1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả
- Nguyễn Bằng Việt, sinh năm 1941.
- Quê quán: huyện Thạnh Thất, tỉnh Hà Tây.
- Cuộc đời:
- Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
- Hiện ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học và nghệ thuật Hà Nội.
b. Tác phẩm
- Bài Bếp lửa được sáng tác năm 1936, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài.
- Bài thơ được đưa vào tập Hương cây - Bếp lửa năm 1968, tập thơ đầu tay của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ
2. Đọc - hiểu văn bản
Câu 1. Nội dung khái quát của bài thơ là gì?.
Bài thơ nói lên tình cảm gia đình, tình cảm bà cháu thiêng liêng gắn bó, tình cảm ấy được hòa vào tình yêu quê hương đất nước tạo thành một tình yêu vô cùng lớn và bền chặt, thủy chung son sắc.
Bố cục của bài thơ được chia làm bốn phần:
– Phần 1: Chính là ba dòng đầu tiên của bài thơ thể hiện hình của bếp lửa là nguồn cảm hứng khơi nguồn cảm xúc của cháu nhớ về bà về quê hương mình
– Phần 2: Là bốn khổ thơ tiếp theo từ đoạn năm lên bốn tuổi … chứa niềm tin dai dẳng: Nội dung ủa phần này là sự hồi tưởng của người cháu về những kỷ niệm tuổi thơ được sống bên bà, gắn liền với chiếc bếp lửa quê hương ấm áp
– Phần 3: Là hai khổ thơ tiếp theo từ đoạn lận dận đời bà…đến ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa: Nội dung đoạn này là những suy ngẫm của người cháu về cuộc đời của bà mình. Thể hiện sự kiên cường dũng cảm của bà trong kháng chiến.
– Phần 4: Đoạn cuối cùng: Nội dung của đoạn này thể hiện sự trưởng thành của người cháu, người cháu đi xa nhưng vẫn luôn nhớ về bà và bếp lửa của bà với những tình cảm thiêng liêng nhất
Câu 2. Những hồi tưởng của người cháu nói lên điều gì?
– Từ năm lên 4 tuổi năm nạn đói cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân quê hương ta. Năm mà người dân ta vô cùng khốn khổ “Một cổ hai tròng” .Hình ảnh những người dân chết đói đầy đường đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, thành kỷ niệm đẫm nước mắt không bao giờ phai trong tâm trí non nớt, thơ dại của người cháu.
– Tám năm ở cùng bà khi cha mẹ bận công tác: Hình ảnh người bà vừa làm cha, vừa làm mẹ thấy con mình chăm sóc nuôi dạy cháu mình nên người. Bà vừa dạy học, dạy cháu làm , dạy cháu biết phân biệt đúng sai. Người bà là cả khung trời trẻ thơ yêu thương gắn bó, là tình cảm gia đình thiêng liêng mà cháu không bao giờ có thể quên được.
– Rồi năm giặc kéo về làng, chúng tàn phá giết chóc những người dân vô tội. Chúng đốt phá nhà của gieo cái chết trên mảnh đất quê hương. Cháu muốn viết thư cho bố, tâm sự với bố về việc đã xảy ra trong làng mình nhưng bà nhất định không cho “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ. Cứ bảo ở nhà vẫn bình yên”. Điều này thể hiện người bà là người vô cùng anh dũng, không muốn là người đi xa đang chiến đấu ngoài chiến trường phải bận tâm về việc ở nhà.
thể hiện sự quả cảm, can trường của bà trong chiến đấu.
Câu 3. Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ gắn liền với hình ảnh bà.
Trong bài thơ “Bếp lửa” hình ảnh chiếc bếp lửa được nhắc đi, nhắc lại rất nhiều lần. Nó thể hiện sự tần tảo của người bà, thể hiện sự khuya sớm nắng mưa của bà
“Mấy chục năm rồi,
đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
Bà là người nhóm lửa, nhóm lên niềm tin cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước nhà. Ngọn lửa bà nhóm không chỉ sưởi ấm tâm hồn trẻ thơ của cháu, mà còn sưởi ấm trái tim của hàng triệu người con đất Việt.
Rồi mai này cháu lớn khôn, cháu đi muôn phương được nhận niềm vui từ muôn nhà, nhưng không bao giờ cháu quên được những ngọn lửa mà bà đã nhóm lên trong suốt những năm tuổi thơ của cháu. Nó là ngọn lửa của tình yêu, của niềm tin, hy vọng vào một tương lai tươi sáng đất nước ta sẽ hoàn toàn độc lập, sạch bóng quân thù
Câu 4. Hình ảnh bếp lửa gắn với bà mỗi sớm mỗi chiều mang ý nghĩa gì?
“Rồi sớm mỗi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”.
Hình ảnh bà hiện lên đại diện cho những người mẹ người vợ trên mảnh đất hình chữ S thân thương, thể hiện sự tần tảo, thủy chung sắc son của những người phụ nữ một nắng hai sương, chịu thương chịu khó, chung thủy , can đảm, trước chiến tranh gian khổ.
Ngọn lửa bà nhóm là ngọn lửa niềm tin, ngọn lửa yêu nước.
Câu 5. Tình cảm bà cháu trong bài thơ thể hiện như thế nào?
Giờ cháu đã đi xa.
Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lức nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?…”
Tình cảm đó vượt qua mọi trắc trở, vượt qua mọi xa cách về địa lý, thời gian. Nó là tình cảm thiêng liêng mà người cháu dành cho bà mình. Tình cảm của một người con đối với quê hương đất nước mình.