BỘ ĐỀ THI THPTQG CHUẨN CẤU TRÚC- ĐỀ SỐ 12

Môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút( không kể thời gian phát đề)

 

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
                                                                                 THỜI NẮNG XANH

                                                                  “Nắng trong mắt những ngày thơ bé

                                                                   Cũng xanh mơn như thể lá trầu

                                                                   Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

                                                                   Chở sớm chiều tóm tém

                                                                   Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

                                                                   Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

                                                                   Bóng bà đổ xuống đất đai

                                                                   Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

                                                                   Rủ rau má, rau sam

                                                                   Vào bát canh ngọt mát

                                                                   Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.” 

                                                                                                    (Trích Thời nắng xanh, Trương Nam Hương) 

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản?
Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã nhớ lại những gì trong thời thơ bé?
Câu 3. Nêu tên và tác dụng của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: "Nắng trong mắt những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể lá trầu”?
Câu 4. Anh/ Chị cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà thơ qua đoạn trích trên? Điều đó khơi gợi trong tâm hồn anh/ chị tình cảm gì? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)

       Đọc bài thơ, có người so sánh, lũ trẻ hôm nay không còn có những kỉ niệm về buổi chiều bắt cào cào châu chấu nữa, thay vào đó là những ngày tháng ngày học tập và làm bạn cùng máy tính, điện thoại thông minh. Bàn luận về sự khác biệt đó (viết đoạn văn 200 chữ).
Câu 2 (5 điểm)
       Hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh là lời giãi bày rất chân thực về khát vọng tình yêu của tác giả. Qua việc phân tích hai khổ thơ 5 và 6 của tác phẩm, hãy bình luận.
                                                                           “Con sóng dưới lòng sâu,

                                                                             Con sóng trên mặt nước,

                                                                             Ôi con sóng nhớ bờ

                                                                             Ngày đêm không ngủ được. 

                                                                             Lòng em nhớ đến anh

                                                                             Cả trong mơ còn thức

                                                                             Dẫu xuôi về phương Bắc

                                                                             Dẫu ngược về phương Nam

                                                                             Nơi nào em cũng nghĩ

                                                                             Hướng về anh một phương”.

 

                                                                          HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

Câu 1

  Tác phẩm viết theo thể thơ tựu do.

Câu 2

  Tác giả đã nhớ lại những hình ảnh thời thơ bé:

+ Người bà bổ cau, nhai trầu

+ Nắng xiên khoai qua vách liếp

+ Đi bắt châu chấu, cào cào

+ Bát canh rau má, rau sam ngọt mát.

Câu 3

  Biện pháp tu từ:

+ So sánh: nắng - lá trầu.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: nắng - xanh mơn.

  Tác dụng:

+ Về hình thức: giúp câu thơ giàu hình ảnh, sinh động và mang đậm cá tính sáng tạo của nhà thơ.

+ Về nội dung: thể hiện cảm xúc và cách nhìn đặc biệt của người cháu về màu nắng trong

kỉ niệm, gắn liền với hình ảnh người bà, với những kí ức thời thơ bé không thể nào quên.

Câu 4

- Về hình thức: 5-7 dòng, diễn đạt mạch lạc.

- Về nội dung: Nêu cảm nhận về tâm hồn nhà thơ và những cảm xúc của bản thân khi đọc văn bản.

Sau đây là một ví dụ:

Qua văn bản, ta cảm nhận được tâm hồn tình tế, nhạy cảm, thái độ trân trọng mọi kỉ niệm tuổi thơ của  tác giả.  Tình cảm đó khơi gợi  trong tâm hồn mỗi người tình yêu với  quê hương, những kí ức quý giá thời thơ ấu bên những người thân thương. Đó là những tình cảm chân thành, hồn hậu, vốn sẵn có trong tâm hồn mỗi người, chỉ cần một tín hiệu đã đủ khơi dậy cả một miền kỉ niệm không quên.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm) Yêu cầu chung về hình thức và kết cấu đoạn văn:

•Xác định đúng vấn đề nghị luận.

•Nêu được quan điểm cá nhân và bàn luận một cách thuyết phục, hợp lí.

•Đảm bảo bố cục: mở - thân - kết, độ dài 200 chữ.

•Lời văn mạch lạc, lôi cuốn, đàm bảo chính tả và quy tắc ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

Có nhiều hướng trình bày ý kiến, sau đây chỉ là một gợi ý:

Nêu vấn đề

+ Vấn đề

+ Giải thích

+ Sự khác biệt của tuổi thơ giữa hai thế hệ xưa và nay.
+ Xưa: tuổi thơ gắn liền với những tháng ngày rong chơi, với thiên nhiên đồng nội.
+ Nay: tuổi thơ gắn với hoạt động học tập, với các thiết bị công nghệ hiện đại.

Luận bàn

+ Lí do của sự thay đổi

 

 

+ Ưu,  nhược  điểm  của mỗi thời đại.

+ Sự phát triển của công nghệ và những yêu cầu mới của thời đại là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt đó.

+ Xưa trẻ con được hòa mình với thiên nhiên, bồi dưỡng tâm hồn và cảm xúc, nhưng ít điều kiện tiếp thu khoa học.

+ Nay trẻ con lại được tiếp cận với khoa học, được tiếp thu những thành tựu công nghệ, nhưng bị hạn chế thời gian vui chơi, ít hòa mình vào thiên nhiên.

Phản biện

Vậy xã hội ngày nay nên để  cho trẻ em tuổi  thơ thế nào?

Trong xã hội hiện đại, không thể bắt trẻ con chỉ mãi chơi với cào cào châu chấu như xưa.

Giải pháp

Làm sao để tốt nhất cho trẻ em?

+ Nhận thức

+ Hành động

+ Quan tâm toàn diện đến trẻ em: vừa trí tuệ, vừa nuôi dưỡng tâm hồn.

+ Cân bằng việc tiếp cận công nghệ và việc cho trẻ những trải nghiệm gắn với thiên nhiên như: đi tham quan, du lịch, làm tình nguyện,...

Liện hệ

Bài học cho bản thân

Cảm thấy may mắn bởi đã có những kỉ niệm đẹp đáng trân quý của tuổi thơ

Câu 2 (5 điểm)
Yêu cầu chung: 0,5 điểm

Thí sinh  biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài
viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.
Diễn  đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung: 4,5 điểm
Hệ thống ý:

1. Khái quát vài nét về tác giả- tác phẩm.

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là nữ thi sĩ xuất hiện nổi bật trên thi đàn văn học những năm tháng chống Mỹ. Chị cũng để lại dấu ấn đậm nét trong dòng thơ tình Việt Nam. Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ chứa chan tình cảm. Chị dành nhiều tâm huyết cho đề tài tình yêu và là một  trong những người viết thơ  tình hay nhất ở thời đại chúng ta. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta luôn thấy một trái tim phụ nữ đôn hậu, chân thành, giàu đức hy sinh và lòng vị tha, một hồn thơ nhạy cảm, nhiều những lo âu, bất an, cũng lắm tha thiết với những khát vọng, day dứt, chấp chới trước cõi đời vốn lắm đắng cay và nhiều những xáo động.
- Thi phẩm Sóng được viết vào năm 1967. Đó là những năm tháng dân tộc đang bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ và tay sai. Sóng được sáng tác tại cửa biển Diêm Điềm, khi nhà thơ đã từng trải qua những đau đớn, đổ vỡ trong tình yêu. Bài thơ là một trong những thi phẩm  tiêu biểu nhất  trong sự nghiệp  sáng tác của nữ sĩ, được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào.
2. Giải thích

- Tình yêu luôn là đề tài muôn thủa của nhân loại.  Tình yêu trong Sóng của Xuân Quỳnh là một tình yêu đầy băn khoăn, day dứt. Trước Sóng, ta ít thấy trong thơ tình Việt Nam diễn tả trạng thái phức tạp như chị. Xuân Quỳnh là một trong số những người ít ỏi đã mạnh dạn nói lên điều sâu kín của cõi lòng mình.
- Bài thơ được viết khi Xuân Quỳnh đã trải qua những đổ vỡ, nhưng nhịp tim ấy vẫn khao khát, vẫn rung động thổn thức. Điều đó được thể hiện sâu sắc, mãnh liệt qua hai khổ 5 và 6.

3. Chứng minh

                                                                            “Con sóng dưới lòng sâu
                                                                             Con sóng trên mặt nước”

- Đó là không gian của sóng. Và đó cũng là nỗi nhớ, khi mãnh liệt ập ào trào dâng lên mặt với bao cồn cào cháy bỏng, khi lại sâu lắng, lặn vào trong với bao tha thiết, lắng đọng. Đó là nỗi nhớ bờ lan tỏa cả không gian.
                                                                             “Ôi con sóng nhớ bờ
                                                                              Ngày đêm không ngủ được”

- Sóng nhớ bờ, nỗi nhớ được đo bằng  ngày, đêm.  Dù là ngày hay đêm, nỗi nhớ đó vẫn luôn dào dạt, luôn thường trực, mạnh mẽ. Đó là nỗi nhớ đã phủ chiếm cả thời gian.
                                                                              “Lòng em nhớ đến anh
                                                                               Cả trong mơ còn thức ”

- Trong bài thơ Sóng, đây là khổ thơ đặc biệt nhất xét về mặt dung lượng. Nếu  các khổ  khác chỉ với  4 dòng, thì khổ thơ  này có tới  6 dòng thơ. Và hai dòng thơ này, như muốn nhấn mạnh thêm, làm đủ đầy hơn nỗi nhớ  trong em. Nếu  sóng chỉ dừng lại  trong nỗi nhớ không gian và thời gian, thì nỗi nhớ của em còn xuất hiện trong một thế giới nữa: thế giới của tâm hồn. Dù là thức hay mơ, nỗi nhớ vẫn hiện hữu. Hay nói cách khác nỗi nhớ đã chiếm trọn cả  tâm hồn,  ý nghĩ...
- Nếu trên mặt nước hay dưới lòng sâu là không gian của sóng, ngày và đêm là giới hạn thời gian của sóng, thức và mơ là giới hạn của suy nghĩ. Thì nỗi nhớ, có lẽ, đã phá vỡ mọi giới hạn đó. Và trong tình yêu, nỗi nhớ chính là xúc cảm mạnh nhất. Đó là yếu tố để tình yêu dâng nhịp đập, khi tình yêu đã không còn nỗi nhớ, tình yêu đồng thời đã chết.
                                                                       "Dẫu xuôi về phương Bắc

                                                                        Dẫu ngược về phương Nam

                                                                        Nơi nào em cũng nghĩ

                                                                        Hướng về anh một phương”.
- Phương Bắc  - Phương  Nam: hai phương trái ngược như  kéo dài thêm khoảng cách, như mở rộng hơn không gian cách trở. Các động từ: xuôi - ngược làm gia tăng thêm những gian truân trong cuộc hành trình.
- Có thể nói, trong tình yêu, trở ngại lớn nhất là khoảng cách. Dân gian có câu “xa mặt cách lòng”, nếu tình yêu không đủ vững vàng, khoảng cách sẽ là kẻ thù giết chết tình yêu.
- Ý thơ cũng đã gợi  lên nhịp thở của thời đại  lúc bấy giờ,  khi mà những cuộc chia li màu đỏ diễn ra, khi mà cả nước đang tiếp sức, tiếp lửa cho tiền tuyến, là khi những đôi lứa phải yêu nhau trong xa cách: kẻ bắc người  nam. Nếu khoảng  cách là trở ngại,  thì khi vượt  qua được trở ngại đó, tình yêu sẽ càng bền vững. Chỉ khi bản lĩnh trước thách thức, tình yêu mới vững bền.
- Và sự vững bền trong tình yêu, để tình yêu đi được đến đích, cần phải có sự thủy  chung son sắt. “Nơi  nào em cũng nghĩ/ Hướng về anh một phương ” chính là lời khẳng định sự thủy chung, kiên định vững vàng của em với anh. Dành cho anh.

4. Bàn luận, đánh giá

- Có thể nói, đoạn thơ trên đây là một âm vang của tiếng sóng, là một khúc tâm tình của thiếu nữ trăn trở, khát khao được yêu thương gắn bó. Trái tim của thiếu nữ nồng hậu và đằm thắm biết bao! Sóng nhớ bờ, em nhớ anh là quy luật muôn đời của tự nhiên, của sự sống và tình yêu. Xuân Quỳnh đã viết nên những vân thơ ngũ ngôn có nhạc điệu ngân vang tha thiết.
- Sóng của Xuân Quỳnh là một bài thơ tình rất đẹp. Vẻ đẹp của một tâm hồn khao khát yêu thương, vẻ đẹp của nhạc; nhạc của lòng cũng là nhạc của thơ, nhạc của sóng reo, sóng vỗ.
 

Bài viết gợi ý: