Lý thuyết Sinh 9 - Loga.vn: Bài 9:

Nguyên Phân

I. Biến Đổi Hình Thái Nhiễm Sắc Thể Trong Chu Kì Tế bào

          - Cơ thể lớn lên nhờ quá trình phân bào.

 

Hình 1. Chu kì tế bào.

          - Chu kì tế bào gồm:

           + Kì trung gian: Tế bào lớn lên và có nhân đôi nhiễm sắc thể.

           + Nguyên phân: Có sự phân chia nhiễm sắc thể và chất tế bào, tạo ra hai tế bào mới.

          - Mức độ đóng xoắn, duỗi xoắn diễn ra các kì của tế bào.

           + Dạng sợi: (Duỗi xoắn) ở kì trung gian.

           + Dạng đặc trưng (đóng xoắn cực đại): ở kì giữa.

Hình 2. Sự biến đối hình thái NST trong các chu kì tế bào.

          - Mức độ đóng xoắn, duỗi xoắn của nhiễm sắc thể qua các kì:

Hình thái NST

Kì trung gian

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Mức độ duỗi xoắn

Nhiều nhất

 

 

Ít

Nhiều

Mức độ đóng xoắn

 

Ít

Cực đại

 

 

  

          - Ở kì trung gian:

 Nhiễm sắc thể nhân đôi → Nhiễm sắc thể từ dạng đơn → Dạng kép gồm hai sợi giống nhau và dính với nhau ở tâm động.

II. Những Biến Đổi Cơ Bản Của NST Trong Quá Trình Nguyên Phân

          - Nguyên phân diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

          - Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào, nhiễm sắc thể ở dạng sợi đơn duỗi xoắn và diễn ra sự nhân đôi. Kết thúc kì trung gian, tế bào tiến hành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân).

          - Diễn biến của nguyên phân có thể tạm thời chia thành hai giai đoạn: Phân chia nhân (caryokinesis) và phân chia tế bào chất (cytokinesis) được chia thành bốn kỳ cụ thể như sau: Kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối.

 1. Kì trung gian

          - Nhiễm sắc thể dài, mảnh, duỗi xoắn.

          - Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép.

          - Trung tử nhân đôi lên thành hai trung tử.

 

Hình 3. Nhiễm sắc thể ở kì trung gian.

 2. Nguyên phân

Các kì

Diễn biến của cơ bản

Hình ảnh NST

Kì đầu

- NST kép đóng xoắn và co ngắn có hình thái rõ rệt.

- Mỗi NST có hai nhiễm sắc tử gắn với nhau ở tâm động.

- Thoi phân bào được hình thành, dài ra và đẩy hai trung tử về hai cực của tế bào.

- Hạch nhân dần dần biến mất.

Kì giữa

- NST đóng xoắn cực đại.

- NST kép xếp thành hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Kì sau

Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.

Kì cuối

- Các NST đơn duỗi xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất.

- Màng nhân và hạch nhân dần được hình thành.

Bảng diễn biến nguyên phân qua các kì.

  Kết quả: Từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con có bộ NST giống nhau và giống như bộ NST của tế bào mẹ (2n NST).

III. Ý Nghĩa Của Nguyên Phân

          - Là hình thức sinh sản của tế bào và sự lớn lên của cơ thể.

          - Duy trì sự ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào.

          - Là cơ sở của hình thức sinh sản vô tính.

Bài Tập Lý Thuyết

 A. Mức độ thông hiểu

Câu 1: Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở:

A. Kỳ đầu và kỳ cuối.

B. Kỳ sau và kỳ cuối.

C. Kỳ sau và kỳ giữa.

D. Kỳ cuối và kỳ giữa.

* Hướng dẫn giải:

 - Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở kỳ sau và kỳ giữa.

 Nên ta chọn đáp án C.

Câu 2: Hiện tượng không xảy ra ở kỳ cuối là:

A. Thoi phân bào biến mất.

B. Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn.

C. Màng nhân và nhân con xuất hiện.

D. Nhiễm sắc thể tiếp tục nhân đôi.

 * Hướng dẫn giải:

 - Ở kỳ cuối: Các NST đơn duỗi xoắn dài ra ở dạng sợi mảnh dần thành nhiễm sắc chất. Màng nhân và hạch nhân dần được hình thành.

 Nên ta chọn đáp án D.

Câu 3: Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?

A. Phân li nhiễm sắc thể.

B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.

C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể.

D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể.

 * Hướng dẫn giải:

 - Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho phân li nhiễm sắc thể.

 Nên ta chọn đáp án A.

Câu 4: Quá trình nguyên phân gồm 4 kì liên tiếp gồm:

A. Kì đầu, kì trung gian, kì giữa, kì cuối.

B. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

C. Kì đầu, kì giữa, kì trung gian, kì cuối.

D. Kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì cuối.

 * Hướng dẫn giải:

 - Quá trình nguyên phân gồm 4 kì liên tiếp gồm kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

 Nên ta chọn đáp án B.

Câu 5: Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể nằm diễn ra ở kì nào của chu kì tế bào:

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì trung gian.

D. Kì sau và kì cuối.

 * Hướng dẫn giải:

 - Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể nằm diễn ra ở kì trung gian.

 Nên ta chọn đáp án C.

 B. Bài tập tự luyện

Câu 1: Một tế bào ở người đang ở kì trung gian. Số lượng NST trong tế bào này là bao nhiêu?

A. 0.

B. 23.

C. 46.

D. 92.

Câu 2: Trong tế bào của một loài, vào kỳ giữa của nguyên phân, người ta xác định có tất cả 16 crômatit. Loài đó có tên là:

A. Người.

B. Ruồi giấm.

C. Đậu hà lan.

D. Lúa nước.

Câu 3: Điều nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa của nguyên phân:

A. Tạo ra các tế bào lưỡng bội giống nhau.

B. Tạo ra các biến dị tổ hợp phong phú.

C. Cơ sở của sự sinh sản vô tính và sinh dưỡng.

D. Đảm bảo sự thay thế và đổi mới tế bào ở cơ thể đa bào.

Câu 4: Nguyên phân xảy ra ở các loại tế bào nào:

A. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục.

B. Tế bào sinh dục sơ khai (tế bào mầm), tế bào sinh dưỡng.

C. Tế bào sinh dục.

D. Tế bào sinh dưỡng.

Câu 5: Trong nguyên phân ở kì nào các nhiễm sắc thể bắt đầu đóng xoắn:

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Câu 6: Thoi phân bào có vai trò gì trong quá trình phân chia tế bào:

A. Nơi xảy ra sự tự nhân đôi của ADN.

B. Nơi xảy ra sự tự nhân đôi của trung tử.

C. Nơi NST bám và phân li về hai cực tế bào.

D. Nơi hình thành nhân con.

Câu 7: Trong nguyên phân ở kì nào các NST kép tách nhau ở tâm động:

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Câu 8: Trong nguyên phân ở kì nào các NST dãn xoắn, dài ra ở dạng sợi mảnh:

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Câu 9: Trong nguyên phân ở kì nào các NST phân li về hai cực tế bào:

A. Kì đầu.

B. Kì giữa.

C. Kì sau.

D. Kì cuối.

Câu 10: Tế bào con được hình thành qua quá trình nguyên phân có bộ NST như thế nào:

A. Có bộ NST lưỡng bội, mỗi NST ở trạng thái kép.

B. Có bộ NST lưỡng bội, mỗi NST ở trạng thái đơn.

C. Có bộ NST đơn bội, mỗi NST ở trạng thái kép.

D. Có bộ NST đơn bội, mỗi NST ở trạng thái đơn.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

D

B

A

C

C

D

C

A

Bài viết gợi ý: