1. Tìm hiểu chung
a. Tác giả Giắc Lân – đơn
-
Giắc Lân – đơn sinh năm 1876 mất năm 1916 là nhà văn Mĩ.
-
Cuộc đời
-
Ông trải qua thời thanh niên vất vả, làm nhiều nghề để kiếm ăn và sớm tiếp cận tư tưởng của chủ nghĩa xã hội.
-
Ông có nhiều cuốn tiểu thuyết lớn như: Tiếng gọi nơi hoang dã, Sói biển, Nanh trắng, Gót sắt.
-
b. Tác phẩm Con chó Bấc
-
Con chó bấc trích trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã.
2. Đọc - hiểu văn bản
Câu 1: Hãy xác định bố cục của bài văn theo trật tự, diễn biến sau đây. a) Mở đầu, b) Tình cảm của Thooc tơn đối với Bấc, c) Tình cảm của Bấc đối với chủ. Căn cứ vào độ dài ngắn của mỗi phần, xét xem ở đây nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm nào của phía nào.
Bố cục của bài văn có thể được chia như sau :
a. Đoạn mở đầu : từ đầu đến « mới khơi dậy lên được ». Giới thiệu chung về tình yêu thương ở con chó Bấc, sự khác biệt, phát triển của tình yêu thương ấy của con chó Bấc.
b. Đoạn giữa : từ chỗ tiếp theo đến « hầu như biết nói đấy » - Tình cảm của Thoóc-tơn đối với Bấc.
c. Đoạn cuối : phần còn lại – Tình cảm của Bấc đối với Thoóc-tơn
Căn cứ vào độ dài của ba đoạn trên, có thể thấy nhà văn chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của con chó Bấc hơn là của Thoóc-tơn.
Câu 2: Cách cư xử của Thooc tơn đối với Bấc có gì đặc biệt và biểu hiện ở những chi tiết nào? Tại sao trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thooc tơn đối với Bấc.
Trước hết Thoóc-tơn là ân nhân của chó Bấc. Hơn thế nữa, anh cư xử vớĩ Bấc một cách khá đặc biệt. Anh xem Bấc “như thể là con cái của anh vậy”. Trong ý nghĩ và tình cảm dường như Thoóc-tơn xem Bấc như đồng loại, như bạn bè.
Tuy là ông chủ của Bấc nhưng đây là một “ông chủ lí tưởng” vì các ông khác, theo nhà văn, chăm sóc Bấc chỉ là vì nghĩa vụ (nuôi thì phải chăm sóc) và vì lợi ích kinh doanh (kéo xe trượt tuyết để đi tìm vàng). Mỗi lần thấy Bấc là Thoóc-tơn chào hỏi, nói chuyện tầm phào, nhất là túm lấy ' đầu Bấc ghì chặt vào đầu anh, đảo đảo, lắc lắc, đồng thời khe khẽ thốt lên những lời nói nựng âu yếm, tiếng kêu trân trọng: "Trời ơi! Dăng ấy hầu như biết nói đấy!”.
Trước khi diễn tả cảnh của Bấc đôi với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc-tơn đôi với Bấc là để cho thây đó chính là động lực làm phát sinh, khơi dậy ở Bấc “Tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, thương yếu đến cuồng nhiệt”. Thiếu tình cảm ấy, sẽ không thể có ‘tình yêu thương thực sự nồng nàn” mà Bấc dành cho người chủ lí tưởng của mình sẽ được bộc lộ ở những trang miêu tả sinh động sau đó.
Câu 3:Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ biểu hiện qua những khía cạnh khác nhau ra sao? Nhận xét về năng lực quan sát của tác giả kho viết đoạn vặn này?
Tình cảm của con chó Bấc đối với chủ được thể hiện qua những khía cạnh sau:
+ Bấc có tài biểu lộ tình thương yêu gần giống như làm đau người ta
+ Tình yêu thương của Bấc thể hiện qua những hành động thể hiện sự gắn bó: ” Nó thường hay há miệng ra cắn lấy bàn tay của Thoóc-tơn rồi ép răng nanh cắn xuống mạnh đến nỗi vết răng hằn vào da thịt một lúc lâu”
+ Tình yêu thương của Bấc chủ yếu diễn đạt bằng sự tôn thờ, nó thường nằm phục dưới chân của Thoóc-tơn hàng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước lên nhìn mặt anh
+ Một thời gian dài sau khi được cứu sống, Bấc không muốn rời Thoóc-tơn một bước
+ Nó sợ Thoóc-tơn sẽ biến mất khỏi cuộc đời của nó
Câu 4: chứng minh trí tưởng tượng tuyệt vời và lòng yêu thương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào "tâm hồn" của con chó Bấc.
_ trong đoạn văn này, tác giả đã nhân hóa con chó Bấc thành một sinh thể có suy nghĩ, có hành động và có khả năng nhận thức những gì diễn ra trong cuộc sống của mình. Qua đó thể hiện được tình yêu thương động vật của nhà văn, do vậy nên hình ảnh con chó Bấc mới trở nên chân thực, sinh động đến vậy.
_ Cùng với đó là trí tưởng tượng tuyệt vời, nhà văn đã xây dựng được những tình tiết xuất sắc về tình tiết, tâm lí của loài vật