BÀI TOÁN SỬ DỤNG VTLG (P2)

 

A: KIẾN THỨC CẦN CÓ

1. Tìm trạng thái quá khứ và tương lai đối với bài toán chưa cho biết phương trình của x, v, a, F...

 

+ Dựa vào trạng thái ở thời điểm t0 để xác định vị trí tương ứng trên vòng tròn lượng giác.

+ Để tìm trạng thái thời điểm (${{t}_{0}}-\Delta t$ ) ta quét theo chiều âm một góc $\Delta \varphi =\omega \Delta t.$

+ Để tìm trạng thái ở thời điểm (${{t}_{0}}+\Delta t$ ) ta quét theo chiều dương một góc $\Delta \varphi =\omega \Delta t$

 

 

 

2. Tìm trạng thái quá khứ và tương lai đối với bài toán cho biết phương trình của x, v, a, F...

Phương pháp chung:

Biết tại thời điểm t vật có li độ x = x1.

Cách 1: Giải phương trình bằng PTLG.

Các bước giải bài toán tìm li độ, vận tốc dao động sau (trước) thời điểm t một khoảng Δt.

* Từ phương trình dao động điều hoà: x = Acos(ωt + φ) cho x = x1.

Lấy nghiệm $\omega t+\varphi =\alpha $ ứng với x đang giảm (vật chuyển động theo chiều âm vì v < 0) hoặc $\omega t+\varphi =-\alpha $ ứng với x đang tăng (vật chuyển động theo chiều dương)

(với$0\le \alpha =\arccos \left( {{x}_{1}}\div A \right)=shift\cos \left( {{x}_{1}}\div A \right)\le \pi $ )

* Li độ và vận tốc dao động sau (trước) thời điểm đó Δt giây là:

Ngày nay với sự xuất hiện của máy tính cầm tay như Casio 570ES, 570ESplus...ta xây dựng quy trình giải nhanh như sau:

* Li độ và vận tốc sau thời điểm t một khoảng thời gian Δt lần lượt bấm như sau:

* Li độ và vận tốc trước thời điểm t một khoảng thời gian Δt lần lượt bấm như sau:

 (Lấy dấu cộng trước shift cos(\[{{x}_{1}}\div A\] ) nếu ở thời điểm t li độ đang giảm (đi theo chiều âm) và lấy dấu trừ nếu i độ đang tăng (đi theo chiều dương))

Cách 2: Dùng vòng tròn lượng giác (VTLG)

B: BÀI TẬP

Ví dụ 1:  Một chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ 1 m/s trên đường tròn đường kính 0,5 m. Hình chiếu M’ của điểm M lên đường kính của đường ưòn dao động điều hòa. Biết tại thời điểm t = t0, M’ đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Hỏi trước thời điểm và sau thời điểm t0 là 8,5 s hình chiếu M’ ở vị trí nào và đi theo chiều nào?

Hướng dẫn

Cách 1: Dùng VTLG

Biên độ và tần số góc lần lượt là:

Góc cần quét: $\Delta \Phi =\omega \Delta t=34\,rad\approx 10,8225=5.2\pi +0,08225\pi $

+ Để tìm trạng thái ở thời điểm t = t0  −  8,5 s ta chỉ cần quét theo chiều âm góc 0,8225π:

$x=25\cos \left( 0,3225\pi  \right)$ $\approx 13,2$ > 0 . Lúc này chất điểm nằm ở nửa dưới nên hình chiếu đi theo chiều dương.

+ Để tìm trạng thái ở thời điểm t = t0 + 8,5 s ta chỉ cần quét theo chiều dương góc 0,8225π. Suy ra:  $x=-25\cos 0,3225\pi \approx -13,2cm$ < 0. Lúc này chất điểm nằm ở nửa dưới nên hình chiếu đi theo chiều dương.

Cách 2: Dùng PTLG

Không làm mất tính tổng quát của bài toán ta chọn gốc thời gian t = t0 = 0 thì phương trình li độ và phương trình vận tốc có dạng:

Để tìm trạng thái trước thời điểm t0 một khoảng 8,5s ta chọn t =  −  8,5s

Lúc này vật có li độ 13,2 cm và đang đi theo chiều dương.

Để tìm trạng thái sau thời điểm t0 một khoảng 8,5 s ta cho t = +8,5 s:

 

Lúc này vật có li độ  − 13,2 cm và đang đi theo chiều dương.

Chú ý: Phối hợp cả hai phương pháp chúng ta có thể rút ra quy trình giải nhanh cho loại bài toán này như sau:

Bước 1: Chọn gốc thời gian t = t0 = 0 và dùng VTLG để viết pha dao động: $\Phi =\omega t+\varphi $

Bước 2: Lần lượt thay t =  − Δt và t = +Δt để tìm trạng thái quá khứ và trạng thái tương lai:

v > 0: Vt đi theo chiều dương (x đang tăng)

v < 0: Vật đi theo chiều âm (x đang giảm)

Ví dụ 2: Một chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ 0,75 m/s trên đường tròn bán kính 0,25 m. Hình chiếu M’ của điểm M lên đường kính ca đường tròn dao động điều hòa. Biết tại thời điểm han đầu, M’ đi qua vị trí x = A/2 theo chiều âm. Tại thời điểm t 

A. 24,9 cm theo chiều dương                  C. 22,6 cm theo chiều dương.

B. 24,9 cm theo chiều âm.                           D. 22,6 cm theo chiều âm.

Hướng dẫn

* Biên độ và tần số góc:

$A=25\left( cm \right);\omega =\frac{{{v}_{T}}}{A}=3\left( rad/s \right)$

Pha dao động có dạng: $\Phi =3t+\frac{\pi }{3}$

Thay t = 8 s thì


 

Ví dụ 3:  Vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox (với O là vị trí cân bằng), với chu kì 2 (s), với biên độ A. Sau khi dao động được 4,25 (s) vật ở li độ cực đại. Tại thời điểm ban đầu vật đi theo chiều

A. ơng qua vị trí có li độ A/$\sqrt{2}$ .                      B. âm qua vị trí có li độ A$\sqrt{2}$.

C. dương qua vị trí có li độ A/2.             D. âm qua vị trí có li độ A/2.

Hướng dẫn

Chọn lại gốc thời gian t = t0 = 4,25 s thì pha dao động có dạng: $\Phi =\frac{2\pi }{T}t=\pi t$

 

Để tìm trạng thái ban đầu ta cho t =  − 4,25 s thì

Sau khi đã hiểu rõ phương pháp học sinh có thể rút gọn cách trình bày để phù hợp với hình thức thi trắc nghiêm.

 

Ví dụ 4:  Vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox (với O là vị trí cân bằng), với chu kì 1,5 (s), với biên độ A. Sau khi dao động được 3,25 (s) vật ở li độ cực tiểu. Tại thời điểm ban đầu vật đi theo chiều A. dương qua vị trí có li độ

A. dương qua vị trị li độ A/2                             B. âm qua vị trí có li độ A/2.

C. dương qua vị trí có li độ  − A/2.                                 D. âm qua vị trí có li độ  − A/2.

Hướng dẫn

Chọn lại gốc thời gian t = t0 = 3,25 s thì  $\phi =\frac{2\pi }{T}t+\pi =\frac{4\pi t}{3}+\pi $

Để tìm trạng thái ban đầu ta cho t =  − 3,25 s thì

Ví dụ 5:  Một chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ 0,75 m/s trên đường tròn đường kính 0,5 m. Hình chiếu M’ của điểm M lên đường kính của đường tròn dao động điều hòa. Biết tại thời điểm ban đầu, M’ đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Tại thời điểm t = 8 s hình chiếu M’qua li độ

A.  − 10,17 cm theo chiều dương.               B.  − 22,64 cm theo chiều âm.

C. 22,64 cm theo chiều dương.               D. 22,64 cm theo chiều âm.

Hướng dẫn

$A=0,25\left( m \right);\omega =\frac{{{v}_{T}}}{A}=3\left( rad/s \right)\Rightarrow \phi =3t+\frac{\pi }{2}$

Ví dụ 6:  Một vật thực hiện dao động điều hoà với biên độ A tại thời điểm t1 = 1,2 s vật đang ở vị trí x = A/2 theo chiều âm, tại thời điểm t2 = 9,2 s vật đang ở biên âm và đã đi qua vị trí cân bằng 3 lần tính từ thời điểm t1. Hỏi tại thời điểm ban đầu thì vật đang ở đâu và đi theo chiều nào.

A. 0,98 chuyển động theo chiều âm.                 B. 0,98A chuyển động theo chiều dương

C. 0,588A chuyển động theo chiều âm.             D. 0,55A chuyển động theo chiều âm.

Hướng dẫn

Chọn lại gốc thời gian t = t1 = 1,2 s thì pha dao động có dạng: $\phi =\omega t+\frac{\pi }{3}$

Từ M1 quay một vòng (ứng với thời gian T) thì vật qua vị trí cân bằng 2 lần, rồi quay tiếp một góc 2π/3 (ứng với thời gian T/3) vật đến biên âm và tổng cộng đã qua vị trí cân bằng 3 lần.

Ta có: $T+\frac{T}{3}=9,2-1,2\Rightarrow T=6\left( s \right)$

$\Rightarrow \omega =\frac{2\pi }{T}=\frac{\pi }{3}\left( rad/s \right)$

 Để tìm trạng thái ban đầu ta cho t =  − 1,2 s thì

Ví dụ 7:  Một vật dao động theo phương trình x = 4.cos(πt/6) (cm) (t đo bằng giây). Tại thời điểm ti li độ là 2$\sqrt{3}$cm và đang giảm. Tính li độ sau thời điểm t1 là 3 (s).

A.  − 2,5 cm.           B.  − 2 cm.             C. 2 cm.                            D. 3 cm.

Hướng dẫn

Cách 1:  Dùng PTLG:

$\Rightarrow {{x}_{\left( t+3 \right)}}=4\cos \left( \frac{\pi t}{6}+\frac{\pi }{2} \right)=-2\left( cm \right)\Rightarrow $ Chọn B.

Bấm máy tính chọn đơn vị góc rad

Bấm nhấm: $4\cos \left( \frac{\pi }{6}x3+shift\cos \left( 2\sqrt{3}\div 4 \right) \right)$ rồi bấm = sẽ được – 2 $\Rightarrow $ Chọn B.

Cách 2: Dùng VTLG:

Tại thời điểm t1 có li độ là $2\sqrt{3}$ cm và đang giảm nên chất điểm chuyển động đều nằm tại M1

+ Để tìm trạng thái ở thời điểm t = t1 + 3 s ta quét theo chiều dương góc:$\Delta \Phi =\omega \Delta t+\frac{\pi }{2}$ và lúc này chuyển động tròn đều nằm tại M2. Đim M2 nằm ở nửa trên vòng tròn nên hình chiếu của nó đi theo chiều âm (x đang giảm).

Li độ của dao động lúc này là:

 ${{x}_{2}}=4\cos \left( \frac{\pi }{6}+\frac{\pi }{2} \right)=-2\left( cm \right)$ => Chọn B.

 Chú ý: Phối hợp cả hai phương pháp chúng ta có thể rút ra quy trình giải nhanh cho loại bài toán này như sau:

Bước 1: Chọn gốc thời gian t = t0 và dùng VTLG để viết pha dao động:$\phi =\omega t+\varphi .$ .

Bước 2: Thay t =  −  Δt và t = + Δt để tìm trạng thái quá khứ và trạng thái tương lai:

v > 0: Vật đi theo chiều dương (x đang tăng)

v < 0: Vật đi theo chiều âm (x đang giảm)

Cách 3: Chọn lại gốc thời gian t = t1 thì pha dao động có dạng: $\phi =\frac{\pi t}{6}+\frac{\pi }{6}$

Để tìm trạng thái sau đó 3 s ta cho t = +3 s thì

$\Rightarrow $ Chọn B.

 

 Kinh nghiệm:  Chọn lại gốc thời gian trùng với trạng thái đã biết tức là viết lại pha dao động $\phi =\omega t+\varphi $. Từ đó ta tìm được trạng thái quá khứ hoặc tương lai

Ví dụ 8:  Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình x = 5sin(5πt + φ) (x tính bằng cm và t tính bằng giây). Tại thời điểm t0, chất điểm có li độ 3 cm và đang tăng. Gọi li độ và vận tốc của chất điểm ở thời điểm trước đó 0,1 s và sau đó 0,1 (s) lần lượt là x1, v1, x2, v2. Chọn phương án đúng.

A. x1 = 4cm.       B. x2 =  − 4cm. C. v1 = − 15π cm/s.          D. v2 = − 15π cm/s.

Hướng dẫn

Chọn lại gốc thời gian t = t0 và viết phương trình li độ dạng hàm cos thì pha  dao động

có dạng: $\phi =5\pi t-\arccos \frac{3}{5}$ .

Để tìm trạng thái trước t0 là 0,1 s ta cho t =  − 0,1 s 

Để tìm trạng thái sau t0 là 0,1 s ta cho t = +0,1 s thì

Kinh nghiệm: Đối với bài toán liên quan đến chiều tăng (giảm) (chiều dương, chiều âm) thì nên dùng VTLG. Đối với bài toán không liên quan đến chiều tăng giảm (chiều dương chiều âm) thì nên dùng PTLG.

Ví dụ 9:  Một vật dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình: x = 20cos2πt (cm) (t đo bằng giây). Vào một thời điểm nào đó vật có li độ là $10\sqrt{3}$cm thì li độ vào thời điểm ngay sau đó 1/12 (s) là

A. 10 cm hoặc 5 cm.                    B. 20 cm hoặc 15 cm.

C. 10 cm hoặc 15 cm.                  D. 10 cm hoặc 20 cm.

Hướng dẫn

Bài toán này nên dàng phương pháp GPTLG vì bài toán không nói rõ qua li độ $10\sqrt{3}$cm đi theo chiều dương hay chiều âm:

${{x}_{\left( 1+1/12 \right)}}=20\cos 2\pi \left( t+\frac{1}{12} \right)=40\cos \left( \pm \frac{\pi }{6}+\frac{\pi }{6} \right)=\left[ \begin{align}

  & 10\left( cm \right) \\

 & 20\left( cm \right) \\

\end{align} \right.\Rightarrow $ Chọn D

Bấm nhấp tính (chọn gốc rad)

Bấm nhập: $20\cos \left( 2x.\frac{1}{12}+shift\cos \left( 10\sqrt{3}\div 20 \right) \right)$ rồi bấm = sẽ được 10.

Bấm nhập: $20\cos \left( 2\pi .\frac{1}{12}-shift\cos \left( 10\sqrt{3}\div 20 \right) \right)$ rồi bầm = sẽ được 20.

Nếu tính vận tốc thì bấm máy tính (chọn đơn vị góc rad)

Bấm nhập: $20\cos \left( 2x.\frac{1}{12}+shift\cos \left( 10\sqrt{3}\div 20 \right) \right)$ rồi bấm = sẽ được  − 108,8.

Bấm nhập: $20\cos \left( 2\pi .\frac{1}{12}-shift\cos \left( 10\sqrt{3}\div 20 \right) \right)$ rồi bầm = sẽ được 0.

Ví dụ 10:  Một vật dao động điêu hòa theo phương ngang, trong thời gian 100 giây nó thực hiện đúng 50 dao động. Tại thời điềm t vật có li độ 2 cm và vận tốc $4\pi \sqrt{3}$ (cm/s). Hãy tính li độ cua vật đó ở thời điềm (t + 1/3 s)

A. 7 cm                  B. – 7cm                 C. 8 cm                             D. – 8 cm

Hướng dẫn

 

${{x}_{\left( t+\frac{1}{3} \right)}}=A\cos \pi \left( t+\frac{1}{3} \right)=A\cos \left( \pi t+\frac{\pi }{3} \right)=A\cos \pi t.\cos \frac{\pi }{3}-A\sin \pi t.\sin \frac{\pi }{3}=7\left( cm \right)$

Bấm máy tính (chọn đơn vị góc rad):

Tính A trước: $A=\sqrt{x_{1}^{2}+\frac{v_{1}^{2}}{{{\omega }^{2}}}}=2\sqrt{13}\left( cm \right)$

Bấm nhập: $2\sqrt{13}\cos \left( \pi .\frac{1}{3}-shift\cos \left( \frac{2}{2\sqrt{13}} \right) \right)$ rồi bấm = sẽ được 7

$\Rightarrow {{x}_{2}}=7\left( cm \right)\Rightarrow $ Chọn A.

Ví dụ 11:  Một vật dao động điều hòa dọc theo Ox với tần số góc π rad/s. Tại thời điểm t vật có li độ 2 cm và vận tốc $4\pi \sqrt{3}$ (cm/s). Vận tốc của vật đó ở thời điểm (t + 1/3 s) gần giá trị nào nhất trong số các giá trị sau đây?

A. 16 cm/s.             B.  − 5 cm/s.           C. 5 cm/s.               D.  −  16 cm/s.

Hướng dẫn

\[{{v}_{\left( t+\frac{1}{3} \right)}}=-\pi A\sin \left( t+\frac{1}{2} \right)=-\pi A\sin \left( \pi t+\frac{\pi }{3} \right)=-\pi A\sin \pi t.\cos \frac{\pi }{3}-\pi A\cos \pi t.\sin \frac{\pi }{3}\]

$=\pi \sqrt{3}\left( cm/s \right)\approx 5,44\left( cm/s \right)\Rightarrow $ Chọn C.

Bấm máy tính (chọn đơn vị góc rad):

Tính A trước: $A=\sqrt{x_{1}^{2}+\frac{v_{1}^{2}}{{{\omega }^{2}}}}=2\sqrt{3}\left( cm \right)$

Bấm nhập: $-2\pi \sqrt{13}\sin \left( \pi \,x\,\frac{1}{3}-shift\cos \left( \frac{2}{2\sqrt{13}} \right) \right)$ rồi bấm= sẽ được 5,44 $\Rightarrow $ Chọn C.

Ví dụ 12:  Xét con lắc dao động điều hòa với tần số dao động là ω = 10π (rad/s). Thời điểm t = 0,1 (s), vật nằm tại li độ x = +2 cm và có trí cân bằng. Hỏi tại thời điểm t = 0,05 (s), vật đang ở li độ và có vận tốc bằng bao nhiêu:

A. x = +2cm, v = + 0,2π m/s.                 B. x = − 2 cm, v = − 0,2 π m/s.

C. x = − 2cm, v = + 0,2 π m/s.               D. x = + 2cm, v = − 0,2 π m/s.

Hướng dẫn

Ví dụ 13: Một vật dao động điều hòa theo trục Ox (O và vị trí cân bằng) với tần số góc 4π (rad/s). Tại thời điểm t0 vật có vận tốc $4\pi \sqrt{3}$ cm/s. Hãy tính li độ  của vật đó ở thời điểm $\left( {{t}_{0}}+0,875s \right)$

A. $\sqrt{3}\,cm$              B. $-\sqrt{3}\left( cm \right)$               C. 2cm.                             D. – 2cm.

Hướng dẫn

${{x}_{\left( t+\frac{1}{2} \right)}}=A\cos 4\pi \left( t+0,875 \right)=A\cos \left( 4\pi +7.\frac{\pi }{2} \right)=A\sin 4\pi t=-\sqrt{3}\left( cm \right)\Rightarrow $ Chọn B

Ví dụ 14:  Một vật dao động điều hòa có chu kì T. Tại một thời điểm vật cách vị trí cân bằng 6 cm, sau đó T/4 vật có tốc độ 12π cm/s. Tìm T.

A. 1 s.           B. 2 s.           C.$\sqrt{2}$                                D. 0,5 s.

Hướng dẫn

$\Rightarrow T=\frac{2\pi }{\omega }=1\left( s \right)\Rightarrow $ Chọn A.

Ví dụ 15:  (ĐH − 2012) Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ khối lượng m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với chu kì T. Biết ở thời điểm t vật có li độ 5 cm, ở thời điểm t + T/4 vật có tốc độ 50 cm/s. Giá trị của m bằng

A. 0,5 kg.                B. 1,2 kg.                C. 0,8 kg.                D. l ,0 kg.

Hướng dẫn

$\Rightarrow m=\frac{k}{{{\omega }^{2}}}=1\left( kg \right)\Rightarrow $ Chọn D.

Ví dụ 16:  Một con lc lò xo treo thng đứng, dao động điêu hòa với chu kì T. Biết thời điểm t vật cách vị trí cân bằng 5 cm, ở thời điểm t + T/4 vật có tốc độ 50 cm/s. Hỏi khi vật ở vị trí cân bằng lò xo dãn bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

A. 0,075 m.             B. 0,15 m.               C. 0,1 m.                D. 0,05 m.

Hướng dẫn

Vì x, v vuông pha nhau mà hai thời điểm lại vuông ${{t}_{2}}-{{t}_{1}}=\left( 2n+1 \right)T/4$ nên $\omega =\left| \frac{{{v}_{1}}}{{{x}_{2}}} \right|=\left| \frac{{{v}_{2}}}{{{x}_{1}}} \right|=\frac{50}{5}=10\left( rad/s \right)$

Độ dãn của lò xo ở vị ở VTCB: $\Delta {{l}_{0}}=\frac{mg}{k}=\frac{g}{{{\omega }^{2}}}=0,1\left( m \right)\Rightarrow $ Chọn C.

Ví dụ 17:  Một vật dao động điều hòa có chu kì 1 s. Tại một thời điểm t = t1 vật có li độ x1 =  − 6 cm, sau đó 2,75 s vật có vận tốc là

A. $12\pi \sqrt{3}$ cm/s.             B. $-6\pi \sqrt{3}$ cm/s.              C.  − 12π cm/s.                 D. 12π cm/s.

Hướng dẫn

Vì ${{t}_{2}}-{{t}_{1}}=2,75=\left( 2x5+1 \right)\frac{T}{4}=\left( 2n+1 \right)\frac{T}{4}\Rightarrow n=5:$ là số lẻ nên

 ${{v}_{2}}=+\omega {{x}_{1}}=-12\pi \left( cm/s \right)\Rightarrow $ Chọn C.

Bài viết gợi ý: