CHUYÊN ĐỀ 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN (TIẾP) 

PHẦN 2: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG

A. Lý thuyết

1. Bài toán thuận :Biết P, xác định kết quả lai ở F1 F2 .

Cách làm tương tự lai 1 cặp tính trạng.

Chú ý cách viết các loại giao tử.

Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp nên gen cũng tồn tại thành từng cặp. Ví dụ: Aa, Bb.

Khi giảm phân hình thành giao tử:

+ Do sự phân li của cặp NST trong cặp tương đồng, mỗi giao tử chỉ chứa 1 NST của cặp, do đó giao tử chỉ chứa 1 gen của cặp tương ứng: A hoặc a B hoặc b

+ Sự tổ hợp tự do của các NST trong các cặp tương đồng dẫn đến sự tổ hợp tự do giữa các gen trong cặp gen tương ứng: Acó thể tổ hợp tự do với B hay b, a có thể tổ hợp với B hay b nên kiểu gen AaBb sẽ cho ra 4 loại giao tử là AB, Ab, aB, ab, với tỉ lệ ngang nhau ( trên số lượng lớn)

Trường hợp dị hợp về nhiều cặp gen. Ví dụ: AaBbCc có thể viết các loại giao tử theo kiểu nhánh cành cây

Ví dụ: 

Ở 1 loài, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với gen a quy định lông trắng, gen B quy định lông xoăn trội hoàn toàn so với gen b quy định lông thẳng. Các gen này phân li độc lập với nhau và đều nằm trên NST thường. Cho nòi lông đen, xoăn thuần chủng lai với nòi lông trắng, thẳng được F1. Cho F1 lai phân tích thì kết quả về kiểu gen, và kiểu hình của phép lai sẽ như thế nào?

Trả lời:

            P:                     Lông đen, xoăn     x  Lông trắng , thẳng

                                           AABB                              aabb

            GP :                           AB                                  ab

            F1                                            AaBb ( Lông đen, xoăn)

            F1 lai phân tích

            F1 x F1:                                 AaBb              x     aabb

            GF1:                            AB, Ab, aB, ab                  ab

            F2:                1AaBb : 1Aabb :1aaBb :1aabb

            1 Lông đen, xoăn : 1 Lông đen, thẳng : 1 Lông trắng, xoăn : 1 Lông trắng thẳng

2. BÀI TOÁN NGHỊCH:Biết kết quả lai, xác định kiểu gen, và kiểu hình của P

  • Trường hợp đơn giản nhất là:

+ Kết quả lai cho 4 kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. Từ tỉ lệ này có thể suy ra tổng số kiểu tổ hợp giao tử là: 9+3+3+1= 16= 4x4. Chứng tỏ mỗi bên bố mẹ đã cho ra 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau, các gen phân li độc lập, bố mẹ là dị hợp về 2 cặp gen, kiểu gen AaBb.

+  Thường ta xét kết quả lai của từng cặp tính trạng ở con lai, sau đó tổ hợp kết quả của các kết quảlai 1 cặp tính trạng lại ta xác định được kiểu gen của bố mẹ.

* Ví dụ: Menđen cho lai 2 cây đậu hà lan bố mẹ dều có chung 1 kiểu gen, thu được kết quả ở thế hệ con như sau:        - Vàng trơn : 315 hạt,- vàng nhăn 101 hạt,- xanh trơn : 108 hạt, -xanh nhăn : 32 hạt

      a) Kết quả lai tuân theo quy luật di truyền nào?

      b) Xác định kiểu gen của các cây bố mẹ và các con.

Trả lời:

  1. Xét sự phân tính của từng cặp tính trạng:

      Trơn/ Nhăn = (315 + 108)/(101 + 32) = 3/1                  

-Suy ra trơn (A) là trội hoàn toàn so với nhăn (a)

       Vàng/xanh = (315 + 108)/(101 + 32) = 3/1

  • Suy ra vàng (B) là trội hoàn toàn so với xanh (b).
  • Như vây khi lai 2 cặp tính trạng thì sự phân tính của mỗi cặp diển ra giống như lai 1 cặp tính trạng. Điều này chứng tỏ có sự di truyền riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng. Nói cách khác sự di truyền 2 cặp tính trạng này tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen.
  1. - Đời con lai có hạt nhăn( kểu gen là aa), suy ra mỗi bên bố mẹ có 1 gen a. Tỉ kệ 3:1 cho phép kết luận bố mẹ dị hợp về cặp gen này: Aa x Aa
  • đời con có hạt xanh ( kiểu gen là bb) , suy ra bố mẹ mỗi bên có 1 gen b. Tỉ lệ 3:1 cho phép kết luận bố mẹ dị hợp về cặp gen này : Bb x Bb.
  • Tổ hợp các kiểu gen lại ta có kiểu gen của bố mẹ là : AaBb x AaBb.

+ Kiểu gen của các con:

P :                     AaBb             x          AaBb

Gp          AB, Ab, aB, ab               AB, Ab, Ab, ab

-.> F1 Có 9 kiểu gen là:

1 AABB, 2 AABb, 2 AaBB, 4 AaBb, 1 AAbb, 2 Aabb, 1 aaBB, 2 aa Bb , 1 aabb

Và có 4 kiểu hình là: 9 vàng trơn :  3 vàng nhăn  : 3 xanh trơn : 1 xanh nhăn

B. Bài tập

II. Câu hỏi lý thuyết

Câu 1: Nêu điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen?

Trả lời:

- Điều kiện nghiệm đúng là:

+ Cơ thể xuất phát P phải thuần chủng về cặp tính trạng đem lai.

+ Tính trạng trội là trội hoàn toàn.

+ Mỗi gen quy định 1 tính trạng.

+ Số lượng cá thể F2 phải lớn.

+ Mỗi gen nằm trên 1 NST khác nhau.

Câu 2: Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không? Cho ví dụ và lập sơ đồ lai minh họa.

Trả lời

- Có thể sử dụng phép lai phân tích về 2 cặp tính trạng để kiểm tra kiểu gen của một cơ thể nào đó là thuần chủng hay không thuần chủng không.

- Ở đậu Hà Lan:

A: Hạt vàng; a: Hạt xanh

B: Hạt trơn; b: Hạt nhăn

  • Cho đâu vàng, trơn lai với đậu xanh, nhăn mà con lai chỉ cho 1 kiểu hình chứng tỏ cây mang lai thuần chủng
  • Ngược lại nếu con lai xuất hiện 2 kiểu hình trở nên chứng tỏ cây mang lai không thuẩn chủng.

- Sơ đồ lai: + Nếu cây vàng, trơn t/c: AABB

                                 P:     AABB      x       aabb

                                 Gp:        AB                  ab

                                 F1:                  AaBb (100% vàng trơn)

                   + Nếu cây vàng, trơn không t/c: Aabb; AaBb; AaBB

                                 P1:    Aabb    x   aabb

                                 P2:    AaBb   x   aabb

                                 P3:    AaBB   x   aabb

Câu 3: Ở Đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gen này di truyền độc lập với nhau. Cho cây đậu Hà Lan cho hạt vàng, nhăn lai với cây đậu Hà Lan cho hạt xanh trơn thu được F1phân tính theo tỉ lệ 1 vàng, trơn : 1 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, nhăn. Hãy tìm kiểu gen của bố mẹ P được dùng đem lai?

Trả lời: 

Xét tỉ lệ từng tính trạng ở F1:

Chuyên đề Sinh học lớp 9

 Vì vậy cơ thể P có kiểu hình vàng, nhăn có kiểu gen là: Aabb, cơ thể có kiểu hình xanh, trơn có kiểu gen là: aaBb.

   Sơ đồ lai

Chuyên đề Sinh học lớp 9

Câu 4: Cho lai cà chua quả vàng, cao với cà chua thấp, đỏ. Thu được F1 đồng loạt cà chua cao, đỏ. Tiến hành cho F1 tự thụ phấn thu được F2:

                             918 cao, đỏ

                             305 cao, vàng

                             320 thấp, đỏ

                            100 thấp, vàng

      a) Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2?

      b) Tìm kiểu gen, kiểu hình P để ngay F1 thu được tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?

Trả lời:

a) F1 thu 100% cao, đỏ => tính trạng cao, đỏ là trội hoàn toàn so với tính trạng thấp, vàng.

Qui ước gen: A: Cao                B: Đỏ

                     a: Thấp                b: Vàng

*) Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2:

- Cặp tính trạng hình dạng cây cà chua:

  • Có 4 tổ hợp tử tạo thành = 2gt x 2gt
  • Mỗi bên bố và mẹ sẽ cho 2 loại giao tử
  • Bố và mẹ đều dị hợp tử về một cặp gen quy định tính trạng hình dạng cây cà chua.
  • Kiểu gen của F1:     Aa    x    Aa

- Cặp tính trạng màu sắc cây cà chua:

  • Có 4 tổ hợp tử tạo thành = 2gt x 2gt
  • Mỗi bên bố và mẹ sẽ cho 2 loại giao tử
  • Bố và mẹ đều dị hợp tử về một cặp gen quy định tính trạng màu sắc cây cà chua.
  • Kiểu gen của F1:     Bb    x    Bb

*) Xét chung cặp tính trạng ở F2:

- Theo bài ra tỉ lệ: 918 : 305 : 320 : 100  9 : 3 : 3 : 1 = (3:1)(3:1)

=> Phù hợp với tỉ lệ bài cho.

=> Các cặp gen quy định hình dạng cây và màu sắc quả nằm trên hai cặp NST khác nhau và tuân theo quy luật phân li độc lập của MenĐen (di truyền độc lập).

- Từ (1) và (2) ta có kiểu gen F1: AaBb   x    AaBb

=> Kiểu gen của P là thuần chủng: Aabb x aaBB

=> Học sinh viết sơ đồ lai đúng cho điểm tối đa.

b) Tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 = (1:1)(1:1) = (Aa x aa)(Bb x bb)

=> Kiểu gen của P: AaBb             x             aabb

                             (Cao, đỏ)                     (Thấp, vàng)

                      hoặc Aabb               x              aaBb

                              (Cao, vàng)                     (Thấp, đỏ)

Câu 5: Cho hai nòi chó thuần chủng lông trắng, dài và lông đen, ngắn giao phối với nhau được F1. Cho F1 tiếp tục giao phối với nhau F2 thu được 162 cá thể, trong đó có 91 cá thể lông đen, dài.

  • Xác định quy luật di truyền chi phối hai tính trạng trên.
  • F2 còn xuất hiện những kiểu hình nào? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

Trả lời:

- F2 có lông đen dài chiếm tỉ lệ 9/ 16 ----> F2 thu được 16 tổ hợp giao tử ----> mỗi cơ thể bố mẹ F1 sinh 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau ----> F1 dị hợp 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Hai tính trạng này di truyền theo qui luật PLĐL.

F2 có đen dài chiếm 9/16 đây là kiểu hình trội trội nên đen là trội hoàn toàn so với trắng. Dài là trội hoàn toàn so với ngắn.

- Tỉ lệ kiểu hình còn lại là: 3/16 đen ngắn: 3/16 trắng dài: 1/16 tráng ngắn

II. Câu hỏi trắc nghiệm

(Check đáp án ở cuối bài)

Câu 1: Theo dõi thí nghiệm của Menđen, khi lai đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn với nhau thu được F1 đều hạt vàng, trơn. Khi cho F1 tự thụ phấn thì F2 có tỉ lệ kiểu hình là

   A. 9 vàng, nhăn: 3 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 1 xanh, trơn.

   B. 9 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, nhăn.

   C. 9 vàng, nhăn: 3 xanh, nhăn : 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn.

   D. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 2: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ thế nào?

   A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

   B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

   C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

   D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 3: Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu Hà Lan di truyền độc lập vì

   A. tỉ lệ kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.

   B. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn.

   C. F2 có 4 kiểu hình.

   D. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của định luật phân ly độc lập là

   A. sự tự nhân đôi, phân ly của nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

   B. sự phân ly độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.

   C. các gen nằm trên các nhiễm sắc thể.

   D. do có sự tiếp hợp và trao đổi chéo.

Câu 5: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về

   A. sự phân li độc lập của các tính trạng.

   B. sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.

   C. sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh.

   D. sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

Câu 6: Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng

   A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.

   B. hoán vị gen.

   C. liên kết gen hoàn toàn.

   D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh.

Câu 7: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân ly độc lập?

   A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.

   B. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.

   C. Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.

   D. Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.

Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).

   A. 100% thân cao, quả tròn.

   B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.

   C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.

   D. 100% thân thấp, quả bầu dục.

Câu 9: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định theo công thức nào?

   A. 2n.

   B. 3n.

   C. 4n.

   D. 5n.

Câu 10: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn thì tỉ lệ phân li kiểu hình được xác định theo công thức nào?

   A. (3 : 1)n.

   B. (4 : 1)n.

   C. (2 : 1)n.

   D. (5 : 1)n.

Câu 11: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì tỉ lệ phân li kiểu gen được xác định theo công thức nào?

   A. (1 : 3 : 1)n.

   B. (1 : 4 : 1)n.

   C. (1 : 2 : 1)n.

   D. (1 : 5 : 1)n.

Câu 12: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen được xác định theo công thức nào?

   A. 2n.

   B. 3n.

   C. 4n.

   D. 5n.

Câu 13: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu hình được xác định theo công thức nào?

   A. 2n.

   B. 3n.

   C. 4n.

   D. 5n.

Câu 14: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử là

   A. 4.

   B. 8.

   C. 16.

   D. 32.

Câu 15: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể mang kiểu gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là

   A. B, B, D, d, E, e, F, f.

   B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.

   C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.

   D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.

ĐÁP ÁN

1D. 2C. 3A. 4B. 5D. 6A. 7D. 8A. 9A. 10A. 11C. 12B. 13A. 14C. 15B./.

Bài viết gợi ý: