Chuyên Đề Lớp 6:

Nhân Hai Số Nguyên – Tính Chất Của Phép Nhân

        I. LÝ THUYẾT:

  1. Nhân hai số nguyên:
  • Nhân hai số nguyên cùng dấu: ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
  • Nhân hai số nguyên khác dấu: ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả nhận được.
  • Chú ý:  + a . 0 = 0
  • Cách nhận biết dấu của tích:      (+) . (+) (+)

                                                                  (-) . (-) (+)

                                                                  (+) . (-) (-)

                                                                  (-) . (+) (-)

  • b = 0 thì a = 0 hoặc b = 0
  •  Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tícH không thay đổi.
  1. Tính chất của phép nhân các số nguyên:
  • Giao hoán: a. b = b . a
  • Kết hợp: (a . b) . c = a . (b . c)
  • Nhân với 1: a . 1 = 1 . a = a
  • Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:   a . (b + c) = ab + ac
  • Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a (b - c) = ab – ac

      II. BÀI TẬP VÍ DỤ:

Bài 1: Viết mỗi số sau thành tích của hai số nguyên khác dấu:

a/ -13

b/ - 15

c/ - 27

Hướng dẫn:

a/ - 13 = 13 .(-1) = (-13) . 1

b/ - 15 = 3. (- 5) = (-3) . 5

c/ -27 = 9. (-3) = (-3) .9

Bài 2:  Tìm x biết:

a/ 11x = 55

b/ 12x = 144

c/ -3x = -12

d/ 0x = 4

e/ 2x = 6

Hướng dẫn

a/ x = 5

b/ x = 12

c/ x = 4

d/ không có giá trị nào của x để  0x = 4

e/ x= 3

Bài 3: Thực hiện các phép tính :

a) 15. (-2). (-5). (-6) ;                 b) 7. (-11). (-2).

Hướng dẫn:

a) (- 2).(- 5).(- 6) = [15.(- 6)].[(- 2).(- 5)] = (- 90).10 = -900 ;

b) 7.(-11).(- 2) = [4.7.(- 2)].(-11) = (- 56).(-11) = 616 .

Bài 4: Thay một thừa số bằng tổng để tính :

a) -57.11 ;                    b)  75.(-21)

Hướng dẫn:

a) -57.11 = -57.(10 + 1) = – 57.10 + (-57).1 = -570 – 57 = – 627 ;

b) (-21) = 75.(-20 – 1) = 75.(-20) – 75.1 = -1500 – 75 = – 1575 .

Bài 5: Tính một cách hợp lí giá trị của biểu thức

a/ A = (-8).25.(-2). 4. (-5).125

b/ B = 19.25 + 9.95 + 19.30

Hướng dẫn:

a/ A = -1000000

b/ Cần chú ý  95 = 5.19         

Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính, ta được B = 1900

III. BÀI TẬP LUYỆN THÊM:

Bài 1: Tìm x biết:

a/ (x+5) . (x – 4) = 0

b/ (x – 1) . (x - 3) = 0

c/ (3 – x) . ( x – 3) = 0

d/ x(x + 1) = 0

Bài 2:  Tính

a/ (-37 – 17). (-9) + 35. (-9 – 11)

b/ (-25)(75 – 45) – 75(45 – 25)

Bài 3: So sánh:

a. (-16).1253.(-8).(-4).(-3) với 0

b. (-24).(-15).(-8).4 với 0.

Bài 4: Giá trị của tích m.n2 với m = 2 , n = – 3 là số nào trong 4 đáp số A, B, C, D dưới đây:

A.-18                    B. 18                 C. -36                  D. 36.

Bài 5: Tính giá trị của biểu thức với x = -7 ; y = - 5

a. 4x – 3y                                 b)  x ( y + 9)  + 5x

Bài 6: Tìm 5 giá trị của x sao cho

a. 4 ( x -8) < 0                           b)  -3 ( x – 2) < 0

Bài 7: Tìm x biết

a. ( x + 1) ( x2 – 4) = 0                            b) ( x + 3)( 2 – x ) > 0

Bài 8: Tìm các số nguyên x ; y ; z biết X + y = 2  ; y + z = 3   ; z + x = - 5

Bài 9: Cho a.b = - 15  Tính a .( -b)    ; ( -a) . b       ; ( -a).( -b)

Bài 10: thực hiện phép tính

a) ( -69 ).( - 31) – ( -15 ).12                    b) 39 . ( -56 )

c) (- 25 ) . 8                                            d) 13 . ( -5)

CHÚC CÁC BẠN HỌC THẬT TỐT NHÉ <3

Bài viết gợi ý: