BÀI TẬP ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM (P1)

 

Bài 1:Hai lò xo: lò xo một dài thêm 2 cm khi treo vật m1 = 2kg, lò xo 2 dài thêm 3 cm khi treo vật m2 = 1,5kg. Tìm tỷ số k1/k2.

Hướng dẫn

                                          

Khi gắn vật lò xo dài thêm đoạn l. Ở vị trí cân bằng

                 \[\left| \overrightarrow{{{F}_{0}}} \right|=\left| \overrightarrow{P} \right|\Leftrightarrow k\Delta l=mg\]      

Với lò xo 1: \[k\Delta {{l}_{1}}={{m}_{1}}g\]         (1)                                                               

Với lò xo 1: \[k\Delta {{l}_{2}}={{m}_{2}}g\]       (2)

Lập tỷ số (1), (2) ta được                             

                \[\frac{{{k}_{1}}}{{{k}_{2}}}=\frac{{{m}_{1}}}{{{m}_{2}}}.\frac{\Delta {{l}_{2}}}{\Delta {{l}_{1}}}=2\]        

Bài 2 :Một xe tải kéo một ô tô bằng dây cáp. Từ trạng thái đứng yên sau 100s ô tô đạt vận tốc V = 36km/h. Khối lượng ô tô là m = 1000 kg. Lực ma sát bằng 0,01 trọng lực ô tô. Tính lực kéo của xe tải trong thời gian trên.

Hướng dẫn

         

Chọn hướng và chiều như hình vẽ                

Ta có gia tốc của xe là:

\[a=\frac{v-{{v}_{0}}}{t}=0,1m/{{s}^{2}}\]

Theo định luật II Newtơn :  \[\overrightarrow{F}+\overrightarrow{{{F}_{ms}}}=m\overrightarrow{a}\]

                                         \[\Rightarrow F={{F}_{ms}}+ma=200N\]

Bài 3:Hai lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1 = 100 N/m, k2 = 150 N/m, có cùng độ dài tự nhiên L0 = 20 cm được treo thẳng đứng như hình vẽ. Đầu dưới 2 lò xo nối với một vật khối lượng m = 1kg. Lấy g = 10m/s2. Tính chiều dài lò xo khi vật cân bằng.      

Hướng dẫn

                   

Khi cân bằng: F1 + F2 = P

Với  \[{{F}_{1}}={{k}_{1}}\Delta l\] và   \[{{F}_{2}}={{k}_{2}}\Delta l\]        

nên  \[({{k}_{1}}+{{k}_{2}})\Delta l=P\]    

\[\Rightarrow \Delta l=\frac{P}{{{k}_{1}}+{{k}_{2}}}=0,04m\]

Vậy chiều dài của lò xo là: 

\[L={{l}_{0}}+\Delta l=24cm\]  

 Bài 4:Tìm độ cứng của lò xo ghép theo cách sau:

Hướng dẫn

 

Hướng và chiều như hình vẽ:

Khi kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn x thì :

Độ dãn lò xo 1 là x, độ nén lò xo 2 là x

Tác dụng vào vật gồm 2 lực đàn hồi \[{{\overrightarrow{F}}_{1}};\overrightarrow{{{F}_{2}}}\]

                    \[\overrightarrow{F}=\overrightarrow{{{F}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{2}}}\]  

Chiếu lên trục Ox ta được :

                  \[F=-{{F}_{1}}-{{F}_{2}}=-({{k}_{1}}+{{k}_{2}})x\]        

Vậy độ cứng của hệ ghép lò xo theo cách trên là:

                      \[k={{k}_{1}}+{{k}_{2}}\]    

Bài 5 :Hai vật A và B có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang và được nối với nhau bằng dây không dẫn, khối lượng không đáng kể. Khối lượng 2 vật là mA = 2kg, mB = 1kg, ta tác dụng vào vật A một lực F = 9N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa hai vật với mặt bàn là m = 0,2. Lấy g = 10m/s2.  Hãy tính gia tốc chuyển động.

Hướng dẫn

         

Đối với vật A ta có:

                \[\overrightarrow{{{P}_{1}}}+\overrightarrow{{{N}_{1}}}+\overrightarrow{F}+\overrightarrow{{{T}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{ms1}}}={{m}_{1}}\overrightarrow{{{a}_{1}}}\]  

Chiếu xuống Ox ta có: F - T1 - Fms1 = m1a1

Chiếu xuống Oy ta được: -m1g + N1 = 0

Với Fms1 = kN1 = km1g

          F - T1 - k m1g = m1a1                                     (1)

* Đối với vật B:

        \[\overrightarrow{{{P}_{2}}}+\overrightarrow{{{N}_{2}}}+\overrightarrow{F}+\overrightarrow{{{T}_{2}}}+\overrightarrow{{{F}_{ms2}}}={{m}_{2}}\overrightarrow{{{a}_{2}}}\] 

Chiếu xuống Ox ta có:  T2 - Fms2 = m2a2

Chiếu xuống Oy ta được: -m2g + N2 = 0

Với Fms2 = k N2 = k m2g

   T2 - k m2g = m2a   (2)

Vì T1 = T2 = T và a1 = a2 = a nên:

              F - T - k m1g = m1a        (3)

             T - k m2g = m2a      (4)

Cộng (3) và (4) ta được  F - k(m1 + m2)g = (m1+ m2)a  

\[\Rightarrow a=\frac{F-\mu ({{m}_{1}}+{{m}_{2}})g}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}=1m/{{s}^{2}}\]

 Bài 6 :Hai vật cùng khối lượng m = 1kg được nối với nhau bằng sợi dây không dẫn và khối lượng không đáng kể. Một trong 2 vật chịu tác động của lực kéo \[\overrightarrow{F}\] hợp với phương ngang góc a = 300 . Hai vật có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang góc a = 300. Hệ số ma sát giữa vật và bàn là 0,268. Biết rằng dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 10 N. Tính lực kéo lớn nhất để dây không đứt. Lấy \[\sqrt{3}=1,732\]

 

Hướng dẫn

 

Vật 1 có :

\[\overrightarrow{{{P}_{1}}}+\overrightarrow{{{N}_{1}}}+\overrightarrow{F}+\overrightarrow{{{T}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{ms1}}}={{m}_{1}}\overrightarrow{{{a}_{1}}}\]

Chiếu xuống Ox ta có: F.cos 300 - T1 - Fms1 = m1a1

Chiếu xuống Oy         : Fsin 300 - P1 + N1 = 0

Và Fms1 = k N1 = k(mg - Fsin 300)

F.cos 300 - T1k(mg - Fsin 300) = m1a1     (1)

Vật 2:

\[\overrightarrow{{{P}_{2}}}+\overrightarrow{{{N}_{2}}}+\overrightarrow{F}+\overrightarrow{{{T}_{2}}}+\overrightarrow{{{F}_{ms2}}}={{m}_{2}}\overrightarrow{{{a}_{2}}}\]

Chiếu xuống Ox ta có:   T - Fms2 = m2a2

Chiếu xuống Oy         :   -P2 + N2 = 0

Mà Fms2 = k N2 = km2g

T2 - k m2g = m2a2

Hơn nữa vì m1 = m2 = m; T1 = T2 = T ; a1 = a2 = a

F.cos 300 - T - k(mg - Fsin 300) = ma      (3)

T - kmg = ma                    (4)

Từ (3) và (4)

\[\Rightarrow T=\frac{T(cos{{30}^{\circ }}+\mu \sin {{30}^{\circ }})}{2}\le {{T}_{\max }}\]

\[F\le \frac{2{{T}_{\max }}}{cos{{30}^{\circ }}+\mu \sin {{30}^{\circ }}}=20\]

Vậy Fmax = 20 N

Bài 7:Hai vật A và B có khối lượng lần lượt là mA = 600g, mB = 400g được nối với nhau bằng sợi dây nhẹ không dãn và vắt qua ròng rọc cố định như hình vẽ. Bỏ qua khối lượng của ròng rọc và lực ma sát giữa dây với ròng rọc. Lấy g = 10m/s2. Tính gia tốc chuyển động của mối vật. 

                    

Hướng dẫn

         

Khi thả vật A sẽ đi xuống và B sẽ đi lên do mA > mB

TA = TB = T

aA = aB = a

Đối với vật A: mAg - T = mA.a

Đối với vật B: -mBg + T = mB.a

* (mA - mB).g = (mA + mB).a

\[a=\frac{{{m}_{A}}-{{m}_{B}}}{{{m}_{A}}+{{m}_{B}}}.g'=2m/{{s}^{2}}\]

Bài 8: Ba vật có cùng khối lượng m = 200g được nối với nhau bằng dây nối không dãn như hình vẽ. Hệ số ma sát trượt gjữa vật và mặt bàn là \[\mu \]= 0,2. Lấy g = 10m/s2. Tính gia tốc khi hệ chuyển động.

                   

Bài giải:

                    

Chọn chiều như hình vẽ. Ta có:

   \[\overrightarrow{{{P}_{3}}}+\overrightarrow{{{N}_{3}}}+\overrightarrow{{{F}_{3}}}+\overrightarrow{{{T}_{4}}}+\overrightarrow{{{T}_{3}}}+\overrightarrow{{{F}_{ms2}}}+\overrightarrow{{{P}_{2}}}+\overrightarrow{{{N}_{2}}}+\overrightarrow{{{T}_{2}}}+\overrightarrow{{{T}_{1}}}+\overrightarrow{{{P}_{1}}}=M\overrightarrow{a}\]  

Do vậy khi chiếu lên các hệ trục ta có:

\[\Rightarrow a=\frac{1-2\mu }{3}g=2m/{{s}^{2}}\]

Bài 9: Một xe trượt không vận tốc đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng góc  = 300. Hệ số ma sát trượt là \[\mu \]= 0,3464. Chiều dài mặt phẳng nghiêng là l = 1m. lấy g = 10m/s2 và \[\sqrt{3}=1,732\] Tính gia tốc chuyển động của vật.

Hướng dẫn

         

Các lực tác dụng vào vật:

  1. Trọng lực \[\overrightarrow{P}\]
  2. Lực ma sát \[\overrightarrow{{{F}_{ms}}}\]
  3. Phản lực \[\overrightarrow{N}\] của mặt phẳng nghiêng

4)       Hợp lực   

\[\overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{{{F}_{ms}}}=m\overrightarrow{a}\]

Chiếu lên trục Oy: -Pcos\[\alpha \] + N = 0

 N = mg cos\[\alpha \]             (1)

Chiếu lên trục Ox : Psin\[\alpha \]- Fms = max

mgsin\[\alpha \]- \[\mu \]N = max         (2)

từ (1) và (2) - mgsin\[\alpha \] - \[\mu \] mg cos\[\alpha \]= max

a = g(sin\[\alpha \]- \[\mu \]cos\[\alpha \])

          = 10(1/2 - 0,3464.\[\sqrt{3}\]/2) = 2 m/s2

 Bài 10 :Cần tác dụng lên vật m trên mặt phẳng nghiêng góc  một lực F bằng bao nhiêu để vật nằm yên, hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là k , khi biết vật có xu hướng trượt xuống.

         

Hướng dẫn

         

Chọn hệ trục Oxy như hình vẽ.

Áp dụng định luật II Newtơn ta có :

\[\overrightarrow{F}+\overrightarrow{P}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{{{F}_{ms}}}=0\]

Chiếu phương trình lên trục Oy: N - Pcos\[\alpha \] - Fsin\[\alpha \] = 0

  N = Pcos\[\alpha \] + F sin\[\alpha \]

      Fms = kN = k(mgcos\[\alpha \] + F sin\[\alpha \])

Chiếu phương trình lên trục Ox : Psin\[\alpha \] - F cos\[\alpha \] - Fms = 0

 F cos\[\alpha \] = Psin\[\alpha \] - Fms = mg sin\[\alpha \] - kmg cos\[\alpha \] - kF sin\[\alpha \]

\[\Rightarrow F=\frac{mg(\sin \alpha -k\cos \alpha )}{\cos \alpha +k\sin \alpha }=\frac{mg(tg\alpha -k)}{1+ktg\alpha }\]

 Bài 11:Xem hệ cơ liên kết như hình vẽ m1 = 3kg; m2 = 1kg; hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là \[\mu \] = 0,1 ;  = 300; g = 10 m/s2. Tính sức căng của dây?

         

Hướng dẫn

         

Giả thiết m1 trượt xuống mặt phẳng nghiêng và m2 đi lên, lúc đó hệ lực có chiều như hình vẽ. Vật chuyển động nhanh dần đều nên với chiều dương đã chọn, nếu ta tính được a > 0 thì chiều chuyển động đã giả thiết là đúng.

Đối với vật 1:         

\[\overrightarrow{{{T}_{1}}}+\overrightarrow{{{P}_{1}}}+\overrightarrow{N}+\overrightarrow{{{F}_{ms}}}={{m}_{1}}\overrightarrow{{{a}_{1}}}\]

Chiếu hệ xOy ta có: m1gsin\[\alpha \] - T - \[\mu \]N = ma

                              -m1g cos\[\alpha \] + N = 0

*    m1gsin\[\alpha \] -T -\[\mu \]m1g cos\[\alpha \] = ma          (1)

Đối với vật 2:

\[\overrightarrow{{{T}_{2}}}+\overrightarrow{{{P}_{2}}}={{m}_{2}}\overrightarrow{{{a}_{2}}}\]

Nên  -m2g + T = m2a                       (2)

Cộng (1) và (2) có m1gsin\[\alpha \] -\[\mu \]m1g cos\[\alpha \] = (m1 + m2)a

\[\Rightarrow a=\frac{mg\sin \alpha -\mu {{m}_{1}}\cos \alpha -{{m}_{2}}g}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}\approx 0,6m/{{s}^{2}}\]

Vì a > 0, vậy chiều chuyển động đã chọn là đúng

* T = m2 (g + a) = 1(10 + 0,6) = 10,6 N

 

 

Bài viết gợi ý: