Chuyên đề: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số

A. Lý thuyết

I. Định nghĩa

  • Cho (C) là đồ thị hàm số y=f(x) và điểm $M\left( {{x}_{0}};f\left( {{x}_{0}} \right) \right)\in \left( C \right)$. Tiếp tuyến với (C) tại điểm M có phương trình là: \[y={{f}^{,}}({{x}_{0}})(x-{{x}_{0}})+f({{x}_{0}})\].
  • Chú ý: Nguyên tắc chung để lập được phương trình tiếp tuyến là phải tìm được giá trị \[{{x}_{0}}\].

II. Tính nhanh đạo hàm tại một điểm bằng VINACAL (các máy khác tương tự)

  • Ta sử dụng phím  (SHIFT\[\to \]TÍCH PHÂN)
  • Ví dụ: Tính đạo hàm tại x=1 của hàm số \[y=\sqrt{2x}\] ta làm như sau:
  • Chú ý: Trong các bài tập minh họa dưới đây phần tính đạo hàm tại một giá trị dành cho bạn đọc.

 

B. Bài tập

I. Bài tập minh họa:

                  Dạng 1: Viết phương trình tiếp tuyến khi biết tiếp điểm

Câu 1: Phương trình tiếp tuyến của đồ thị (C): \[y={{x}^{3}}+2{{x}^{2}}\]tại điểm M(1;3) là

                   A. y=7x+4             B. y=7x-4             C. y=-7x+4            D. y=-7x-4

 

Lời giải: Chọn B.

Ta có: y’(1)=7. Áp dụng công thức: \[y={{f}^{'}}({{x}_{0}})(x-{{x}_{0}})+f({{x}_{0}})\]. Nên phương trình tiếp tuyến là: y=7(x-1)+3\[\Leftrightarrow \]y=7x-4.

Câu 2: Cho điểm M thuộc đồ thị (C): \[y=\frac{1}{4}{{x}^{4}}-2{{x}^{2}}\] có hoành độ \[{{x}_{0}}>0\] và \[y''\left( {{x}_{0}} \right)=-1\]. Phương trình tiếp tuyến của (C) tại điểm M là

 A. \[y=-3x+\frac{5}{4}\]              B. \[y=3x+\frac{5}{4}\]              C. \[y=3x-\frac{19}{4}\]           D. \[y=-3x-\frac{19}{4}\]

 

Lời giải: Chọn A.

\[y'={{x}^{3}}-4x\Rightarrow y''=3{{x}^{2}}-4\]. Mà y’’=-1\[\Rightarrow 3{{x}^{2}}-4=-1\Leftrightarrow x=1\] (\[{{x}_{0}}>0\]).

Vậy áp dụng công thức: \[y={{f}^{'}}({{x}_{0}})(x-{{x}_{0}})+f({{x}_{0}})\]\[\Rightarrow y=f'\left( 1 \right)\left( x-1 \right)+f\left( 1 \right)\Leftrightarrow y=-3\left( x-1 \right)-\frac{7}{4}\Leftrightarrow y=-3x+\frac{5}{4}\].

 

                   Dạng 2: Viết phương trình tiếp tuyến khi biết hệ số góc k

Câu 1: Phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số (C) : \[y={{x}^{3}}-3x+2\] có hệ số góc bằng 9 là

                    A. y=9x-18; y=9x+22                                     B. y=9x-14; y=9x+18

                    C. y=9x+18; y=9x+22                                    D. y=9x-14; y=9x-18

 

Lời giải: Chọn B.

\[y'=3{{x}^{2}}-3=9\Leftrightarrow x=\pm 2\]. Vậy có hai tiếp tuyến tại hai điểm M(2;4), N(-2;0).

Phương trình tiếp tuyến tại M: y=9(x-2)+4\[\Leftrightarrow \]y=9x-14.

Phương trình tiếp tuyến tại N: y=9(x+2)\[\Leftrightarrow y=9x+18\].

Câu 2: Tiếp tuyến của đồ thị (C): \[y=\frac{2x+1}{x+2}\] song song với đường thẳng \[\Delta :3x-y+2=0\] có phương trình là

                   A. y=3x-4             B. y=3x+2             C. y=3x+14           D. y=3x+4

 

Lời giải: Chọn C.

\[y'=\frac{3}{{{\left( x+2 \right)}^{2}}}\]. Ta có: \[\Delta :3x-y+2=0\Leftrightarrow y=3x+2\]. Vì tiếp tuyến song song \[\Delta \]. Nên y’=3.

\[\Leftrightarrow \frac{3}{{{\left( x+2 \right)}^{2}}}=3\Leftrightarrow {{\left( x+2 \right)}^{2}}=1\Leftrightarrow \].

Vậy có 2 tiếp tuyến tại M(-1;-1) và N(-3;5).

Phương trình tiếp tuyến tại M: y=3(x+1)-1=3x+2 (loại vì trùng với \[\Delta \]).

Phương trình tiếp tuyến tại N: y=3(x+3)+5=3x+14.

Vậy tiếp tuyến song song \[\Delta \] là y=3x+14.

 

                   Dạng 3: Viết phương trình tiếp tuyến đi qua một điểm cho trước

Câu 1: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số \[y=\frac{2x-1}{x+1}\] đi qua điểm A(-1;4) có phương trình là

  A. \[y=\frac{1}{3}x+\frac{13}{3}\]               B. \[y=\frac{1}{3}x+\frac{1}{3}\]            C. \[y=\frac{1}{3}x+4\]                D. \[y=\frac{1}{3}x+1\]

 

Lời giải: Chọn A.

Phương trình tiếp tuyến là \[y=f'\left( {{x}_{0}} \right)\left( x-{{x}_{0}} \right)+{{y}_{0}}\]. Vì tiếp tuyến qua điểm A(-1;4) nên \[4=\frac{3}{{{\left( {{x}_{0}}+1 \right)}^{2}}}\left( -1-{{x}_{0}} \right)+\frac{2{{x}_{0}}-1}{{{x}_{0}}+1}\Leftrightarrow {{x}_{0}}=-4\]. Vậy tiếp tuyến qua điểm A(-1;4) có tiếp điểm là \[M\left( -4;3 \right)\].

Vậy phương trình tiếp tuyến tại \[M\left( -4;3 \right)\] là \[y=y\left( -4 \right)\left( x+4 \right)+3\Leftrightarrow y=\frac{1}{3}\left( x+4 \right)+3\Leftrightarrow y=\frac{1}{3}x+\frac{13}{3}\].

Câu 2: Tiếp tuyến của đồ thị hàm số  \[y=-4{{x}^{3}}+3x+1\] đi qua điểm A(-1;2) có phương trình là

                          A. y= -9x+7; y=-x+2                                      B. y=-9x-11; y=-x+2

                          C. y=-9x+11; y=2                                            D. y=-9x-7; y=2

 

Lời giải: Chọn D.

Phương trình tiếp tuyến là \[y=f'\left( {{x}_{0}} \right)\left( x-{{x}_{0}} \right)+{{y}_{0}}\]. Vì tiếp tuyến qua điểm A(-1;2) nên \[2=\left( -12x_{0}^{2}+3 \right)\left( -1-{{x}_{0}} \right)-4x_{0}^{3}+3{{x}_{0}}+1\Leftrightarrow 8x_{0}^{3}+12x_{0}^{2}-4=0\Leftrightarrow \].

Vậy có hai tiếp tuyến qua điểm A(-1;2) tại các tiếp điểm \[M\left( \frac{1}{2};2 \right)\] và N(-1;2).

Phương trình tiếp tuyến tại \[M\left( \frac{1}{2};2 \right)\]: \[y=y'\left( \frac{1}{2} \right)\left( x-\frac{1}{2} \right)+2\Leftrightarrow y=2\].

Phương trình tiếp tuyến tại N(-1;2): \[y=y\left( -1 \right)\left( x+1 \right)+2\Leftrightarrow y=-9\left( x+1 \right)+2\Leftrightarrow y=-9x-7\].

 

                   Dạng 4: Một số bài toán chứa tham số

Câu 1: Cho hàm số \[y=\frac{x+2}{2x+3}\] có đồ thị (C). Giả sử, đường thẳng d: y=kx+m là tiếp tuyến của (C), biết rằng d cắt trục hoành, trục tung lần lượt tại hai điểm phân biệt A, B và tam giác OAB cân tại gốc tọa độ O. Tổng k+m có giá trị bằng

                   A. 1                      B. 2                      C. 3                      D. -3

           

Lời giải: Chọn D.

Đường thẳng d: y=kx+m cắt trục hoành tại \[A\left( -\frac{m}{k};0 \right)\], trục tung tại B(0;m).

Vì tam giác OAB cân tại O nên: \[\left| -\frac{m}{k} \right|=\left| m \right|\Leftrightarrow \left| k \right|=1\Leftrightarrow k=\pm 1\]. Vì \[k=y'=\frac{-1}{{{\left( 2x+3 \right)}^{2}}}<0\]. Nên k=1 loại.

\[k=-1\Leftrightarrow \frac{-1}{{{\left( 2x+3 \right)}^{2}}}=-1\Leftrightarrow 2x+3=\pm 1\Leftrightarrow \].

Tại tiếp điểm E(-1;1) phương trình tiếp tuyến là: y=-(x+1)+1=-x.

Tại tiếp điểm F(-2;0) phương trình tiếp tuyến là:y=-(x+2)=-x-2

Vậy k=-1; m=-2. Nên k+m=-3.

 

Câu 2: Tìm tập hợp tất cả các giá trị tham số thực m để đồ thị (C) của hàm số \[y=\frac{2x+3}{x+1}\] cắt đường thẳng \[y=2x+{{m}^{2}}\] tại hai điểm phân biệt mà hai tiếp tuyến của (C) tại hai điểm đó song song với nhau.

                   A. {2}                    B. {-1;-1}               C. {1;-1}                D. {-2;2}

 

Lời giải: Chọn D.

Xét phương trình hoành độ giao điểm: \[\frac{2x+3}{x+1}=2x+{{m}^{2}}\Rightarrow 2{{x}^{2}}+{{m}^{2}}x+{{m}^{2}}-1=0\] có hai nghiệm phân biệt khác -1. Khi đó hoành độ tiếp điểm là nghiệm \[{{x}_{1}};{{x}_{2}}\] của phương trình trên.

Vì tiếp tuyến tại hai điểm song song nên \[{{k}_{1}}={{k}_{2}}\Leftrightarrow \frac{-1}{{{\left( {{x}_{1}}+1 \right)}^{2}}}=\frac{-1}{{{\left( {{x}_{2}}+1 \right)}^{2}}}\Leftrightarrow {{\left( {{x}_{1}}+1 \right)}^{2}}={{\left( {{x}_{2}}+1 \right)}^{2}}\Leftrightarrow \].

Vì \[{{x}_{1}}\ne {{x}_{2}}\]. Nên \[{{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-2\Leftrightarrow -\frac{{{m}^{2}}}{2}=-2\Leftrightarrow m=\pm 2\] . Thử lại m vào phương trình hoành độ giao điểm thấy thỏa mãn đề bài. Vậy C là đáp án đúng.

 

II. Bài tập tự luyện

Câu 1: Tiếp tuyến của (C) :\[y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}\] tại điểm có hoành độ bằng -2 có phương trình là

                   A. y=-24x-40        B. y=-24x+40        C. y=24x-40          D. y=24x+40

Câu 2: Tiếp tuyến của (C): \[y=\frac{2x-2}{x-2}\] tại điểm có tung độ bằng 3 có phương trình là

                   A. \[y=\frac{1}{2}x-5\]         B. \[y=\frac{1}{2}x+5\]        C. \[y=-\frac{1}{2}x+5\]              D. \[y=-\frac{1}{2}x-5\]

Câu 3: Tiếp tuyến của đồ thị \[y=-{{x}^{4}}-{{x}^{2}}+6\] vuông góc với đường thẳng \[\Delta :y=\frac{1}{6}x-1\] có phương trình là

                   A. y=-6x-2               B. y=-6x+2            C. y=-6x+10          D. y=-6x-10

Câu 4: Đồ thị hàm số \[y={{x}^{4}}-2{{x}^{2}}+1\] có bao nhiêu tiếp tuyến song song với trục hoành

                   A. 1                      B. 2                      C. 3                      D. 4

Câu 5: Cho hàm số \[y={{x}^{3}}-6x+2\]. Hỏi có bao nhiêu tiếp tuyến của đồ thị hàm số qua A(1;-3)

                   A. 3                      B. 2                      C. 0                      D. 1

Câu 6: Có bao nhiêu tiếp tuyến của đồ thị \[y=\frac{2x-1}{x-1}\] cách đều hai điểm A(-2;4)  và B(4;-2)

                   A. 1                      B. 2                      C. 3                      D. 5

Câu 7: Cho hàm số \[y=\frac{x-1}{x-2}\] có đồ thị (C). Gọi I là giao điểm hai đường tiệm cận của (C). Tiếp tuyến d của (C) tại điểm M thõa mãn \[IM\bot d\] có phương trình là

            A. y=-x+1; y=-x-5         B. y=-x+1; y=-x+5

            C. y=-x-1; y=-x-5          D. y=-x-1; y=-x+5

Câu 8: Cho hàm số \[y=\frac{-x+1}{2x+1}\] có đồ thị (C). Đường thẳng d; y=kx+m là tiếp tuyến của (C) và tiếp tuyến này đi qua giao điểm của đường tiệm cận và trục hoành Ox. Tỉ số k:m bằng

                   A. 2                      B. -2                     C. 1                      D. -1

Câu 9: Cho hàm số \[y=\frac{x+b}{ax-2}\] có đồ thị hàm số (C). Biết a, b là các giá trị thực sao cho tiếp tuyến của (C) tại điểm M(1;-2) song song với đường thẳng d: 3x+y-4=0. Tính a+b.

                   A. 0                      B. -1                     C. 2                      D. 1

Câu 10: Cho hàm số \[y=\frac{x+1}{x-2}\] có đồ thị (C). Gọi d là khoảng cách từ giao điểm của hai đường tiệm cận của đồ thị đến một tiếp tuyến của (C). Tìm d.

                   A. \[\frac{\sqrt{2}}{2}\]                  B. \[\sqrt{5}\]     C. \[\sqrt{3}\]                            D. \[\sqrt{6}\]

Đáp án bài tập tự luyện:

Bài viết gợi ý: