A/ LÝ THUYẾT

1.VĂN BẢN

TT

Tên văn bản

Tác giả

Nội dung chính

Nghệ thuật

Ý nghĩa

1

Cổng trường mở ra

Lí lan

Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người, nhất là đối với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

 

- Lựa chọn hình thức tự bạch như những dòng nhật kí của mẹ.

- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm.

Văn bản thể hiện tấm lịng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người

02

Mẹ tôi

E.A-mi- xi

Những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

- Sáng tạo hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Lồng trong chuyện một bức thư.

- Biểu cảm trực tiếp.

- Người mẹ có vai trò quan trọng trong gia đình.

- Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người.

03

Cuộc chia tay của những con búp bê.

Khánh Hoài.

Ý nghĩa của hạnh phúc gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.

- Xây dựng tình huống tâm lí.

- Lựa chọn ngôi kể “tôi” làm cho câu chuyện thêm chân thực .

- Lời kể tự nhin theo trình tự sự việc.

- câu chuyện của những đứa con , người làm cha mẹ phải suy nghĩ.

- Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình.

- Mỗi người phải biết giữ gìn hạnh phúc gia đình.

 

TT

Văn bản

Tác giả

Thể thơ

Nội dung chính

Nghệ thuật

Ý nghĩa

01

Sông núi nước Nam

 

 

 

 

Lí Thường Kiệt

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Bài thơ thể hiện niềm tin  vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta.Bài thơ có thể xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

 

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, ngắn gọn, súc tích.

- Dồn nén cảm xúc trong hình thức thể hiện nghị luận, trình bày ý kiến.

- Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép.

-Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa.

- Được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tin của nước ta.

02

Phò giá về kinh

 

 

 

Trần Quang Khải

Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

Hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời Trần.

 

- Thể thơ ngũ ngôn cô đọng, hàm súc.

- Nhịp thơ phù hợp.

- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc.

- Giọng sảng khoái, hân hoan, tự hào.

- Hào khí chiến thắng.

- Khát vọng một đất nước thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở đời Trần.

06

Bánh trôi nước

 

 

 

 

 

Hồ Xuân Hương

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Ca ngợi vẻ đẹp hình thức, phẩm chất của người phụ nữ VN.

-Tố cáo XHPK.

 

- Vận dụng điêu luyện những quy tắc thơ Đường.

-Sử dụng ngôn ngữ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với thành ngữ, mô típ dân gian.

- Xây dựng hình ảnh nhiều tầng nghĩa.

- Cảm hứng nhân đạo: ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ.

- Cảm thông sâu sắc đối với  thân phận  chìm nổi của họ.

07

Qua Đèo Ngang

 

 

 

Bà Huyện Thanh Quan

Thất ngôn bát cú  Đường luật

Bài thơ thể hiện tâm trạng cô đơn thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ.

 

- Vận dụng điêu luyện  thể thơ Đường.

- Bút pháp tả cảnh ngụ tình.

- Sáng tạo trong việc dùng từ láy.

- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả.

- Tâm trạng cô đơn, thầm lặng.

- Nỗi niềm hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật đèo ngang.

08

Bạn đến chơi nhà

 

Nguyễn Khuyến

Thất ngôn bát cú Đường luật

Bài thơ thể hiện một quan niệm về tình bạn, quan niệm đó vẫn còn co ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay.

- Sáng tạo trong việc tạo dựng tình huống.

 - Vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện.

- Thể hiện quan niệm về tình bạn, quan niệm đó có giá trị rất lớn trong mọi thời đại.

10

Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

 

 

 

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Nỗi lòng nhớ quê hương da diết của tác giả trong đêm trăng nơi đất khách quê người.

 

- Xây dựng hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị.

- Sử dụng biện pháp đối ngữ ở câu 3,4

- Nỗi lòng đối với quê hương da diết, sâu nặng trong tâm hồn, tình cảm, người xa quê.

11

Ngẫn nhiên viết nhân buổi mới về quê

 

(Học thuơc

Bài thơ)

Hạ Tri Chương

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Tình yêu quê hương bền chặt, chợt nhói lên trong một tình huống ngẫu nhiên, được ghi lại một cách hóm hỉnh.

 

- Sử dụng các yếu tố tự sự.

- Cấu trúc độc đáo.

- Sử dụng biện pháp tiểu đối hiệu quả.

- Có giọng điệu bi hài thể hiện ở hai câu cuối.

Tình quê hương là một tronh những tình cảm lâu bền và thiêng liêng nhất của con người.

13

- Rằm tháng giêng.

 

 

 

 

 

 

-Cảnh khuya

 

 

Hồ Chí minh

Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Cảnh trăng rừng Việt Bắc sống động. Con người hòa hợp với thiên nhiên, canh cánh nỗi lòng lo cho nước, cho cách mạng

 

Thể hiện tình cảm với thin nhin, tm hồn nhạy cảm, lịng yu nước sâu sắc v phong thi ung dung lạc quan của Bc Hồ.

 

thể thơ thất ngôn tứ tuyệt .

Hình ảnh thơ lung linh, kì ảo.

Sử dụng phép so sánh, điệp từ.

 

 

-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

-Sử dụng điệp từ có hiệu quả.

 -Lựa chọn từ ngữ gợi hình, biểu cảm.

Sự gắn bĩ, hịa hợp giữa thin nhin v con người Hồ Chí Minh.

 

 

 

Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ Hồ chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp cịn nhiều gian khổ.

14

Tiếng gà trưa

 

 

Xuân Quỳnh

Thơ ngũ ngôn

Tiếng gà trưa

gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ...

Sử dụng hiệu quả điệp ngữ, điệp từ + Viết theo thể thơ 5 tiếng phù hợp với việc vừa kể chuyện vừa biểu lộ tâm tình.

- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận.

15

Một thứ quà của lúa non: Cốm

Thạch Lam

Tùy bút

Phong vị đặc sắc ,nét đẹp văn hoá  truyền thống  của H Nội trong một thứ quà độc đáo và giản dị: cốm.

 

- Lời văn trang trọng, tinh tế, đầy cảm xúc, giàu chất thơ.

- Chon lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.

- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẩm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.

- Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hoá và lối sống của người Hà Nội.

Lưu ý: Tìm hiểu những nét sơ giản về các tác giả và hoàn cảnh sáng tác từng tác phẩm.

Ca dao dân ca:

  1. Học thuộc khi niệm ca dao dân ca.

- Ca dao dn ca l những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời v nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

- Dân ca l những sáng tác kết hợp lời và nhạc.

- Ca dao là lời thơ của dân gian.

 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH.( HỌC THUỘC BI 1 V 4)

  Bài 1: Sử dụng lối nói so sánh để nói lên công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận trách nhiệm của kẻ làm con trước công lao to lớn ấy

  Bài 2: Là tiếng hát về tình cảm anh em ruột thịt. Qua đó nhắc nhở anh em phải biết đoàn kết, hòa thuận.

  Nội dung:

Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi người.

 Nghệ thuật:

-Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp..

- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.

- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.

- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể…

NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC-CON NGƯỜI        

( HỌC THUỘC BI 1 Và 4)

Bài 1:

-Đây là một hình thức để trai gái thử tài nhau, đo độ hiểu biết kiến thức địa lí, lịch sử

=>Đây cũng là cơ sở để họ bày tỏ tình cảm vói nhau

Bài 4: Những dòng thơ khác với dòng thơ bình thường, kéo dài 12 tiếng gợi lên sự dài rộng, to lớn của cánh đồng

  -Hình ảnh cô gái:Nét trẻ trung đầy sức sống

  -Đây là lời của chàng trai ca ngợi cánh đồng ca ngợi vẻ đẹp của cô gái

Tổng kết:

   -Nội dung :ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp của con người đối với quê hương, đất nước.

   -Nghệ thuật :-Sử dụng kết cấu lời hỏi dáp, lời chào mời, lời nhắn gửi…thường gợi nhiều hơn tả.

- Có giọng điệu tha thiết, tự hào.

- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.

- Sử dụng thể thơ lục bát biến thể.

NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN( HỌC THUỘC BI 2 V 3)                       

 Bài 2:

 a.Thương thay: Là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ở mức độ cao.

 b. Thương thay lặp lại 4 lần: Tô đậm nỗi thương cảm xót xa cho cuộc đời cay đắng của người dân thường

 Nghĩa của các hình ảnh ẩn dụ

 -Con tằm: Thân phận suốt đời bị kẻ khác bòn rút sức lực.

 -Lũ kiến: Nỗi khổ chung của ngững thân phận nhỏ nhen.

 -Con hạc: Cuộc đời phiêu bạt lận đận của người lao động trong xã hội cũ.

 -Con cuốc: Thương cho thân phận thấp cổ bé họng, không được lẽ công bằng nào soi tỏ.

 Bài 3:

-Nói về thân phận nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Nỗi khổ lớn nhất là phụ thuộc vào người khác, không được quyền quyết định bất cứ cái gì.

    • Nội dung:

Đều nói về thân phận con người trong x hội cũ, vừa l than thn, vừa mang ý nghĩa phản khng.

    • Nghệ thuật :

- Sử dụng các cách nói: thân cò, thân em, con cò, thân phận…

- Sử dụng các  thành ngữ: lên thác xuống ghềnh, gió dập sóng dồi…

- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ ngữ…

    * Ý nghĩa: Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻvới những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực.

                      NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM  ( HỌC THUỘC BI 1 V 2)

  1.Bài 1: Chân dung “Chú tôi”:

     Nghiện rượu chè, hay ngủ trưa

=>Bài ca dao dùng hình thức nói ngược để châm biếm nhân vật “Chú tôi”

   -Ý nghĩa hai câu đầu:

 +Cô yếm đào>< chú tôi=> Chàng trai không xứng đáng với cô gái

=>Bài ca dao chế giễu hạng người nghiện ngập và lười biếng.

-Bài 2: Nhại lời thầy bói nói với người đi xem bói

 +Lời nói khẳng định như đinh đóng cột nhưng trở thành vô nghĩa vì những lời đó là một sự thật hiển nhiên.

=>Bài ca dao nhằm châm biếm những kẻ hành nghề mê tín dị đoan, dốt nát.

1.Nội dung: Phê phán những thói hư, tật xấu của con người.

2.Nghệ thuật: Châm biếm, so sánh…

II.Tiếng Việt. ( Học thuộc trong ghi nhớ SGK)

III. TLV

   1.Cảm nghĩ về loài hoa em thích.  ( Hoa phượng, cây tre)      

 gợi ý:

  • Giới thiệu được loài hoa em yêu thích.
  • Nêu được những chi tiết về hoa mà làm cho em yêu thích, qua đó bày tỏ cảm xúc.
  • Bày tỏ tình cảm chung về lồi hoa...

2.Cảm nghĩ về người thân của em.

  • Giới thiệu được người thân và cảm xúc  của em về người đó.
  • Kết hợp kể và tả để gợi ra những chi tiết biểu cảm  và qua đó mà thể hiện cảm xúc
  • By tỏ tình cảm chung của em về người thân...

3.Cảm nghĩ về bài thơ Bánh trôi nước.

4.Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang

*. Kiến thức cơ bản

a.  Cảnh vật được miêu tả và lúc chiều tà. Thời điểm đó dễ gợi lên tâm trạng buồn, cô đơn nhất là với người lữ thứ.

b. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết: cỏ cây, hoa lá, dy ni, con sơng, ci chợ, mấy tp nh, tiếng chim quốc, chim đa đa, có vài chú tiều phu. Các chi tiết này cho thấy cảnh Đèo Ngang um tùm, rậm rạp. Con người thì ít ỏi, thưa thớt. Các từ láy: lom khom, lác đác, các từ tượng thanh: quốc quốc, đa đa cĩ tc dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm v cng gợi ln cảm gic hoang vắng, quạnh hiu.

c. Cảnh Đèo Ngang là cảnh thiên nhiên, núi đèo bát ngát, thấp thoáng có sự sống của con người nhưng rất hoang sơ. Cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà, lại được nhìn từ tm trạng của kẻ xa qu nn cảnh gợi ln cảm giác buồn, hoang sơ, vắng lặng.

d. Có thể thấy, ấn sâu kín trong bức tranh thiên nhiên là tâm trạng của người lữ thứ (Bà Huyện Thanh Quan). Đó là tâm trạng buồn, cô đơn, hoài cổ. Đọc bài thơ, ta cảm nhận được tiếng kêu da diết của chim quốc, chim đa đa cũng chính l tiếng lịng tha thiết nhớ nh, nhớ qu khứ của đất nước. Câu thơ cuối cùng chính là cao trào của nỗi buồn, nỗi cô đơn của người khách xa quê.

5. Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà.

* * Kiến thức cơ bản

* . Bài thơ lập ý bằng cch dựng ln tình huống khơng cĩ gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết.

a) Theo nội dung cu thứ nhất (Đ bấy lu nay, bc tới nh), thì đáng ra, Nguyễn Khuyến phải tiếp đi bạn thật chu đáo và tử tế.

b) Nhưng sáu câu kế tiếp, nhà thơ lại vẽ ra một hoàn cảnh rất đặc biệt để tạo ra sự đùa vui: Có sẵn mọi thứ nhưng hoá ra lại không có thứ gì. Vật chất muốn đầy đủ nhất nhưng lại cứ giảm đi, đến chỗ không cịn một cht gì hết. Vì vậy tiếp bạn chỉ cịn cĩ mỗi ci tình. Tạo ra tình huống như vậy, vừa đùa vui, vừa nói lên sự mong ước tiếp đi chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần, lại vừa nhấn mạnh được cái tình. Chỉ một sự chn tình cĩ thể đủ bù đắp những thiếu hụt vật chất.

c) Câu thứ 8 và cụm từ ta với ta nhấn mạnh tình cảm không cần phải vật chất đầy đủ mà chỉ cần cái tình chân thực . Những người tri âm, tri kỉ có khi chỉ cần gặp nhau ngâm mấy câu thơ, đàn vài bản nhạc là đ đủ vui rồi. Tình cảm khơng cứ nhất thiết phải cĩ đầy đủ vật chất mới vui là như vậy.

d) Qua cách ứng xử của nhà thơ, có thể nhận thấy, với bạn, Nguyễn Khuyến rất quan tâm đến bạn, muốn tiếp bạn thật là chu đáo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy, trong tình bạn, Nguyễn Khuyến rất coi trọng ci tình, coi trọng sự cung kính trong tình bạn.

6.Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh Khuya.

Gợi ý cơ bản.

a. Hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Tiếng suối chảy trong đêm yên tĩnh nghe trong trẻo như tiếng hát xa. Trăng sáng lồng bóng cây cổ thụ, rồi xuyên qua từng khe lá rải xuống mặt đất như hoa. Cảnh trong hai câu thơ đầy thơ mộng, trong trẻo, dịu dàng và ấm áp.

b. Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Có thể nói một trong những lí do khiến “người chưa ngủ” ấy chính là vì cảnh thin nhin qu đẹp. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ. Song hai câu thơ cuối cịn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác “chưa ngủ” không chỉ bởi thiên nhiên quá đẹp và quá ư quyến rũ mà cịn bởi “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Cụm từ “chưa ngủ” được nhắc lại hai lần gắn với nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lịng thiết tha vì dn vì nước của Bác Hồ.

B. BÀI TẬP MINH HOẠ CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

ĐỀ 1:

Câu 1: (3 điểm)

     Chủ đề của trích đoạn chèo Nỗi oan hại chồng là gì? Em hiểu như thế nào về thành ngữ Oan Thị Kính?

Câu 2:  (5 điểm)

Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.

                                     (Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 7, tập 1)

 a. Chỉ ra và nêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

 b. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hiệu quả nghệ thuật của các phép tu từ đó trong việc thể hiện nội dung.

Câu 3: (12 điểm)

        Bản chất xấu xa của bọn phong kiến, thực dân dưới chế độ cũ (những năm đầu thế kỉ XX) qua hai văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn và Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.

…………… Hết ……………

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1:

  1. Về kĩ năng:
  • Diễn đạt đúng, trôi chảy chủ đề đoạn trích.
  • Biết viết đoạn văn nghị luận giải thích rõ ràng, ngắn gọn.
  • Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
  1. Về kiến thức:

      HS thể hiện được các ý sau:

    - Đoạn trích Nỗi oan hại chồng thể hiện sâu sắc mâu thuẫn giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình mà nạn nhân trực tiếp của mâu thuẫn ấy là người phụ nữ - những con người có phẩm chất tốt đẹp nhưng lại phải gánh chịu biết bao khổ cực, oan trái. Đây là hình tượng điển hình cho thân phận ngườì phụ nữ trong xã hội phong kiến thối nát.                                                                                                                     ( 1,0 điểm)

   - Giải thích thành ngữ Oan Thị Kính:

     + Thị Kính là con gái nhà nghèo, về làm dâu nhà giàu, chỉ vì vô tình mà mang tiếng giết chồng - một nỗi oan không thể gột rửa, không thể thanh minh - cuối cùng đành xuống tóc đi tu mà vẫn không thoát khỏi số phận oan nghiệt. Chỉ là nam nhi giả dạng mà lại bị khép vào án hoang thai.                                                                     ( 1,0 điểm)

     + Tích truyện Quan Âm Thị Kính từ xưa đã được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Những oan trái Thị Kính mắc phải được nhân dân ta đồng cảm nên thành ngữ Oan Thị Kính (hay Oan như oan Thị Kính) được dùng để chỉ những nỗi oan ức quá mức, cùng cực, không thể giãi bày.                                                                                   ( 1,0 điểm)

Câu 2: 

  1. Về kĩ năng:

    - Nhận diện được các biện pháp tu từ và đặc điểm của nó trong đoạn thơ.

    - Xác định được yêu cầu của đề; biết viết đoạn văn trình bày cảm nhận (suy nghĩ, đánh giá, bàn luận…) thể hiện cảm xúc của người viết về vấn đề đề bài đặt ra; kết hợp hài hoà tình cảm và suy nghĩ.

    - Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng; không mắc lỗi diến đạt.

   2.  Về kiến thức:

   a. Chỉ ranêu đặc điểm của các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn thơ:        ( 1,0 điểm)

     - Điệp ngữ: . Đặc điểm: điệp ngữ cách quãng.

     - Liệt kê: Vì lòng yêu Tổ quốc/ Vì xóm làng thân thuộc/ Bà ơi cũng vì / Vì tiếng gà cục tác/ Ổ trứng hồng tuổi thơ. Đặc điểm: trình bày từ khái quát đến cụ thể.

 * Lưu ý: Phép liệt kê ở đây về bản chất là liệt kê theo kiểu tăng tiến – trình tự khái quát đến cụ thể cũng nhằm khắc sâu thêm lòng yêu quê hương, đất nước. Thí sinh trình bày “tăng tiến” là chấp nhận được.

   b. Viết đoạn văn cảm nhận:                                                                           (4,0 điểm)

           Những ý chính cần thể hiện:

   - Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu.                                                                                                  ( 0,5 điểm)

   - Điệp ngữ cách quãng “nghe” lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.                 ( 0,5 điểm)

   - Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, , tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.                                                                                                           ( 1,5 điểm)

   - Điệp ngữ kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc”(I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước.                                                                   ( 1,0 điểm)

   - Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình.                                                                          ( 0,5 điểm)

Câu 3:

  1. Về kĩ năng:

    -  Có kĩ năng xác định yêu cầu của đề, triển khai luận điểm, luận cứ… Biết sử dụng dẫn chứng hợp lí.

    -  Vận dụng năng lực đọc - hiểu văn bản tự sự để khám phá hình tượng nhân vật, làm rõ luận điểm đề bài đưa ra.

    -  Bố cục bài làm chặt chẽ, sáng rõ, diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc; không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả.

   2.  Về kiến thức:

   Những ý cơ bản cần làm rõ:

   2.1. Mở bài:                                                                                                  ( 1,0 điểm)

     - Lịch sử dân tộc bao phen phải chịu sự quấy nhiễu của thù trong giặc ngoài - bọn xâm lược và bọn tay sai bợ đỡ. Những năm đầu thế kỉ XX là thời điểm như thế.

     - Bộ mặt xấu xa tàn bạo của bọn phong kiến, thực dân đã được các nhà văn ghi lại bằng ngòi bút sắc sảo của mình. Hai văn bản Sống chất mặc bayNhững trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu đã phần nào thể hiện rõ vấn đề nêu trên.

   2.2. Thân bài:

    a. Bản chất xấu xa của giai cấp phong kiến:                                                 ( 4,5 điểm)                                  

     - Dưới thời phong kiến, quan lại có trách nhiệm chăm lo cho dân như cha mẹ đối với con cái. Nhưng thực tếCướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”(Ca dao).       (0,5 điểm)

     - Truyện ngắn Sống chết mặc bay, qua hình tượng nhân vật “quan phụ mẫu” và bọn tuỳ tùng, đã chứng minh điều đó. Tóm tắt ngắn gọn sự việc: Nhà nước cử quan đến làng X. để giúp dân hộ đê…                             (0,5 điểm)

- Công cuộc hộ đê:

   + Đi hộ đê mà không xuống chỗ xung yếu để hướng dẫn, chỉ huy dân, lại ở nơi cao ráo an toàn…   (0,5 điểm)

   + Giúp dân hộ đê mà đồ dùng thức đựng, kẻ hầu người hạ như đi hội.         (0,5 điểm)

   + Giúp dân mà không quan tâm gì đến đê điều. Hơn thế, lại say tổ tôm ...   (0,5 điểm)

   + Thái độ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, phi nhân tính:                            (1,0 điểm)

       -> Trong khi quan say chơi bài trong đình bao nhiêu thì bên ngoài tính mạng nhân dân mỗi lúc một nguy cấp bấy nhiêu.

       -> Hai lần có người bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những thờ ơ mà còn gắt, quát, doạ bỏ tù

       -> Sung sướng, hạnh phúc với cú ù “chi chi nảy” trong khi bên ngoài đê vỡ

    => Quan phụ mẫu là hình ảnh tiêu biểu cho hệ thống quan lại vô trách nhiệm đến vô nhân đạo, cho toàn bộ chế độ phong kiến tàn nhẫn, thối nát thời đó.                (1,0 điểm)

    b. Bản chất trơ tráo, bỉ ổi của bọn thực dân xâm lược:                                 ( 4,5 điểm)

     - Bọn xâm lược đứng trên bọn quan lại phong kiến. Với trí tưởng tượng phong phú và ngòi bút sắc sảo, qua truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Nguyễn Ái Quốc bóc trần bộ mặt thực dân giả dối của tên Toàn quyền Va-ren. Sự việc: rêu rao lừa phỉnh dư luận sang Đông Dương để trao tự do cho Phan Bội Châu.         (1,0 điểm)

    - Hành trình vòng vo, giả dối của Va-ren:                                                    (1,0 điểm)

      + Chỉ cần một mệnh lệnh từ Pháp sang Hà Nội là đủ, nếu thật sự muốn chăm sóc Phan Bội Châu.

      + Hắn đi vòng vo… “Trong khi đó, Phan Bội Châu vẫn nằm tù”.

    => Mục đích ngao du, hưởng lạc. Đi dể được tiếp rước, đón mời, cung phụng…

    - Cuộc chạm trán Va-ren với Phan Bội Châu:                                               (1,5 điểm)

      + Tác giả bình luậnThật là một tấn kịch!...”

      + Va-ren ba hoa liên tục trong khi cụ Phan im lặng, dửng dưng.

      + Cách “đem lại tự do” rất bỉ ổi: dụ dỗ, mua chuộc trắng trợn…

      + Lời của hai nhân chứng nói về phản ứng của Phan Bội Châu với Va-ren cho thấy thái độ cứng rắn bất khuất của nhà cách mạng trước kẻ thù. Và, qua đó Va-ren hiện rõ hơn, thật hơn bản chất đáng bị khinh bỉ.

   => Va-ren là nhân vật đại diện cho bộ mặt, bản chất của bọn thực dân đến cướp nước ta. Tất cả những gì hắn nói và làm đều là trò lố - trò cười lố bịch.                    (1,0 điểm)                 

    c. Nghệ thuật:                                                                                                 (1,0 điểm)

     - Sống chết mặc bay sử dụng bút pháp tự sự kết hợp biểu cảm, đặc biệt là sử dụng hai biện pháp tương phản và tăng cấp để khắc hoạ bộ mặt quan lại phong kiến.

     - Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu sử dụng bút pháp tự sự châm biếm, trong đó phép tương phản cũng rất hiệu quả trong việc bóc trần bản chất bọn thực dân.

   2.3. Kết bài:                                                                                                    (1,0 điểm)

    - Cả hai tác giả đều thành công trong việc xây dựng những hình tượng điển hình xấu xa của bọn phong kiến, thực dân ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Đó là hình ảnh đối lập với những người dân yêu hoà bình, gan góc chống chọi với thiên nhiên nhưng đang đau khổ, lẻ loi, yếu ớt; đối lập với những chiến sĩ cách mạng yêu nước kiên cường…

    - Đóng góp của hai tác phẩm.

ĐỀ 2:

Phần 1: Đoc- hiểu (3 điểm)

Hãy đọc  câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

Biểu giá cho tình mẹ

   Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy vào và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:

– Cắt cỏ trong vườn: 5 ngàn

– Dọn dẹp phòng của con: 2 ngàn

– Đi chợ cùng với mẹ: 1 ngàn

– Trông em giúp mẹ: 1 ngàn

– Đổ rác: 1 ngàn

– Kết quả học tập tốt: 5 ngàn

– Quét dọn sân: 2 ngàn

– Mẹ nợ con tổng cộng: 17 ngàn

 Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:

– Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.

– Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, lo lắng mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.

– Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.

– Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.

Và giá trị hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con:Cũng miễn phí luôn con trai ạ.

Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “Mẹ sẽ được nhận lại trọn vẹn”.

(Trích Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, năm 2008)

 1. Văn bản trên sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? 0,5 đ

 2. Trong đoạn văn người mẹ viết cho con đã sử dụng phép tu từ nào? tác dụng của phép tu từ đó? 1.0đ

 3. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta là gì? 1.5đ

Phần 2: Làm văn (7 điểm)

“Hãy giữ những vật dù nhỏ nhất của người thân… biết đâu sau này nó sẽ là một kỉ niệm của bạn. Hãy nói những lời yêu thương nhất đến người mà bạn yêu thương, quý mến..” Từ thông điệp trên em hãy viết một bài văn biểu cảm về một người mà em yêu quý nhất ( Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, bạn bè…)

----- Hết------

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

 

Câu

Yêu cầu kiến thức và kỹ năng

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Hướng dẫn chung.

  - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh tránh cách chấm đếm ý cho điểm.

- Giáo viên cần vận dụng linh hoạt đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

 

 

I.Đọc-

 hiểu

 

 

 

 

 

 

 

(3 đ)

 

 

 

* Đáp án và thang điểm.

  1, Văn  bản sử dụng phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm                

  2, Phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn người mẹ viết cho con là điệp ngữ “ Miễn phí

* Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm mẹ dành cho con là vô bờ bến, không thể cân- đo- đong- đếm , không giá trị vật chất nào có thể đánh đổi được….                     

3. Ý nghĩa mà câu chuyện gửi tới chúng ta:

- Qua câu chuyện, chúng ta hiểu rằng, tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.

– Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống: Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ "nhận" được những điều tốt đẹp.

 

0,5

0,5

 

0.5

 

 

 

1 ,5

 

II. Làm văn

 

(7 đ)

* Yêu cầu về kỹ năng:

- Xác định đúng kiểu bài: biểu cảm.

-Vận dụng yếu tố miêu tả, tự sự vào bài hợp lí.

- Xác định được người cần biểu cảm: bố, mẹ, ông ,bà, canh chị …

- Hiểu được cách lập ý trong bài văn biểu cảm,

- Bài viết có bố cục ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng, dùng từ, đặt câu chính xác, đúng chính tả.

 HS có nhiều cách trình bày tuy nhiên bài làm cần đảm bảo các ý sau:

              Dàn bài.

    a. Mở bài: Giới thiệu người thân mà em yêu quý nhất và khái quát tình cảm chung

   b. Thân bài:  Kết hợp  miêu tả - biểu cảm  

- Miêu tả đôi nét ngoại hình

->Biểu cảm về đặc điểm riêng của người thân gây ấn tượng nhất

( giọng nói, ánh mắt, mái tóc, đôi bàn tay…)

 - Kết hợp tự sự- biểu cảm

- Kể về những công việc, thái độ, tính tình, kỉ niệm…

- Biểu cảm về đặc điểm nổi bật, kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ nhất ( tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước

c. Kết bài: Cảm xúc sâu sắc về người thân;  nêu mong ước  

               

  + Hình thức:

 - Có bố cục đủ 3 phần, hợp lí 

 - Tách đoạn hợp lí:

- Diễn đạt trôi chảy, rành mạch, lời văn gợi cảm

- Chữ viết, dùng từ chính xác, câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả

+ Sáng tạo cá nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0

5.0

 

 

 

 

 

 

1,0

 

 

ĐỀ 3:

PHẦN 1: ĐỌC – HIỂU  (5.0 điểm)

     Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 

                                                  (Ngữ văn 7- tập 1)

Câu 1(1.0 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ? Đoạn văn đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2(1.0 điểm): Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên?

Câu 3(2.0 điểm):Từ nội dung đoạn văn trên, em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. 

 Câu 4(1.0 điểm): Theo em thế giới kì diệu đó là gì? (1điểm).

PHẦN 2: TẠO LẬP VĂN BẢN: (5.0 điểm)

           Phát biểu cảm nghĩ về người thân của em.            

................ Hết ................

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

I. Hướng dẫn chung.

- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.

- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.

- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm; tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.

- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. Sau đó, làm tròn số đúng theo quy định.

II. Đáp án và thang điểm. 

 

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

 

 

 

 

 

 

A.ĐỌC-HIỂU

(5 điểm)

 

 

Câu 1: 

- Trích từ văn bản: Mẹ tôi

- Tác giả: Ét- môn-đô đơ A-mi-xi

-Phương tức biểu đạt chính : Tự sự

 

0.25

0.25

0.5

Câu 2:  Cặp từ trái nghĩa:

                đêm- ngày

                cầm tay- buông tay

 

0.5

0.5

Câu 3. HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ tình yêu của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức

- Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in.

- Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng.

- Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai giảng.

- Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô.

- Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới.

- Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh. 

 

2

 

Câu 4:  Thế giới kì diệu" đó là:

- Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương

-Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú

- Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp

- Là thế giới của những ước mơ, khát vọng,…

 

 

0.25

0.25

0.25

0.25

 

 

 

 

 

B. TẠO LẬP VĂN BẢN

(5 điểm)

                              Tiêu chí

Điểm

Yêu cầu chung:

- Học sinh biết vận dụng kiến thức và kĩ năng để viết hoàn chỉnh bài văn biểu cảm.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc

- Biết kết hợp tự sự với các yếu tố miêu tả

 

*Yêu cầu cụ thể:

 

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn biểu cảm, có đầy đủ ba phần.

0,5

b. .  Xác định đúng đối tượng cần biểu cảm: ngoại hình, giọng nói, tính tình, sự quan tâm, chăm sóc gia đình và em, mối quan hệ với mọi người, tâm trạng của em khi người đó không có bên cạnh, khi em mắc lỗi, tình cảm của em dành cho người đó.

0,5

c .Triển khai hợp lí trình tự các ý của đối tượng được biểu cảm trong bài văn .

3

d. Sáng tạo:

       Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo

0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt và dùng dấu câu phù hợp.

 

0,5

ĐỀ 4:

Câu 1(1điểm):

Thế nào là từ đồng âm? Cho 1 ví dụ phân tích?

Câu 2(1điểm):

Thế nào là từ trái nghĩa? Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu thơ sau và phân tích tác dụng?

“Khi đi trẻ, lúc về già

Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao”

                   Trích ”Hồi hương ngẫu thư “– Hạ Tri Chương

Câu 3 (1,5điểm):

Chép thuộc lòng bài thơ: “Bạn đến chơi nha” của Nguyễn Khuyến và nêu phần ghi nhớ của bài.

Câu 4 (0,5điểm):

Câu ca dao:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như  nước ở ngoài biển đông”

                                     (Những câu hát về tình cảm gia đình)

Tìm biện pháp tu từ trong câu trên? Nêu tác  dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 5 (6 điểm):

            Đề : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

----------------------------HẾT---------------------

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1:(1điểm)

            - Khái niệm từ đồng âm? – đúng+đủ  : 0.5điểm

            - Ví dụ, phân tích được ý nghĩa                      : 0.5điểm.

Câu 2:(1điểm)

            - Thế nào là từ trái nghĩa?                               : 0. 5điểm

            - Tìm ví dụ trong các bài thơ đã học có sử dụng cặp từ trái nghĩa (chép được câu thơ và gạch chân cặp từ trái nghĩa)              : 0.5điểm.

Câu 3:(1điểm)

            - Chép thuộc bài thơ “Bạn đến chơi nhà”    : 1điểm

            - Nêu đầy đủ phần ghi nhớ                             : 0.5điểm.

Câu 4:(0,5điểm)

            - Nghệ thuật chính là phép so sánh     - 0.25 điểm

            - Tác dụng: Công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái – 0.25 điểm

Câu 5:(6điểm)

a) Mở bài: (0.75điểm)

            - Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ  và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

b) Thân bài: (4.5điểm)

            - Nêu cảm xúc do tác phẩm gợi lên:

            + Hai câu đầu (2 điểm): Cảm nhận được hình ảnh thiên nhiên trong một đêm trăng sáng tại chiến khu Việt Bắc. Cảnh được diễn tả qua một số biện pháp so sánh, từ ngữ gợi tả, …

+ Hai câu sau (2,5 điểm): Cảm nhận được tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên, đất nước, cách mạng dân tộc, … và yêu quý sự hy sinh cao cả đó

c) Kết bài: (0.75điểm)

            - Khái quát ấn tượng chung về tác phẩm, liên hệ bản thân.

Đề 5:

Câu 1 (1điểm):

Thành ngữ là gì? Cho 1 ví dụ và phân tích ý nghĩa của thành ngữ đó?

Câu 2 (1điểm):

Thế nào là từ đồng nghĩa? Có mấy loại từ đồng nghĩa? Cho ví dụ mỗi loại?

Câu 3 (1,5điểm):

Chép thuộc lòng bài thơ: “Qua đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan  và nêu phần ghi nhớ của bài.

Câu 4 (0,5điểm):

Câu ca dao:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như  nước ở ngoài biển đông”

                                     (Những câu hát về tình cảm gia đình)

Tìm biện pháp tu từ trong câu trên? Nêu tác  dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 5 (6điểm):

       Đề : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh

----------------------------HẾT---------------------

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1:(1điểm)

            - Khái niệm thành ngữ là gì? – đúng+đủ: 0.5điểm

            - Ví dụ, phân tích được ý nghĩa                      : 0.5điểm.

Câu 2:(1điểm)

            - Thế nào là từ đồng nghĩa?                            : 0.5điểm

            - Có 2 loại từ đồng nghĩa, lấy ví dụ đúng+đủ : 0.5điểm.

Câu 3:(1điểm)

            - Chép thuộc bài thơ – đúng+đủ         : 1điểm

            - Phần ghi nhớ                         : 0.5điểm.

Câu 4:(0,5điểm)

            - Nghệ thuật chính là phép so sánh     - 0,25 điểm

            - Tác dụng: Công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái – 0.25 điểm

Câu 5:(6điểm)

a) Mở bài: (0.75điểm)

            - Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ  và nêu cảm nghĩ chung về bài thơ.

b) Thân bài: (4.5điểm)

            - Nêu cảm xúc do tác phẩm gợi lên:

            + Hai câu đầu (2 điểm): Cảm nhận được hình ảnh thiên nhiên trong một đêm trăng sáng tại chiến khu Việt Bắc. Cảnh được diễn tả qua một số biện pháp so sánh, từ ngữ gợi tả, …

+ Hai câu sau (2,5 điểm): Cảm nhận được tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên, đất nước, cách mạng dân tộc, … và yêu quý sự hy sinh cao cả đó

c) Kết bài: (0.75điểm)

            - Khái quát ấn tượng chung về tác phẩm, liên hệ bản thân.

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

ĐỀ 1

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,

Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ;

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.

(“Bạn đến chơi nhà” – Nguyễn Khuyến)

a. Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? (1.0 điểm)

b. Tìm các đại từ được sử dụng trong bài. (1.0 điểm)

c. Bài thơ trên đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn. Vậy theo em cần phải làm gì để xây dựng một tình bạn đẹp của tuổi học trò? (1.0 điểm)

Câu 2: (2.0 điểm)        

Trong lá thư mà Tổng thống Lincoln gửi đến thầy hiệu trưởng của con trai mình ông viết: “Xin Thầy hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu, bởi chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên con người bản lĩnh.”

 Hãy viết một đoạn văn từ 7 – 10 câu trình bày suy nghĩ của em về nội dung trên.

Câu 3: (5.0 điểm)

Cảm nghĩ của em về một món quà được nhận thời thơ ấu.

ĐỀ 2

Câu 1:( 3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

                                      “…Cháu chiến đấu hôm nay

                               Vì lòng yêu tổ quốc

                                      Vì xóm làng thân thuộc

                                      Bà ơi cũng vì bà

                                      Vì tiếng gà cục tác

                                      Ổ trứng hồng tuổi thơ”

a. Em hãy cho biết khổ thơ trên trích từ bài thơ nào? Tác giả là ai?

b. Tìm điệp ngữ trong khổ thơ trên và cho biết đó là điệp ngữ gì?

c. Cho biết tác dụng nghệ thuật của điệp ngữ đối với khổ thơ trên?

Câu 2: (2.0 điểm)

“Không hiểu bằng cách nào, một hạt cát lọt được vào trong cơ thể một con trai. Vị khách không mời mà đến đó tuy rất nhỏ, nhưng gây nhiều khó chịu và đau đớn cho cơ thể mềm mại của con trai. Không thể tống hạt cát ra ngoài, cuối cùng con trai quyết định đối phó bằng cách tiết ra một chất dẻo bọc quanh hạt cát. Ngày qua ngày, con trai đã biến hạt cát gây ra những nỗi đau cho mình thành một viên ngọc trai lấp lánh tuyệt đẹp…”.

                                                                   (Theo “Hạt giống tâm hồn”)

Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu trình bày suy nghĩ của mình được rút ra từ câu chuyện trên.

Câu 3: (5.0 điểm)

          Cảm nghĩ về món quà mà em được nhận từ thời thơ ấu.

ĐỀ 3

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói:  “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới ki diệu sẽ mở ra”.

(Trích từ văn bản Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan,

SGK Ngữ văn 7, tập 1, trang 7)

  1. Nêu nội dung đoạn văn trên?
  2. Theo em, cụm từ “thế giới kì diệu” trong đoạn văn diễn tả điều gì?
  3. Xác định danh từ được dùng như đại từ trong đoạn văn trên?

Câu 2: (2 điểm)

Bác Hồ có câu: “Đoàn kết đại đoàn kết, thành công đại thành công”.

Hãy viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về nội dung câu nói trên.

Câu 3: (5 điểm)

Trong gia đình, anh, chị, em là người gần gũi, chia sẻ những vui buồn, khó khăn trong cuộc sống với mình. Em hãy viết một bài văn nêu cảm nghĩ của mình về một người anh, chị hoặc em của em.

ĐỀ 4

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

                                         Trên đường hành quân xa

                                         Dừng chân bên xóm nhỏ

                                         Tiếng gà ai nhảy ổ:

                                         “Cục… cục tác cục ta”

                                         Nghe xao động nắng trưa

                                         Nghe bàn chân đỡ mỏi

                                         Nghe gọi về tuổi thơ.

(Trích từ bài thơ Tiếng gà trưa của tác giả Xuân Quỳnh,

SGK Ngữ văn 7, tập 1, trang 148)

  1. Nêu nội dung đoạn thơ trên?
  2. Theo em, vì sao khi nghe tiếng gà trưa thì tác giả lại “Nghe gọi về tuổi thơ”?
  3. Xác định điệp ngữ trong đoạn thơ trên?

Câu 2: (2 điểm)

Cho bài ca dao:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

 Hãy viết một đoạn văn từ 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ của em về nội dung bài ca dao trên.

Câu 3: (5 điểm)

Hãy phát biểu cảm nghĩ về người mẹ của mình.

ĐỀ 5

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

      …“Từ xa xưa, chim ưng đã được nuôi và huấn luyện để trở thành những con chim săn mồi bằng cách tạo cho chúng thói quen được thưởng mỗi khi chúng hoàn thành nhiệm vụ. Người ta không bao giờ thả chim đã ăn no đi săn vì như thế rất có thể chúng sẽ không quay về nữa. Họ tính toán làm sao để lượng thức ăn vừa đủ tiêu hao hết và chim phải quay về lĩnh thưởng. Ngày nay, để kiểm soát những con chim ưng quý, người ta buộc vào chân chúng bộ phát sóng radio để theo dõi mỗi khi thả chim đi săn”.

(Theo báo Tia sáng số 6, ngày 22/10/2002)

a. Nội dung đoạn văn trên nói gì? (1.0 điểm)

b. Tìm 02 từ ghép Hán Việt trong đoạn văn trên. (1.0 điểm)

c. Đặt nhan đề cho đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Câu 2: (2.0 điểm)                           

Một cơn bão càn quét qua ngôi làng khiến người dân phải rơi vào cuộc sống khốn khổ. Tin tức, hình ảnh cuộc sống của người dân sau cơn bão được các phóng viên ghi lại và đăng tải khắp cả thành phố. Trong đó, có một bức ảnh khiến cho một bà mẹ xúc động… Bà mẹ đem chuyện này kể với ba đứa con của mình và cả nhà cùng quyết định sẽ giúp đỡ gia đình trong bức hình đăng báo. Trong lúc bà mẹ và hai người con trai lớn soạn đồ cứu trợ thì cô con út ôm con búp bê mà nó yêu thích ra đứng trước thùng đồ. Cô bé trả lời: “Con búp bê này đem lại niềm vui cho con nên chắc nó cũng đem lại niềm vui cho bạn ấy phải không mẹ?”

Viết đoạn văn từ 7 – 10 câu nêu suy nghĩ của em về việc làm của cô bé trong câu chuyện.

Câu 3: (5.0 điểm)

Tác giả Thành Mĩ có viết: “Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý”.

                                                            (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

      Hãy viết một bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về lợi ích của việc đọc sách.

ĐỀ 6

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

       “... Mỗi sáng sớm trước khi đi học, tôi đều trèo lên cây hái một ít cho vào túi. Đến lớp mỗi người đều được tôi chia quà, tôi nhìn các bạn ăn những quả quýt ngọt lịm, trong lòng tôi rất vui. Tôi chia cho Văn rất nhiều, cũng giống như Văn đã cho tôi mượn sách, còn chia cá cho tôi nữa. Cây quýt đã dạy cho tôi biết cách chờ đợi, hiểu được sự chia sẻ, điều quan trọng là làm cho tôi thấy được nụ cười trong sáng, chân thành của Văn”.

                                        (Trích Người bạn đích thực, Văn Phong)

a. Tìm 02 từ ghép có trong đoạn văn trên. (1.0 điểm)

b. Đặt nhan đề cho đoạn văn. (1.0 điểm)

c. Nêu nội dung của đoạn văn trên? (1.0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

LỜI TRÁI TIM MUỐN NÓI

“… Một hôm, cô bé ngày nào nay đã trưởng thành nhận được tin cha mình bị trúng gió và mắc bệnh mất ngôn ngữ và khả năng vận động. Sau này cha cô sẽ không nói được, thậm chí không hiểu và nghe người khác nói gì.

…Cô dựa vào ngực cha, nhớ lại biết bao chuyện hồi bé thơ, những ngày tháng cô cùng cha vui vẻ và cảm giác yên bình mà cha mang lại cho mình. Ngày hôm nay, tất cả mọi thứ đã trở thành ký ức và trước mắt cô chỉ còn sự đau buồn.”

                                 (Trích Cha mẹ hai tiếng yêu thương, Lan Anh)

      Từ nội dung đoạn trích trên, hãy viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) về những tình cảm yêu thương của cha, mẹ dành cho con cái và trách nhiệm của con cái đối với cho cha, mẹ.

Câu 3: (5,0 điểm)

Viết một bài văn nêu cảm nghĩ của em về một quyển sách mà em yêu thích.

ĐỀ 7

Câu 1: (3 điểm)

Đọc văn bản sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

                   “Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

                   Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

                   Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

                   Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

                   Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

                   Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

                   Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

                   Bác đến chơi đây, ta với ta! ".

 a. Bài thơ này có nhan đề là gì? Tác giả là ai? (1 điểm)

 b. Hãy chỉ ra đại từ và quan hệ từ có trong bài thơ? (1 điểm)

 c. Theo em câu thơ nào thể hiện sự cao đẹp của tình bạn? Tại sao? (1 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

Từ cảm nhận về tình bạn của tác giả Nguyễn Khuyến trong bài thơ "Bạn đến chơi nhà". Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của tình bạn tốt đối với cuộc sống của mỗi người.

Câu 3: (5 điểm)

Hãy viết bài văn thật hay và xúc động nêu cảm nghĩ của em về những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai.

ĐỀ 8

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

" ... Tôi yêu Sài Gòn da diết như người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa nhiều ngang trái. Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cơn mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh...".

  1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Cho biết tên tác giả? (1 điểm)
  2. Tìm và phân loại các từ láy trong đoạn văn trên? (1 điểm)
  3. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? (1 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn từ (7 đến 10 câu) nội dung nói về tình cảm của mình với quê hương hay một vùng mà mình đã từng gắn bó.

Câu 3: (5 điểm)

Thầy giáo, cô giáo là những “người lái đò” đưa thế hệ trẻ “cập bến” tương lai. Em hãy viết bài văn trình bày cảm nghĩ sâu sắc và chân thành của mình về hình ảnh người thầy giáo hoặc cô giáo khó quên nhất trong đời học sinh.

ĐỀ 9

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Hai chú dê

“Một buổi sáng, hai chú Dê con gặp nhau trên cái cầu nho nhỏ. Một chú nói:

  • Bạn tránh ra cho tôi qua trước! Tôi muốn đi thăm bà tôi. Bà tôi bị bệnh ấy mà. Chú Dê kia nói:
  • Tôi đang vội đi làm. Bạn tránh ra cho tôi đi trước đi!

Hai chú Dê con chẳng ai chịu nhường ai cả. Cuối cùng hai chú húc nhau và cả hai đều bị ngã xuống sông. Bác Bò vàng đi ngang qua, vớt hai chú Dê con lên bờ. Bác lau khô đầu cho hai chú Dê con và nói:

  • Chỉ cần các cháu nhường nhịn nhau một chút xíu thôi là cả hai cũng đã qua được cầu. Bây giờ thì cả hai đều muộn mất rồi.

Hai chú Dê con xin lỗi nhau và hứa với bác Bò vàng rằng lần sau gặp ai cũng sẽ không như thế nữa.”

  1. Tìm và chỉ ra các từ láy được sử dụng trong văn bản trên. Cho biết từ láy đó thuộc loại từ láy nào? (1,0 điểm)
  2. Văn bản trên được viết theo phương thức biểu đạt nào, có nội dung gì? (1,0 điểm)
  3. Từ nội dung trên, em rút ra bài học gì cho bản thân? (1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận ngắn (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về câu nói: “Công danh, tiền tài, danh vọng. Tất cả đều là hư ảo, chỉ có tình yêu là thật mà thôi”.

Câu 3: (5,0 điểm)

Cảm nghĩ của em về người bạn làm cho em khó quên nhất.

ĐỀ 10

Câu 1: (3,0 điểm)

Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:

 “Mùa đông, bé say sưa ngắm nhìn ngọn lửa cháy trong bếp nhà. Ngọn lửa mềm mại vui tươi. Ngọn lửa khi thì màu vàng rực rỡ, lúc thì lại màu xanh lét. Ngọn lửa liếm mãi, làm nước trong nồi sôi, cơm trong nồi chín, thịt trong nồi nhừ. Trên đời này, ngọn lửa thật có ích.”

(Võ Phượng – Báo phụ nữ Việt Nam số 47)

  1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? (1,0 điểm)
  2. Hãy tìm từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên, và nêu tác dụng? (1,0 điểm)
  3. Từ nội dung của đoạn văn trên, em hãy viết đoạn văn (khoảng 3 đến 5 câu) cảm nhận của mình về hình ảnh ngọn lửa. (1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

Viết đoạn văn từ 7 – 10 câu nêu cảm nghĩ của em về người mẹ.

Câu 3: (5,0 điểm)

Hãy nêu cảm nghĩ của em về tình bạn.

ĐỀ 11

Câu 1: (3.0 điểm)

Cho đoạn thơ sau:

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ".

                                    (Trích “Tiếng gà trưa”, Xuân Quỳnh)

a) Em hãy cho biết nội dung của đoạn thơ trên (1.0 đ)

b) Tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng nào trong đoạn trích? Hiệu quả của  biện pháp tu từ từ vựng này? (1.0 đ)

c) Từ tình yêu tổ quốc, xóm làng của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân và thể hiện bài học đó trong cuộc sống như thế nào? (1.0 đ)

Câu 2: (2.0 điểm)

          "Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp đổ trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: Chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lỗ vết máu. Chả giống ai!  Mẹ cười.

          Con lớn, mẹ bỗng dưng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc."

                                                                                       (Trích Quà tặng cuộc sống)

          Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của bản thân về nội dung câu chuyện trên.

Câu 3: (5.0 điểm)

Cảm nghĩ của em về người thân (ông , bà, cha , mẹ, thầy, cô…).

ĐỀ 12

Câu 1: (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ:

  • Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!

Tôi nhìn em buồn bã:

  • Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.”
    1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1 điểm)
    2. Tìm các từ láy có trong đoạn văn trên. (1 điểm)
    3. Đoạn trích trên đã giúp em nhận ra tình cảm của hai anh em Thành và Thủy như thế nào? (1 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

 Viết một đoạn văn khoảng 8 dòng nêu suy nghĩ của em về bài ca dao:

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy”

Câu 3: (5 điểm)

Nêu cảm nghĩ về một người thân mà em yêu quý nhất.

Bài viết gợi ý: