Dạng bài tập 6: Xác định chỉ số xà phòng hóa, chỉ số axit, chỉ số iot của chất béo
A. Phương pháp & Ví dụ
Lý thuyết và Phương pháp giải
- Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo
- Chỉ số xà phòng của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng hóa triglixerit (tức chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong gam chất béo.
- Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100 gam lipit. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ không no của lipit
Ví dụ minh họa
Bài 1: Để trung hòa lượng axit béo tự do có trong 14 gam một mẩu chất béo cần 15ml dung dịch KOH 0,1M. Chỉ số axit của mẩu chất béo trên là:
A. 6,0
B. 7,2
C. 4,8
D. 5,5
Hướng dẫn:
Theo định nghĩa: chỉ số axit của chất béo là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết các axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
Ta có: mKOH = 0,015 x 0,1 x 56000 = 84 (mg)
⇒ Chỉ số axit là: 84/14 = 6
Bài 2: Để tác dụng hết với 100 gam lipit có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Khối lượng muối thu được là:
A. 108,265 g
B. 170 g
C. 82,265 g
D. 107,57 g
Hướng dẫn:
Ta có: mKOH cần dùng = 7 x 100 = 700 mg = 0,7 (gam)
⇒ nKOH = 0,7/56 = 0,0125 (mol)
Vậy mmuối = 100 + mKOH - mH2O - mglixerol
= 100 + 17,92 – 0,0125 x 18 – 0,3075/3 x 92 = 108, 265 (gam)
Bài 3: Hãy tính khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa axit tự do có trong 5 gam chất béo với chỉ số axit bằng 7.
Hướng dẫn:
Theo định nghĩa, chỉ số axit của chất béo bằng 7 nghĩa là muốn trung hòa lượng axit béo tự do trong 1 gam chất béo phải dùng 7 mg KOH. Vậy muốn trung hòa axit béo tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số 7 thì phải dùng 5 * 7 = 35 mg KOH, hay 0,035/56 mol KOH
⇒ 0,035/56 mol OH- ⇒ 0,035/56 mol NaOH ⇒ khối lượng NaOH cần để trung hòa axit tự do trong 5 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 là:
mNaOH = 0,035/56*40g = 25(mg) = 0,025g|5g chất béo
B. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1: Để xà phòng hóa hoàn toàn 2,52 gam một lipit cần dùng 90ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số xà phòng của lipit là:
A. 210
B. 150
C. 187
D. 200
Đáp án: D
Ta có: nKOH = nNaOH = 0,09 x 0,1 = 0,009 (mol)
⇒ mKOH = 0,009 x 56 = 0,504 (gam) = 504 (mg)
1 gam lipit cần: 504/2,52 = 200 (mg) KOH
Vậy chỉ số xà phòng là 200
Bài 2: Khi trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3 ml dung dịch KOH 0,1M. tính chỉ số axit chủa chất béo đó.
A. 6 B. 5 C. 7 D. 8
Đáp án: A
Ta có: nKOH = 0,1 .0,003 = 0,0003 (mol)
⇒ mKOH = 0,0003 .56 = 0,0168(gam) = 16,8 (mg)
Vậy chỉ số axit = 16,8/2,8 = 6
Bài 3: Muốn trung hòa 5,6 gam một chất béo X đó cần 6ml dung dịch KOH 0,1M. Hãy tính chỉ số axit của chất béo X và tính lượng KOH cần trung hòa 4 gam chất béo có Y chỉ số axit bằng 7.
A. 5 và 14mg KOH
B. 4 và 26mg KOH
C. 3 và 56mg KOH
D. 6 và 28mg KOH
Đáp án: D
Trung hòa 4g chất béo cần mKOH = 4.7 = 28 (mg)
Bài 4: Chỉ số iot của triolein có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 26,0
B. 86,2
C. 82,3
D. 102,0
Đáp án: B
Phản ứng: (C17H33COO)3C3H5 + 3I2 → (C17H33COOI2)3C3H5
⇒ Chỉ số iot là: (3 × 254)/884 x 100 = 86,2
Bài 5: Số miligam KOH trung hòa hết lượng axit tự do và xà phòng của chất béo. Tính chỉ số xà phòng hóa của mẫu chất béo có chỉ số axit bằng 7 chứa tritearoylglixerol còn lẫn một lượng axit stearic.
A. 175 B. 168 C. 184 D. 158
Đáp án: A
Khối lượng KOH trung hòa axit : 0,007 (gam)
nKOH = 0,007/56 = 0,125.10-3 (mol)
Khối lượng C17H35COOH trong 1 gam chất béo là:
0,125.10-3.890 = 0,11125 (gam)
Khối lượng tristearoyl glixerol trong 1 gam chất béo là: 0,8875 (gam)
≈0,001 (mol) ⇒ nKOH = 0,003(mol) ⇒ mKOH = 0,168(gam)
Chỉ số xà phòng hóa là : 168 + 7 = 175.
Bài 6: Để xà phòng hóa 63 mg chất béo trung tính cần 10,08 mg NaOH. Xác định chỉ số xà phòng của chất béo đem dùng.
A.112 B. 124 C.224 D.214
Đáp án: C
Chỉ số xà phòng = 14,112/0,063 = 224