}}={{k}_{2}}=\frac{{{k}_{0}}{{\ell }_{0}}}{{{\ell }_{1}}}=2{{k}_{0}}=240\left( N/m \right)$

${{F}_{1}}={{k}_{1}}\left( \Delta {{\ell }_{01}}+x \right)=240.0,08=19,2N\Rightarrow $ Chọn A.

Bài viết gợi ý: