1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Mô - pa -xăng
-
Ông có nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn.
-
Các tác phẩm như: Một cuộc đời (1883), Ông bạn đẹp (1885) và khoảng 300 truyện ngắn.
-
Các tác phẩm của ông phản ánh sâu sắc hiện hiện thực xã hội Pháp nửa cuối thế kỉ XIX.
b. Tác phẩm
-
"Bố của Xi - mông" trích trong truyện ngắn cùng tên.
c. Bố cục: 4 phần
-
Phần 1: từ đầu đến "chỉ khóc hoài": Tâm trạng tuyệt vọng của Xi - mông.
-
Phần 2: Tiếp theo đến "một ông bố": Xi - mông gặp bác Phi - líp.
-
Phần 3: Tiếp theo đến "bỏ đi rất nhanh": Phi -líp gặp chị Blang - sốt.
-
Phần 4: Còn lại: Câu truyện ở trường sáng hôm sau.
2. Đọc - hiểu văn bản
Câu 1: Hãy xác định từng phần nếu chia bìa văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện.
Chia văn bản thành 4 đoạn như sau:
+ Phần 1: Từ đầu —> “…em chỉ khóc hoài”: Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông
+ Phần 2: Tiếp —> “…một ông bố”: Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho e một ông bố
+ Phần 3: Tiếp —> “…bỏ đi rất nhanh”: Phi- lip đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blang-sốt và nhận làm bố của em
+ Phần 4: Còn lại: Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-lip
Câu 2: Xi - mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào? qua những gợi ý, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn?
– Xi – mông đau đớn vì các bạn chê em là không có bố. => bạn bè trêu chọc và đánh em.
– Nỗi đau đớn thể hiện :
+ Bị bạn bè trêu chọc, em đau đớn đến mức muốn đi tự tử. Cảnh vật bờ sông làm em nguôi ngoai, nhưng vẫn đau khổ vô cùng.
+ Em khóc rất nhiều.
+ Nghĩ đến mẹ, nhớ nhà, em lại khổ tâm và khóc.
+ Nỗi khổ thể hiện ở giọng nghẹn ngào, mắt đẫm lệ khi em trả lời bác Phi – lip, ở giọng nói luôn ngắt quãng xen lẫn những tiếng nấc buồn tủi.
Câu 3: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blang - sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blang - sốt chẳng qua vì lỡ lầm mà sinh ra Xi - mông, chứ căn bản chị là người tốt.
Chị Blăng-sốt trước hết hiện lên với hình ảnh cao lớn, xanh xao. Vì đã từng một lần lầm lỡ nên chị phần nào mất niềm tin vào những người đàn ông, đó là lí do chị Blăng-sốt có thái độ dè dặt, đề phòng trước sự xuất hiện của Phi-líp: “…đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà nơi chị đã bị kẻ khác lừa dối”
_ Khi nghe nỗi lòng của con trai, chị Blăng-sốt vô cùng đau đớn, vì không cho con được một gia đình trọn vẹn, vì mang đến những bất hạnh cho nó: ” Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái tận xương tủy, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi”
_ Khi Xi-mông bày tỏ mong muốn Phi-lip làm bố của nó, chị Blăng-sốt vô cùng bất ngờ, hổ thẹn : ” …Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lạnh ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực”
Qua văn bản này ta có thể thấy, chị Blăng-sốt là một người phụ nữ bất hạnh, vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chị thương con da diết nhưng lại bất lực khi không mang đến một gia đình trọn vẹn cho Xi-mông.
Câu 4: Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: Khi gặp Xi-mông, trên đường đưa Xi-mông về nhà, khi gặp chị Blang-sốt, lúc đối đáp với Xi-mông?
Diễn biến tâm trạng của Phi – lip qua các giai đoạn:
-
Khi gặp Xi – mông: Bác cảm thấy sự đau khổ của em và an ủi em.
-
Trên đường đưa Xi mông về nhà : Bác nghĩ mẹ cậu bé rất có thể lại lỡ lầm thêm lần nữa.
-
Khi gặp chị Blăng – sốt: Bác trở nên lúng túng, bối rối trước thái độ nghiêm túc của chị. Sau đó là cảm mến chị Blăng sốt.
-
Khi nói chuyện với Xi mông: thương Xi mông và nhận làm bố em (dù cho rằng đó là chuyện đùa). Nhưng sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi – mông đã làm cho bác Phi – lip cảm mến em.