Bạn cần quan tâm đến các kiến thức cơ bản về phần nửa mặt phẳng của toán lớp 6 của phần Hình học phù hợp với chương trình cơ bản với cách giải đơn giản nhất.

Theo các chương trình toán lớp 6 thì phần hình học cơ bản và hướng dẫn chi tiết để có thể hoàn thành các bài toán của chương trình mặt phẳng của toán lớp 6 cơ bản. Dưới đây là một số bài toán cơ bản mà bạn cần chú ý:

1. Cho hình vẽ(h.a và h.b)

http://toanhocviet.com/assets/uploads/images/thcs/6-26-2014%209-20-02%20AM.png

Tia nào nằm giữa hai tia còn lại?

2. Cho hình bên, biết rằng A,B,C thẳng hàng.

http://toanhocviet.com/assets/uploads/images/thcs/6-26-2014%209-20-15%20AM.png

a) Gọi tên hai tia đối nhau.

b) Tia nào nằm giữa hai tia còn lại.

3. Cho hình vẽ bên.

http://toanhocviet.com/assets/uploads/images/thcs/6-26-2014%209-20-24%20AM.png

a) hãy chỉ ra các điểm thuộc nửa mặt phẳng chữa điểm A bờ m.

b) Đường thẳng m không cắt đoạn thẳng nào?

c) Đường thẳng m cắt đoạn thẳng nào tại điểm nằm giữa hai đầu đoạn thẳng ấy.?

4. Cho hai tia chung gốc OA,OB không đối nhau.

a) Hãy vẽ và nêu các vẽ một tia nằm giữa hai tia OA,OB.

b) Hãy vẽ và nếu cách vẽ một tia không nằm giữa hai tia OA và OB.

Hướng dẫn – lời giải – đáp số.

1. Hình a: tia ON nằm giữa OM và OP.

Hình b: Trong ba tia OM, ON, OP không thi nào nằm giữa hai tia còn lại.

2. a) Tia BA và tia BC là hai tia đối nhau.

b) Tia BD nằm giữa hai tia BA và BC.

3. a) Các điểm thuộc nửa mặt phẳng chưa điểm A  bờ m là B, M ,N.

b) Đường thẳng m không cắt đoạn thẳng AB,CD.

c) Đường thẳng m cắt đoạn thẳng tại điểm m nằm giữa hai đầu đoạn thẳng là : AC,AD,BC,BD.

4.

http://toanhocviet.com/assets/uploads/images/thcs/6-26-2014%209-20-33%20AM.png

a) lấy điểm M nằm giữa A, B. Tia OM nằm giữa hai tia OA và OB.

B) gọi ON là tia đối của tia OM thì tia ON không nằm giữa hai tia OA, OB.

Hướng dẫn giải một số dạng toán cơ bản của hình lớp 6

Bài 2. Hãy gấp một tờ giấy. Trải tờ giấy lên mặt bàn rồi quan sát xem nếp gấp có phải là hình ảnh bờ  chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau hay không?

Giải:

Nếp gấp cho ta hình ảnh của một đường thẳng do đó nó là hình ảnh chung của hai nửa mặt phẳng đối nhau.

Bài 3. Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau:

a) Bất kì đường thẳng nào nằm trên mặt phẳng cũng là bờ chung của hai nửa mặt phẳng…

b) Cho ba điểm không thẳng hàng 0,A,B. Tia Ox nằm giữa hai tia OA,OB khi tia Ox cắt ….

Giải:

a) nửa mặt phẳng đối nhau.

b) đoạn thẳng AB tại điểm nằm giữa A và B.

Bài 4. Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ  đường thẳng a cắt các đoạn thẳng AB, AC và không đi qua A,B,C.

http://toanhocviet.com/assets/uploads/images/thcs/6-26-2014%209-15-07%20AM.png

a) Gọi tên hai nửa mặt phẳng đối nhau bờ a,

b) Đoạn thẳng BC có cắt đường thẳng a hay không?

Giải:

a) Nửa mặt phẳng bờ a chứa điểm A; nửa mặt phẳng bờ a chứa B(hoặc chứa C);

b) Đoạn thẳng BC không cắt đường thẳng a. 

 

 

Bài viết gợi ý: