1. Khái niệm hình nón
Khi quay một tam giác vuông góc AOC một vòng quanh cạnh góc vuông OA cố định thì được một hình nón
- Cạnh OC tạo nên đáy của hình nón, là một hình nón tâm O.
- Cạnh AC quét lên mặt xung quanh của hình nón, mỗi vị trí của nó được gọi là một đường sinh, chẳng hạn AD là một đường sinh .
- A là đỉnh và AO là đường cao của hình nón.
2. Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình nón
Diện tích xung quanh của hình nón: \[{{S}_{xq}}=\pi rl.\]
Diện tích toàn phần của hình nón: \[{{S}_{tp}}=\pi rl+\pi {{r}^{2}}.\]
(r là bán kính đường tròn đáy, l là đường sinh)
3. Thể tích hình nón
Công thức tính thể tích hình nón: \[{{V}_{non}}=\frac{1}{3}\pi {{r}^{2}}h.\]
(r là bán kính đường tròn đáy, h là chiều cao nón)
4. Diện tích xung quanh và thể tích hình nón cụt
Thể tích hình nón cụt là hiệu của thể tích hình nón lớn và hình nón nhỏ
Công thức tính thể tích hình nón cụt: ${{V}_{nc}}=\frac{1}{3}\pi h\left( {{r}_{1}}^{2}+{{r}_{2}}^{2}+{{r}_{1}}{{r}_{2}} \right).$
Diện tích xung quanh hình nón cụt: ${{S}_{xqnc}}\text{ }=\pi ({{r}_{2}}-{{r}_{1}})l.$
Trong đó:
h: Độ dài đường cao nón cụt.
r2 là bán kính đáy lớn; r1 là bán kính đáy bé.
l là chiều dài đường sinh.