Câu 1: Hiện tượng thoái hóa giống ở cây giao phấn là gì? Nguyên nhân và cơ chế của thoái hóa giống?

+ Thoái hóa giống là: Hiện tượng mà các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần, biểu hiện ở dấu hiệu: phát triển chậm, chiều cao và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. Nhiều dòng bộc lộ đặc điểm có hại: bị bạch tạng, thân lùn, dị dạng, hạt ít, chống chịu kém ...

+ Nguyên nhân: do tự thụ phấn bắt buộc ở thực vật hay giao phối gần ở động vật qua các thế hệ tỉ lệ thể dị hợp giảm dần, tỉ lệ thể đồng hợp gen lặn gây hại tăng dần

Câu 2: Ưu  thế lai là gì? Cho ví dụ về ưu thế lai?

Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt, có các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 bố mẹ gọi là ưu thế lai. .            

Ví dụ : Lợn Đại bạch lai với lợn ỉ cho con lai F1 có ưu thế lai..

           Gà Rốt lai với gà Ri cho con lai F1 có ưu thế lai

Câu 3: Các phương pháp tạo ưu thế lai?

a)  Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng:

+   Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau

-   Ví dụ: ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 => 30% so với giống hiện có

+ Lai khác thứ: Để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới

b)   Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi:

Lai kinh tế: Là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm

-   Ví dụ: Lợn ỉ Móng Cái  x  Lợn Đại Bạch => Cho lợn con mới sinh nặng 0.8 kg tăng trọng nhanh tỉ lệ nạc cao

Câu 4: Lai kinh tế là gì? Ở nước ta phương pháp phổ biến của lai kinh tế là gì? Ví dụ?

      Là phép lai mà người ta cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống.

      Phổ biến ở nước ta là dùng con cái trong nước cho giao phối với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội.

Câu 5: Môi trường sống của sinh vật?

 - Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển, sinh sản của sinh vật.

 - Có 4 loại môi trường: Môi trường nước, môi trường trong đất, môi trường trên mặt đất -không khí và môi trường sinh vật

Câu 6: Các nhân tố sinh thái của môi trường?  

Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.

- Các nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.

- Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm nhân tố sinh thái con người và nhân tố sinh thái các sinh vật khác

Câu 7: Giới hạn sinh thái?

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

- Ví dụ: Cá rô phi sống ở nhiệt độ từ 5 – 42°C, phát triển mạnh nhất ở 30ºC, vượt qua khỏi giới hạn trên cá sẽ chết.

( Vẽ sơ đồ trong sgk)

Câu 8: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật?

- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều tới đời sống thực vật, làm thay đổi những đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. Mỗi loại cây thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau. Có nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

Câu 9: Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật?

- Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian. ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động,khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật. Có nhóm động vật ưa sáng và nhóm động vật ưa tối.

Câu 10:Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật?

- Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng tới hình thái hoạt,  động sinh lí của sinh vật

- Đa  số các loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 50ºC . Tuy nhiên cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có khả năng sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao (Vi khuẩn lưu huỳnh sống ở suối nước nóng có thể chịu được nhiệt độ tới 113ºC )

- Nhờ khả năng thích nghi mà hình thành hai nhóm sinh vật biến nhiệt và sinh vật h”ng nhiệt

Câu 11:Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật?

-  Sinh vật (thực vật và động vật) thích nghi với môi trừơng sống có độ ẩm khác nhau

- Hình thành các nhóm sinh vật

+ Thực vật: Nhóm ưa ẩm và Nhóm chịu hạn

+  Động vật: Nhóm ưa ẩm và Nhóm ưa khô

 Câu 12: Quan hệ cùng loài? ý nghĩa?

-  Các sinh vật cùng loài sống gần nhau liên hệ với nhau hình thành nên nhóm cá thể

-  Trong một nhóm cá thể có những mối quan hệ

+   Hỗ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn , kiếm được nhiều thức ăn

+   Cạnh tranh: Khi gặp điều kiện bất lợi các cá thể cùng loài các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau, ngăn ngừa gia tăng số lượng cá thể và sự cạn kiệt nguồn thức ăn, một số cá thể có thể tách ra khỏi nhóm để sống riêng.

* ý nghĩa: giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống

Câu 13: Quan hệ khác loài?

Quan hệ: Bảng 44: trang 132 sách giáo khoa
ý nghĩa: giúp sinh vật thích nghi được với môi trường sống
Câu 14: Thế nào là một quần thể sinh vật?

Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Ví dụ: HS tự lấy

Câu 15: Những đặc trưng cơ bản của quần thể?

-   Tỉ lệ giới tính: Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/số lượng cá thể cái.Tỉ lệ này cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể .
-   Thành phần nhóm tuổi:- Nhóm trước sinh sản( phía dưới) có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước quần thể.

+   Nhóm sinh sản(ở giữa) cho thấy khả năng sinh sản của các cá thể, quyết định mức sinh sản của quần thể .

+   Nhóm sau sinh sản(phía trên) biểu hiện những cá thể không còn khả năng sinh sản nên kh”ng ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể .

-   Mật độ quần thể: Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường

Câu 16: Ảnh hưởng của môi trường tới quần thể sinh vật?

Các điều kiện sống của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn thức ăn. . .ảnh hưởng đến số lượng cá thể của quần thể. Khi mật độ cá thể tăng quá cao dẫn tới thiếu thức ăn,chỗ ở, phát sinh nhiều bệnh tật, nhiều cá thể bị chết. Khi đó, mật độ quần thể lại được điều chỉnh trở về mức cân bằng.

Câu 17: Sự khác nhau giữa quần thể người với các quần  thể sinh vật khác?

Ngoài những đặc điểm chung của một quần thể sinh vật, quần thể người còn có những đặc trưng mà các quần thể sinh vật khác kh”ng có. Đó là những đặc trưng về kinh tế – xã hội như pháp luật, h”n nhân, giáo dục, văn hóa…Sự khác nhau đó là do con người có lao động và có tư duy

Câu 18: Ý nghĩa của sự tăng dân số và phát triển xã hội?

-    Những đặc trưng về tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi, sự tăng, giảm dân số có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của con người và các chính sách kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia.

-    Để có sự phát triển bền vững, mỗi quốc gia cần phải phát triển dân số hợp lí. Không để dân số tăng quá nhanh dẫn tới thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống, ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác.

-    Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện Pháp lệnh dân số nhằm mục đích đảm bảo chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Số con sinh ra phải phù hợp với khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc của mỗi gia đình và hài hoà với sự phát triển kinh tế- xã hội, tài nguyên, môi trường của đất nước.

Câu 19: Thế nào là quần xã sinh vật?

Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.

Ví dụ: Quần xã ao hồ, quần xã rừng mưa nhiệt đới

Câu 20: Quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?

-    Các nhân tố sinh thái vô sinh, hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.

-    Số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã lu”n lu”n được khống chế ở  mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.

Câu 21: Thế nào là một hệ sinh thái?

Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái các sinh vật  luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

*   Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

+ Các thành phần vô sinh: đất, nước, thảm mục. . .

+ Sinh vật sản xuất là thực vật

+ Sinh vật tiêu thụ gồm: động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.

Câu 22: Chuỗi thức ăn, lưới thức ăn?

* Chuỗi thức ăn: là một dãy các loài sinh vật có quan hệ về dinh dưỡng. Trong đó mỗi loài sinh vật là một mắt xích, nó vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

* Lưới thức ăn: Trong tự nhiên một loài sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà tham gia nhiều chuỗi thức ăn. Các chuỗi có mắt xích chung tạo thành lưới thức ăn.

*Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu là sinh vật  sản xuất, sinh vật  tiêu thụ( gồm sinh vật tiêu thụ bậc 1, bậc 2 và bậc 3) và sinh vật phân giải

Câu 23: Vẽ sơ đồ lưới thức ăn (Mối quan hệ về dinh dưỡng) của các sinh vật sau trong một hệ sinh thái?

thực vật, ếch, rắn, sâu, châu chấu, gà, dê, đại bàng, hổ, cáo, thỏ, sinh vật phân giải


 

Bài viết gợi ý: