CÁC BÀI TOÁN SỬ DỤNG VTLG
A: LÍ THUYẾT CẦN CÓ
Kinh nghiệm cho thấy, những bài toán không liên quan đến hướng của dao động điều hòa hoặc liên quan vận tốc hoặc gia tốc thì nên giải bài toán bằng cách sử dụng các phương trình; còn nếu liên quan đến hướng thì khi sử dụng vòng tròn lượng giác sẽ cho lời giải ngắn gọn! Ta đã biết, hình chiếu của chuyển động tròn đều trên một trục nằm trong mặt phẳng quỹ đạo biểu diễn một dao động điều hòa: $x=A\cos \left( \omega t+\varphi \right)$
|
+ Ở nửa trên vòng tròn thì hình chiếu đi theo chiều âm, còn ở dưới thì hình chiếu đi theo chiều dương!
1.Chuyển động tròn đều và dao động điều hòa
Dựa vào mối quan hệ giữa các đại lượng trong dao động điều hòa và trong chuyển động tròn đều.
$x=A\cos \left( \omega t+\varphi \right)$ = Hình chiếu của CĐTĐ: bán kính bằng A, tần số góc ω, tốc độ dài ${{v}_{T}}=\omega A.$
${{x}^{2}}+\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}=A\Leftrightarrow {{\left( \frac{x}{A} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{v}{\omega A} \right)}^{2}}=1\Leftrightarrow {{\left( \frac{x}{A} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{v}{{{v}_{T}}} \right)}^{2}}=1$
2.khoảng thời gian để vecto vận tốc và gia tốc cùng chiều, ngược chiều
Viết phương trìnnh dưới dạng: $x=A\cos \left( \omega t+\varphi \right);\phi =\left( \omega t+\varphi \right)$ rồi phối hợp với vòng tròn lượng giác.
Chú ý rằng $\overrightarrow{v}$ luôn cùng hướng với hướng chuyển động, $\overrightarrow{a}$ luôn hướng về vị trí cân bằng.
3.Tìm li độ và hướng chuyển động
Vật chuyển động về vị trí cân bằng là nhanh dần (không đều) và chuyển động ra xa vị trí cân bằng là chậm dần (không đều).
Cách 1:
+ ${{v}_{\left( {{t}_{0}} \right)}}$> 0: Vật đi theo chiều dương (x đang tăng).
+ ${{v}_{\left( {{t}_{0}} \right)}}$ < 0: Vật đi theo chiều âm (x đang giảm),
Cách 2:
Xác định vị trí trên vòng lượng giác ở thời điểm ${{t}_{0}}:\phi =\omega .{{t}_{0}}+\varphi .$
Nếu thuộc nửa trên vòng tròn lượng giác thì hình chiếu chuyển động theo chiều âm (li độ đang giảm).
Nếu thuộc nửa dưới vòng tròn lượng giác thì hình chiếu chuyển động theo chiều dương (li độ đang tăng).
Li độ dao động điều hòa: \[x=A\cos {{\Phi }_{\left( {{t}_{0}} \right)}}\]
Vận tốc dao động điều hòa: v = x' = $-\omega in{{\Phi }_{\left( {{t}_{0}} \right)}}$
B: BÀI TẬP
Ví dụ 1: (THPTQG − 2016): Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn tâm O bán kính 10 cm với tốc độ góc 5 rad/s. Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo có tốc độ cực đại là
A. 15 cm/s. B. 50 cm/s. C. 250 cm/s. D. 25 cm/s.
Hướng dẫn
* Một chất điểm chuyển động tròn đều trên đường tròn bán kính R với tốc độ góc $\omega $ thì hình chiếu của nó trên một trục nằm trong mặt phẳng quỹ đạo sẽ dao động điều hòa với biên độ đúng bằng R và tần số góc đúng bằng $\omega $
* Hình chiếu của chất điểm lên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo dao động điều hòa với biên độ A = 10 cm và tần số góc $\omega $= 5 rad/s => tốc độ cực đại là ${{v}_{\max }}=\omega A$ = 50 cm/s => Chọn B.
Ví dụ 2: Một chất điểm M chuyển động tròn đều trên quỹ đạo tâm O bán kính R với tốc độ 100 cm/s. Gọi P là hình chiếu cùa M trên trục Ox nằm trong mặt phẳng quỹ đạo. Khi P cách O một đoạn 6 (cm) nó có tốc độ là 50 (cm/s). Giá trị R bằng
A. $4\sqrt{3}$(cm). B. 2,5 (cm) C. $6\sqrt{3}$ (cm). D. 5 (cm)
Hướng dẫn
* Sử dụng: ${{\left( \frac{x}{A} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{v}{{{v}_{T}}} \right)}^{2}}=1\Rightarrow \frac{{{6}^{2}}}{{{A}^{2}}}+\frac{{{50}^{2}}}{{{100}^{2}}}=1\Rightarrow A=4\sqrt{3}\left( cm \right)\Rightarrow $ Chọn A.
Ví dụ 3: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = Acos(5πt + π/2) (cm). Véc tơ vận tốc và véc tơ gia tốc sẽ có cùng chiều dương của trục Ox trong khoảng thời gian nào (kể từ thời điểm ban đầu t = 0) sau đây?
A. 0,2 s < t < 0,3 s. B. 0,0s < t < 0,l s. C. 0,3 s < t < 0,4 s. D. 0,1 s < t <0,2 s.
Hướng dẫn
Muốn v > 0, a > 0 thì chất điểm chuyển động tròn đều phải thuộc góc (III) (Vật đi từ x = − A đến x = 0):
$\pi <5\pi t+\frac{\pi }{2}<\frac{3\pi }{2}\Rightarrow 0,1s
Ví dụ 4: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x= Acos(5πt + π/2) (cm). Véc tơ vận tốc và véc tơ gia tốc sẽ có cùng chiều âm của trục Ox trong khoảng thời gian nào (kể từ thời điểm ban đầu t = 0) sau đây?
A. 0,2s < t < 0,3 s. B. 0,0 s < t < 0,1 s. C. 0,3 s < t < 0,4 s. D. 0,1 s < t < 0,2 s.
Hướng dẫn
Muốn v < 0, a < 0 thì chất điểm chuyển động tròn đều phải thuộc góc (I) (Vật đi từ x = A đến x = 0). Vì $\phi =\left( 5\omega t+\pi /2 \right)>\pi /2$ nên ($\phi $) phải bắt đầu từ 2π :
$2\pi <5\pi t+\frac{\pi }{2}<\frac{5\pi }{2}\Rightarrow 0,3s
Ví dụ 5: Một vật dao động điều hòa có phương trình li độ$x=2\sqrt{2}\cos \left( 10\pi t+3\pi /4 \right)$ , trong đó x tính bằng xentimét (cm) và t tính bằng giây (s). Lúc t = 0 s vật có
A. li độ − 2 cm và đang đi theo chiều âm. B. li độ − 2 cm và đang đi theo chiều dương.
C. li độ +2 cm và đang đi theo chiều dương. D. li độ +2 cm và đang đi theo chiều âm.
Hướng dẫn
Ví dụ 6: Một vật dao động điều hòa có phương trinh li độ$x=2\cos \left( 10\pi t+\pi /4 \right)$, trong đó x tính bằng xentimét (cm) và t tính bằng giây (s). Lúc t = 5 s vật chuyển động
A. nhanh dần theo chiều dương của trục Ox. B. nhanh dần theo chiều âm của trục Ox.
C. chậm dần theo chiều dương của trục Ox. D. chậm dần theo chiều âm của trục Ox.
Hướng dẫn
${{\Phi }_{\left( 5 \right)}}=\left( 10\pi .5+\frac{\pi }{4} \right)=25.2\pi +\frac{\pi }{4}$ (xem hình phía trên)
=> Chuyển động theo chiều âm về vị trí cân bằng (nhanh dần) => Chọn B.
Ví dụ 7: Một vật dao động điều hòa theo phương trình: $x=2\cos \left( 2\pi t+\pi /6 \right)$ (cm), trong đó t được tính theo đơn vị giây (s). Động năng của vật vào thời điểm t = 0,5 (s)
A. đang tăng lên. B. có độ lớn cực đại.
C. đang giảm đi. D. có độ lớn cực tiểu.
Hướng dẫn
$\phi =\omega t+\varphi =2\pi .0,5+\frac{\pi }{6}=\pi +\frac{\pi }{6}$ hình chiếu đang chuyển động về vị trí cân bằng nên động năng đang tăng => Chọn A.
|
Để tìm trạng thái ban đầu ta cho t = − 3,25 s thì
Ví dụ 8: Một chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ 0,75 m/s trên đường tròn đường kính 0,5 m. Hình chiếu M’ của điểm M lên đường kính của đường tròn dao động điều hòa. Biết tại thời điểm ban đầu, M’ đi qua vị trí cân bằng theo chiều âm. Tại thời điểm t = 8 s hình chiếu M’qua li độ
A. − 10,17 cm theo chiều dương. B. − 22,64 cm theo chiều âm.
C. 22,64 cm theo chiều dương. D. 22,64 cm theo chiều âm.
Hướng dẫn
$A=0,25\left( m \right);\omega =\frac{{{v}_{T}}}{A}=3\left( rad/s \right)\Rightarrow \phi =3t+\frac{\pi }{2}$
Ví dụ 9: Một vật thực hiện dao động điều hoà với biên độ A tại thời điểm t1 = 1,2 s vật đang ở vị trí x = A/2 theo chiều âm, tại thời điểm t2 = 9,2 s vật đang ở biên âm và đã đi qua vị trí cân bằng 3 lần tính từ thời điểm t1. Hỏi tại thời điểm ban đầu thì vật đang ở đâu và đi theo chiều nào.
A. 0,98 chuyển động theo chiều âm. B. 0,98A chuyển động theo chiều dương
C. 0,588A chuyển động theo chiều âm. D. 0,55A chuyển động theo chiều âm.
Hướng dẫn
Chọn lại gốc thời gian t = t1 = 1,2 s thì pha dao động có dạng: $\phi =\omega t+\frac{\pi }{3}$ Từ M1 quay một vòng (ứng với thời gian T) thì vật qua vị trí cân bằng 2 lần, rồi quay tiếp một góc 2π/3 (ứng với thời gian T/3) vật đến biên âm và tổng cộng đã qua vị trí cân bằng 3 lần. Ta có: $T+\frac{T}{3}=9,2-1,2\Rightarrow T=6\left( s \right)$ $\Rightarrow \omega =\frac{2\pi }{T}=\frac{\pi }{3}\left( rad/s \right)$ |
Để tìm trạng thái ban đầu ta cho t = − 1,2 s thì