THỜI GIAN LIÊN QUAN ĐẾN CƠ NĂNG, THẾ NĂNG, ĐỘNG NĂNG

A: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

Nếu Wt = nWđ thì toàn bộ có (n + 1) phần: thế năng “chiếm n phần” và động năng “chiếm 1 phần”

Khoảng thời gian 2 lần liên tiếp Wt = nWđ là 2t1 hoặc 2t2.

* Nếu $n=1\left( \frac{{{x}_{1}}}{A}=\frac{1}{\sqrt{2}} \right)\approx 0,71$ thì $2{{t}_{1}}=2{{t}_{2}}=\frac{T}{4}$

* Nếu $n>1\left( \frac{{{x}_{1}}}{A}>\frac{1}{\sqrt{2}}\approx 0,71 \right)$ thì $2{{t}_{1}}>\frac{T}{4};2{{t}_{2}}<\frac{T}{4}\Rightarrow \Delta {{t}_{\min }}=2{{t}_{2}}$

* Nếu $n<1\left( \frac{{{x}_{1}}}{A}<\frac{1}{\sqrt{2}}\approx 0,71 \right)$ thì $2{{t}_{1}}<\frac{T}{4};2{{t}_{2}}>\frac{T}{4}\Rightarrow \Delta {{t}_{\min }}=2{{t}_{1}}$

B: BÀI TẬP MẪU

Bài 1 : Vật nhỏ của con lắc lò xo dao động điều hòa mỗi phút thực hiện được 30 dao động. Khoảng thời gian hai lần liên tiếp vật đi qua hai điểm trên quỹ đạo mà tại các điểm đó động năng của chất điểm bằng một phần ba thế năng là

A. 7/12 s.                B. 2/3 s.                             C. 1/3 s.                  D. 10/12 s.

Hướng dẫn

$T=\frac{\Delta t}{n}=2\left( s \right)$ ;${{W}_{d}}=\frac{1}{3}{{W}_{t}}=\frac{1}{4}W\Rightarrow W_{t}^{'}=\frac{3}{4}W\Rightarrow x=\pm \frac{A\sqrt{3}}{2}$

Thời gian đi ngắn nhất từ $x=-\frac{A\sqrt{3}}{2}$ đến $x=\frac{A\sqrt{3}}{2}$ là $\frac{T}{3}=\frac{2}{3}\left( s \right)\Rightarrow $ Chọn B.

Bài 2: Một vật có khối lượng 1kg dao động điều hòa dọc theo trục Ox (O là vị trí cân bằng) với biên độ 10cm. Thời gian ngấn nhất vật đi từ vị trí x = − 6cm đến vị trí x = + 6cm là 0,1 (s). Cơ năng dao động của vật là:

A. 0,5J.                   B. 0,83J.                           C. 0,43J.                 D. 1,72J.

Hướng dẫn

\[0,1=2.\frac{1}{\omega }\arcsin \frac{6}{10}\Rightarrow \omega =12,87\left( rad/s \right)\]

$\Rightarrow W=\frac{m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}}{2}=\frac{{{1.12,87}^{2}}{{.0,1}^{2}}}{2}\approx 0,83\left( J \right)\Rightarrow $ Chọn B.

Bài 3: Một con lắc lò xo dao động với tần số góc 20 (rad/s). Tại thời điểm t1 và  t2 = t1 + Δt vật có thế năng (mốc ở vị trí cân bằng của vật) bằng bốn lần động năng. Giá trị nhỏ nhất của Δt là

A. 0,111 s.              B. 0,046 s.              C. 0,500 s.              D. 0,750 s.

Hướng dẫn

${{W}_{t}}=4{{W}_{d}}=\frac{4}{5}W\Rightarrow \left| x \right|=\sqrt{0,8}A>\frac{A}{\sqrt{2}}$

\[\Rightarrow \Delta {{t}_{\min }}=2{{t}_{2}}=2.\frac{1}{\omega }\arccos \frac{{{x}_{1}}}{A}\]

\[=2.\frac{1}{20}arccos\sqrt{0,8}\approx 0,046\Rightarrow \]Chọn B

Bài 4:  Một vật dao động điều hoà với biên độ 4 cm, cứ sau một khoảng thời gian 1/4 giây thì động năng lại bằng thế năng. Quãng đường lớn nhất mà vật đi được trong khoảng thời gian 1/6 giây là

A. 8 cm.                 B. 6 cm.                            C. 2 cm.                            D. 4 cm.

Hướng dẫn

$\frac{T}{4}=0,25\left( s \right)\Rightarrow $ T = l(s). Để đi được quãng đường lớn nhất trong thời gian 1/6 (s):

T/6 thì vật phải đi xung quanh VTCB: $S=\frac{A}{2}+\frac{A}{2}=A$ = 4(cm) => Chọn D.

Bài 5:  (ĐH−2014) Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ khối lượng 100g đang dao động điều hòa theo phương ngang, mốc tính thế năng tại vị trí cân bằng. Từ thời điểm t1 = 0 đến t2 = π/48 s, động năng của con lắc tăng từ 0,096 J đến giá trị cực đại rồi giảm về 0,064 J. Ở thời điểm t2, thế năng của con lắc bằng 0,064 J. Biên độ dao động của con lắc là

A. 5,7 cm.               B. 7,0 cm.     C. 8,0 cm.     D. 3,6 cm.

Hướng dẫn

Tại thời điểm t2 động năng bằng thế năng: $\left\{ \begin{align}

  & {{x}_{2}}=\frac{A}{\sqrt{2}} \\

 & \text{W}={{\text{W}}_{t\left( {{t}_{2}} \right)}}+{{W}_{d\left( {{t}_{2}} \right)}}=0,128\left( J \right) \\

\end{align} \right.$

Tại thời điểm t1 = 0 thì Wđ $=0,096H=3W/4;{{\text{W}}_{t}}=\text{W}/4$ nên lúc này ${{x}_{0}}=\pm A/2$

Ta có thể biểu diễn quá trình chuyển động như trên hình vẽ sau:

Ta có: ${{t}_{1}}=T/13+T/8=\pi /48\left( s \right)\Rightarrow T=0,1\pi s\Rightarrow \omega =\frac{2\pi }{T}=20\left( rad/s \right)$

Biên độ tính từ công thức: \[\text{W}=\frac{m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}}{2}\Rightarrow A=\sqrt{\frac{2W}{m{{\omega }^{2}}}}=\sqrt{\frac{2.0,128}{{{0,1.20}^{2}}}}=0,08\left( m \right)=8\left( cm \right)\]

 \[\Rightarrow \]Chọn C

C: BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1: Một con lắc lò xo dao động có phương trình li độ x = Acos(2πt/3) (cm; s). Tại thời điểm t1  và t2 = t1 + Δt, vật có động năng bằng ba lần thế năng. Giá trị nhỏ nhất của Δt là

A. 1,00 s.                B. 1,50         s.                  C. 0,50 s.                D. 0,75 s.

Bài 2: Một con lắc lò xo dao động có phương trình li độ x = Acos(2πt/3) (cm;s). Tại thời điểm t1  và t2 = t1 + Δt, vật có thể năng bằng ba lần động năng. Giá trí nhỏ nhất của Δt là

A. 1,00 s.                B. 1,50         s.                  C. 0,50 s.                D. 0,75 s.

Bài 3: Một con lắc lò xo dao động có phương trình li độ x = Acos(2πt/3) (cm; s). Tại thời điểm t1  và t2 = t1  + Δt, vật có thể năng bằng động năng. Giá trị nhỏ nhất của Δt là

A. 1,00 s.                B. 1,50 s.                C. 0,50 s.                D. 0,75 s.

Bài 4: Thời gian ngắn nhất giữa hai lần động năng bằng ba lần thế năng của vật dao động điều hòa là 40 ms. Chu kỳ dao động của vật là

A. 160 ms.              B. 0,240 s.              C. 0,080 s.              D. 120 ms.

Bài 5: Một con lắc lò xo được kích thích dao động tự do với chu kỳ 2 s. Biết tại thời điểm t = 0,1 s thì động năng và thế năng bằng nhau lần thứ nhất. Lần thứ hai động năng và thế năng bằng nhau vào thời điểm là:

A. 0,6 5.                  B. 1,1 s.                            C. 1,6s.                              D. 2,1 J.

Bài 6: Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ 10 cm, vật có khối lượng 1 kg. Thời gian ngắn nhất đi từ điểm có toạ độ −10 cm đến điểm có toạ độ +10 cm là π/10 (s). Tính cơ năng dao động.

A. 0,5 J.                  B. 0,16 J.                C. 0,3 J.                            D. 0,36 J.

Bài 7: Một vật có khối lượng 1 (kg) dao động điều hòa dọc theo trục Ox (O là vị trí cân bằng) với biên độ 10 cm. Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí x = − 5 cm đến vị trí x = + 5 cm là π/30 (s). Cơ năng dao động của vật là:

A. 0,5 J.                  B. 0,16 J.                C. 0,3 J.                            D. 0,36 J.

Bài 8: Một vật nhỏ khối lượng 1 kg dao động điều hòa theo phương ngang. Lúc đầu từ vị trí cân bằng người ta kéo vật theo phương ngang 4 cm rồi buông nhẹ. Sau thời gian t = π/30 s kể từ lúc buông, vật đi được quãng đường dài 6 cm. Cơ năng của vật là:

A. 0,16 J                 B. 0,32 J.                C. 0,48 J.                D. 0,54 J.

Bài 9: Vật dao động điều hòa với chu kì 0,9 (s). Tại một thời điểm vật có động năng bằng thế năng thì sau thời điểm đó 0,0375 (s ) động năng của vật

A. bằng ba lần thế năng hoặc một phần ba thế năng.

B. bằng hai lần thế năng.

C. bằng bốn lần thế năng hoặc một phần tư thế năng.

D. bằng một nửa thế năng.

Bài 10: Một vật dao động điều hoà, thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí động năng bằng thế năng là 0,66 s. Tại thời điểm t vật đi qua vị trí có thể năng Wt, động năng Wđ và sau đó thời gian Δt vật đi qua vị trí có động năng tăng gấp 3 lần, thế năng giảm 3 lần. Giá trị nhỏ nhất của Δt bằng

A 0,88 s.                 B. 0,22 s.                C. 0,44 s.                D. 0,11 s.

Bài 11: Con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x = Acos(ωt + π/6). Thời điểm lần đầu tiên thế năng bằng động năng là         

A. π/(12ω).              B. 0,5π/ω.               C. 0,25π/ω.             D. π/(6ω).

Bài 12: Con lắc lò xo dao động điều hòa với phương hình: x = Acosωt. Thời điểm lần đầu tiên thế năng bằng 3 lần động năng là

A. π/(12ω).              B. 5π/(6ω).              C. 0,25π/ω.             D. π/(6ω).

Bài 13: Con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x = Acos(ωt + π/6) cm (t đo bằng giây). Thời điểm lần thứ 3 thế năng bằng động năng là

A. 13π/(12ω).                    B. π/(12ω);              C. 37π/(12ω).                     D. 25π /(12ω).

Bài 14: Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa với tần số 1 Hz, biên độ 2 cm. Chọn gốc thời gian là lúc vật có li độ −1 cm và đang chuyển động về vị trí cân bằng. Thời điểm đầu tiên vật có động năng cực đại ở trong chu kì thứ hai là

A 7/12 s.                 B. 13/12 s.              C. 15/12 s.              D. 10/12 s.

Bài 15: Một vật dao động điều hoà, thời điểm thứ hai vật có động năng bằng ba lần thế năng kể từ lúc vật có li độ cực đại là 2/15 (s). Chu kỳ dao động của vật là

A. 0,8 s.                  B. 0,2 s.                            C. 0,4 s.                             D. 0,5 s.

Bài 16: Vật dao động điều hòa có vận tốc cực đại bằng 3 m/s và gia tốc cực đại bằng 30π (m/s2). Thời điểm ban đầu vật có vận tốc 1,5 m/s và thế năng đang tăng. Hỏi vào thời điểm nào sau đây vật có gia tốc bằng 15π (m/s2):

A. 0,10 s.                B. 0,15 s.                C. 0,20 s.                D. 0,05 s.

Bài 17: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Khoảng thời gian hai lần liên tiếp thế năng triệt tiêu là

A.T/2.           B. T.                       C. T/4.                             D. T/3.

Bài 18: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì T. Khoảng thời gian hai lần liên tiếp thế năng cực đại là

A. T/2.                    B. T.                       C. T/4.                              D. T/3.

Bài 19: Con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình: x = Acos(ωt) cm (t đo bằng giây). Khoảng thời gian hai lần liên tiếp thế năng bằng động năng là

A. π/ω.                    B. 0,5π/ω.              C. 0,25π/ω.             D. π/(6ω).

Bài 20: (CĐ−2010) Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình x = Acos(ωt + φ). Mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp con lắc có động năng bằng thế năng là 0,1 s. Lấy π2 = 10 . Khối lượng vật nhỏ bằng

A. 400 g.                 B. 140 g.                 C. 200 g.                 D. 100 g.

Bài 21: Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox, với chu kì T với O là vị trí cân bằng. Nếu lúc đầu vật có li x = x0 = 0 thì cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu vật lại cách vị trí cân bằng một khoảng nhu cũ? Chọn phương án đúng.

A. T/2.                    B. T.                      C. T/4.                              D. T/3.

Bài 22: Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox, với chu kì T, biên độ A, với O là vị trí cân bằng. Neu lúc đầu vật có li x = x0 = ±A thì cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu vật lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ? Chọn phương án đúng.

A.T/2.           B. T.                       C. T/4.                              D. T/3.

Bài 23: Một chất điểm dao động điều hòa dọc theo trục Ox, với chu kì T, biên độ A, với O là vị trí cân bằng. Nếu lúc đầu vật có li x = x0 (với 0 < |x0| < A) thì cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là bao nhiêu vật lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ? Chọn phương án đúng.

A. T/2.                    B. T.                       C. T/4.                              D. T/3.

Bài 24: Một con lắc lò xo (độ cứng của lò xo là 100 N/m) dao động điều hòa theo phương ngang. Cứ sau 0,05 s thì vật nặng của con lắc lại cách vị trí cân bằng một khoảng như cũ nhỏ hcm biên độ. Lấy π2 = 10. Khối lượng vật nặng của con lắc bằng

A. 250 g.                 B 50 g.                              C. 25 g.                             D. 100 g.

Bài 25: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acosωt. Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng 0,05 s thì động năng bằng nửa cơ năng (chu kì dao động lớn hơn 0,05 s). Số dao động toàn phần con lắc thực hiện được trong mỗi giây là

A 5.                        B. 10T                               C. 20.                     D. 2,5. 

Bài 26: Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên phương nằm ngang trên một quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10 cm. Trong một chu kì dao động, cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng 0,0625 s thì động năng dao động bằng thế năng dao động. Khối lượng của vật nặng là 100 g. Động năng cực đại của con lắc là

A. 0,04 J                 B. 0,16 J.                 C. 0,32 J.               D. 0,08 J.

Bài 27: Vật dao động điều hòa cứ mỗi phút thực hiện được 30 dao động. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà động năng của vật bằng 1/2 cơ năng của nó là

A. 2 s            B. 0,25 s.                C. 1 s.                              D. 0,5 s.

 

1.C

2.C

3.D

4.B

5.A

6.A

7.A

8.B

9.A

10.B

11.A

12.D

13.A

14.B

15.C

16.B

17.A

18.A

19.B

20.A

21.A

22.A

23.C

24.D

25.A

26.D

27.D

 

 

 

Bài viết gợi ý: