A.LÝ THUYẾT

PHẦN I : Tiếng Việt                               

 Câu 1:

* Thế nào là rút gọn câu?

  - Khi nói hoặc viết người ta lược bỏ một số thành phần (chủ ngử , vị ngữ hoặc cả chủ ngữ ,vị ngữ) gọi l rt gọn cu .

VD :  a - Uống nước nhớ nguồn ( rút gọn chủ ngữ)

 -> Mọi người (ta,chúng ta…)uống nước nhớ nguồn        

b. -Bao giờ cậu đi Hà Nội

   - Ngày mai. ( rút gọn cả chủ ngữ,vị ngữ)

->   Bao giờ cậu đi Hà Nội

     - Ngày mai, tôi đi Hà Nội

* Mục đích của việc rút gọn câu ? 

 - Làm cho câu ngắn gọn ,vừa thông tin nhanh hơn ,tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.

- Ngụ ý hành động , đặc điểm nói ở trong câu là của chung mọi người (Lược bỏ chủ ngữ)

* Cách dùng câu rút gọn:

 + Khi rút gọn câu tránh làm cho người đọc người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung  .

Câu 2 : Thế nào là câu đặc biệt ? Tác dụng của câu đặc biệt ?

 * Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ,vị ngữ.

 * Tác dụng của câu đặc biệt:

    +Nêu lên thời gian nơi chốn :  VD :Một đêm mùa đông. Trn cnh cy.  …

    +Liệt kê thông báo : VD : Chửi.Kêu.Đấm.Đá.Thụi.Bịch.Cẳng chân.Cẳng tay.               (Nguyễn Công Hoan)

    +Bộc lộ cảm xúc : VD: Than ôi ! Hỡi ơi! Trời ơi!        …

    +Gọi đáp :  VD: Mẹ ơi ! Hải ơi!  ...

Câu 3 : Nêu đặc điểm của trạng ngữ ? Công dụng của trạng ngữ ?

      * Đặc điểm của trạng ngữ.

 + Về ý nghĩa: trạng ngữ là thành phần phụ của câu,dùng để xác định thời gian (khi nào?) nơi chốn(ở đâu?) nguyên nhân(vì sao?) mục đích (để làm gì ? ) phương tiện(bằng gì?) cách thức( bằng cách nào? Như thế nào?) điều kiện ( với điều kiện gì ?) diễn ra sự việc nu trong câu.

 + Về hình thức.Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu,giữa câu,cuối câu.Giữa trạng ngư với nòng cốt câu thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩp khi viết.

VD : + Trạng ngữ chỉ nơi chốn

  Trên bầu trời , những áng mây đang bồng bềnh trôi.

+ Trạng ngữ chỉ thời gian

VD : Đêm qua , tôi không  ngủ được .

+ Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

VD : Vì đau chân , Lan không đến trường được.            

+ Trang ngữ chỉ mục đích

VD: Để đạt được học sinh giỏi , Lan phải cố gắng từng ngy.

+ Trạng ngữ chỉ phương tiện

VD : Bằngchiếc thuyền gỗ , họ vẫn ra khơi đánh cá.

+ Trang ngữ chỉ cách thức :

VD : Với quyết tâm cao , họ đ vược qua được gian khó .

 * Công dụng của trạng ngữ

+ Xác định hoàn cảnh,điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ chính xác

       + Nối kết các câu , cc đoạn với nhau, góp phàn làm cho bài văn ,đoạn văn được mạch lạc .

Câu 4 :  Thế nào là câu chủ động ,bị động ? Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ? Nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?  

* Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ chủ thể của  hướng hoạt động vào khách thể làm VN

VD : Hùng Vương /  quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu

       CN(chủ thể )             VN ( Khch  thể  )

* Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ khch  thể  hướng hoạt động vào chủ thể làm VN

VD : Lang Liêu      /     được Hùng Vương truyền ngôi.

      CN(khch  thể  )        VN (chủ thể)

* Mục đích: Để liên kết các câu văn trong một đoạn thành một mạch văn thống nhất.

* Cách chuyển đổi  :     có 2 cách

 Cch 1 :     khách  thể    +    ( bị  ,được )     +     chủ thể            +       động từ. (Cụm)

                                VD:    Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa .

                                       ->Chiếc thuyền (bị , được) tôi đẩy ra xa .

Cch 2 :    khách  thể  + ( biến chủ thể lm thnh phần khơng bắt buộc )   +     động từ (Cụm)

                                VD:    Tôi đẩy chiếc thuyền ra xa .

                                             ->Chiếc thuyền đẩy ra xa .

Câu 5. :  Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ?

Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu :  Là dùng những kết cấu có hình thức giống câu đơn trong thnh phần CN - VN ,  gọi là cụm C - V để mở rộng câu .

                             VD : Chiếc cặp sách // tôi /mới mua rất đẹp (Mở rộng vị ngữ)

                                                                   c                  v

                                             CN                                VN

*  Các thành phần dùng để mở rộng câu :

+ Chủ ngữ : Me / về // khiến cả nhà vui

+ Vị ngữ : Chiếc xe máy này// phanh / đ bị hỏng .

+ Bổ ngữ : Chúng ta có thể nói rằng //trời/ sinh lá sen để bao bọc cốm,cũng như trời/ sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

+ Định ngữ : Nói cho đúng //thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày

 cách mạng tháng Tám / thành công .

                       C                        V

Câu 6 . Thế nào là liệt kê? Nêu các phép liệt kê? Cho ví dụ ?

Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn , sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng , tình cảm

VD : Những quả dưa hấu bổ phanh đỏ lòm lòm , những xâu lạp xường lủng lẳng dưới mái hiên các hiệu cơm ; cái rốn của chú khách trưng ra giữa trời.

* Các kiểu liệt kê :

- Xét cấu tạo :

+ Liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp

VD : Tinh thần , lực lượng , tính mạng , của cải (không theo cặp)

         Tinh thần và lực lượng ; tính mạng và của cải (theo từng cặp)

 - Xét theo ý nghĩa :

+ Liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến

VD :  Điện giật , dùi đâm , dao sắt , lửa nung  ( tăng tiến)

         Tre , nứa , mai , vầu …. (không tăng tiên)

Câu 7 :  Công dụng của các dấu câu .

  * Dấu chấm phẩy :

      -  Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

 * Dấu chấm lửng

  • Tỏ ý còn nhiều sự vật , hiện tượng  tương tự chưa liệt kê hết :

VD : Chúng ta có quyền tự …….trang lịch sử thời đại Bà Trưng,Bà Triệu,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi , Quang Trung…

  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng,  ngắt quãng:  VD: Bẩm…quan lớn…đê vỡ mất rồi.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn , chuẩn bị cho sự xuật hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước , châm biếm : VD : Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại…

  *  Dấu gạch ngang

  • Đánh dấu bộ phận chú thích :  VD: Đẹp quá đi,mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu.
  • Mở đầu một lời nói của nhân vật trong đối thoại:
  • Nối các từ trong một liên danh :  VD: Xe chạy tuyến :    Sài Gòn – Đồng Nai - Đà Lạt.
  • PHẦN II :     Văn bản
  • Câu 1 : Thống kê các văn bản nghị luận đã học trên các mặt sau: Tác giả,tác phẩm,luận điểm chính,phương pháp lập luận,thể loại nghị luận .
  •  

Văn bản

Tác giả

            Luận điểm

 chính

Phương php lập luận

               Nội dung

    Đặc sắc nghệ

            thuật                                    

Tinh  thần yêu nước của nhân dân ta

Hồ Chí Minh

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước .

Chứng minh

Bằng dẫn chứng thuyết phục tác giả đ chứng minh trong lịch sử xưa và nay nhân dân ta có một lịng yu nước nồng nàn.

- Bố cục chặt chẽ , dẫn chứng chọn lọc , toàn diện , sắp xếp hợp lí ; hình ảnh so sánh đặc sắc

Đức tính giản dị của Bác hồ

Phạm Văn Đồng

Điều quan trọng phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động lay trời chyển đất với đời sống bình thường giản dị của Hồ Chủ Tịch

Chứng minh kết hợp giải thích và bình luận

Bác giản dị trong mọi phương diện : Giản dị trong đời sống , trong quan hệ với mọi người , trong lời nói và bài viết.Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú ,rộng lớn về đời sống tinh thần của Bác.

- Dẫn chứng cụ thể , xác thực ,toàn diện , kết hợp chứng minh giải thích và bình luận , lời văn giản dị và giàu cảm xúc

Ý nghĩa văn chương

   Hoài Thanh

Nguồn gốc của văn chương  là ở tình thương người , thương muôn loài muôn vật

Giải thích kết hợp bình luận

Nguồn gốc của văn chương  là tình cảm l lịng vị tha . Văn chương hình ảnh của sự sống muơn hình vạn trạng , nuôi dưỡng và làm giàu tình cảm con người.

-  Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn giản dị , kết hợp với cảm xúc ;

  • Câu 2: Nêu giá trị nội dung nghệ thuât văn bản “Sống chết mặc bay”
  • *Nội dung : Ph phn thĩi bng quan vơ trch nhiệm của vin quan phụ mẫu ; đồng cảm xót xa với tình cảnh th thảm của nhn dn lao động do thiên tai và do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
  • * Nghệ thuật:
  • + Xy dựng tình huống tương phản- tăng cấp , ngôn ngữ đối thoại ngắn gọn, rất sinh động.
  • + Lựa chọn ngôi kể, tả, khắc họa chân dung nhân vật sinh động.
  • * Giải thích ý nghĩa nhan đề ”Sống chết mặc bay
  • - Nhan đề"sống chết mặc bay"là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của một ông quan hộ đê trước tính mạng của hàng vạn người dân nghèo. Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đ ph phn x hội Việt nam những năm trước CM Tháng tám 1945 với cuộc sống tăm tối, cực khổ của người dân và lối sống thờ ơ vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến.
  • - “ Sống chết mặc bay” nhan đề truyện ngắn mà Phạm Duy Tốn đặt tên cho tc phẩm của mình l để phê phán sự vô lương tâm , vô trách nhiệm của bọn quan lại phong kiến vơ vét của dân rồi lao vào các cuộc chơi bi bạc
  • Câu 3Nghệ thuật v ý nghĩa văn bản Ca Huế trên sông Hương
  • * Nghệ thuật.
  • Ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm, giàu chất thơ.
  • * Ý nghĩa văn bản.
  • Tác giả thể hiện lịng yu mến, tự ho về ca Huế, một di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa của dân tộc, nhắc nhở chng ta phải biết giữ gìn, pht huy những gi trị văn hóa của dân tộc.

PHẦN III :   Tập làm văn                            

  A/   VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1 : Nghị luận là gì ?   Cách làm bài văn  nghị luận ?  Nêu đặc điểm của bi văn nghị luận ?

* Văn  nghị luận l văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó .

* Cách làm bài văn  nghị luận  :  Tìm hiểu đề, tìm ý. Lập dàn ý. Viết bài . Kiểm tra và sửa bài.

* Đặc điểm :

- Mỗi  bi  văn  nghị luận đều phải có luận điểm , luận cứ v lập luận .

- Luận điểm : l ý kiến thể hiện tư tưởng quan diểm trong bài văn .(Mỗi bài văn có thể có một LĐ chính và các LĐ phụ )

- Luận cứ : l lí lẽ làm cơ sở cho luận điểm .

- Lập luận : Là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm .

 Phép  lập luận giải thích :   

* Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc,người  nghe hiểu r cc tư tưởng đạo lí, phẩm chất quan hệ …. cần được giải thích để nâng cao nhận thức , trí tuệ , bồi dưỡng tư tưởng , tình cảm cho con người .

 * Bố cục của bài văn giải thích :

        + Mở bài: Giới thiệu điều cần giải thích  cần giải thích.

        + Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung cần giải thích , cần sử dụng cách lập luận giải thích phù hợp.

        + Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề giải thíchvới mọi người .

Dàn ý một số đề Tập làm văn.

* Văn giải thích:          

Đề bài:

 Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

  1. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ ý nghĩa sâu xa l đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết

     b/Thân bài:  

*Giải thích:

-Nghĩa đen: câu tục ngữ ý nói đi nhiều, đi xa và đi thì học được nhiều kinh nghiệm, kiến thức hay“ một sàng khôn”

-Nghĩa bóng: nghĩa của câu tục ngữ muốn khuyên răn, nhắc nhở và khuyến khích chúng ta đi ra ngoài xã hội để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm sống để mở rộng sự hiểu biết và trưởng thành hơn. 

*Đánh giá: câu tục ngữ là một kinh nghiệm, một quan điểm sống đúng đắn và tích cực của ơng cha ta(Tìm dẫn chứng để minh họa)

*Mở rộng bàn bạc:

-Cũng có những người đi mà không học hỏi được gì, đi không có mục đích học hỏi.

-Câu nói chỉ đúng khi đi nhiều mà biết quan sát, biết tiếp thu những điều hay từ cuộc sống nơi khác và từ người  khác thì mới học được “sàng khônn”

    c/ Kết bài:

  • Bài học nhận thức được cuả tục ngữ: hãy biết đi để tìm hiểu, học hỏi kiến thức , tích lũy đều hay, lẽ phải từ những chuyến đi đó.

B. ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 CÓ LỜI GIẢI

ĐỀ 1

I,Phần I:Trắc nghiệm khách quan

                           Khoanh tròn chữ cái đầu trước câu trả lời đúng

Câu 1:Văn bản ''Sống chết mặc bay" của tác giả nào sau đây?

   A. Phạm Văn Đồng                                  B. Phạm Duy Tốn

   C. Hà Ánh Minh                                      D. Đặng Thai Mai

Câu 2: Thủ pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong tác phẩm ''Sống chết mặc bay'' là:

   A. Tương phản và tăng cấp                       B. Tương hỗ và tăng tiến

   C. Tương trợ và tăng cấp                           D. Đối lập và tiến cấp

Câu 3: Văn bản ''Ca Huế trên sông Hương'' (Ngữ văn 7-tập 2) là loại văn bản nào?

   A. Biểu cảm                                               B. Tự sự

   C. Nhật dụng                                              D. Hành chính

Câu 4: Chọn từ đúng nhất để hoàn chỉnh định nghĩa về ca dao, dân ca dưới đây: '' Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương chỉ các thể loại ...... dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.''

   A. Tự sự                                                    B. Trữ tình

   C. Biểu cảm                                               D. Miêu tả

Câu 5: Câu '' Máy tính của em bị hỏng.'' có phải là câu bị động không?

    A. Là câu bị động

    B. Không phải là câu bị động

Câu 6: Dấu châm lửng được dùng để:

   A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết

   B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

   C. Làm dãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

   D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Câu 7: Trường hợp nào dưới đây cần viết văn bản đề nghị?

   A. Có một bộ phim truyện rất hay, liên quan tới tác phẩm văn học, cả lớp cần đi xem tập thể.

   B. Em đi học nhóm , do sơ ý bị kẻ gian đánh cắp xe đạp.

   C. Sắp thi học kì, cả lớp cần sinh hoạt, trao đổi về môn toán.

   D. Trong giờ học, em và các bạn cãi nhau gây mất trật tự, thầy giáo phải dừng lại giải quyết.

Câu 8: Trong bài văn nghị luận:

   A. Không thể có yếu tố miêu tả, tự sự, trữ tình.

   B. Yếu tố miêu tả, tự sự, trữ tình giữ vai trò chủ yếu,

   C. Có yếu tố miêu tả, tự sự, trữ tình nhưng những yếu tố ấy không giữ vai trò chủ yếu,

   D. Không cần các yếu tố miêu tả, tự sự, trữ tình.

II. Phần 2 : Tự luận ( 8 điểm)

Câu 9:

      a.Giải thích ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay?

      b. Phân tích giả trị nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của đoạn văn sau:

    "Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh  mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!"

                                                                    ( Sống chết mặc bay- Ngữ văn 7 tập 2)

Câu 10:

                      Nhiễu điều phủ lấy giá gương

             Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy?

Hết

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm)

Học sinh trả lời đúng đáp án sau, mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm

 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A

C

B

B

A,B,C

A,C

C

 Những câu có nhiều đáp án, học sinh phải nêu đủ và  đúng tất cả các đáp án mới cho điểm.

Phần II: Tự luận ( 8 điểm)

Câu 9 ( 3 điểm)  Học sinh cần nêu được các ý sau:

 a, Nhan đề Sống chết mặc bay được lấy từ thành ngữ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi. Tác giả không lấy nguyên cả câu mà chỉ lấy vế đầu, lược bỏ vế sau...để chỉ bọn quan lại, nha phủ trong truyện là những kẻ chỉ ham chơi, mê bài bạc mà tàn nhẫn, vô lương tâm, vô trách nhiệm...(0,5 điểm)

  - Việc chọn nhan đề ngắn gọn, độc đáo, hợp lý gợi sự tò mò, lôi cuốn bạn đọc đồng thời góp phần thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm...( 0,5 điểm)

 b,

-Biện pháp nghệ tuật tiêu biểu:

 +Nghệ thuật đối lập: trong khi quan ù ván bài to, mãn nguyện, hả hê vui sướng...cũng là lúc cả miền quê ngập chìm trong biển nước...( 0,25 điểm)

 +Câu văn dài, ngắt nhiều vế, mỗi vế là một hình ảnh...kết hợp phép liệt kê...đã ghi lại chân thực cảnh tượng đau lòng khi đê vỡ: nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết ...(0.25 điểm)

 +Giọng văn trầm lắng, tha thiết, câu biểu cảm trực tiếp cuối đoạn  (0.25 điểm)

-Nội dung:

 +Khắc họa nỗi thống khổ của người dân phu. Đây chính là bức tranh thực sinh động, giàu ý nghĩa nhân văn, thể hiện nỗi thương cảm, xót xa trước nỗi khổ của người dân (0.75 điểm)

 +Lời tố cáo sự tàn nhẫn, vô trách nhiệm, vô lương tâm của quan phụ mẫu và quan lại phong kiến đương thời (0.5 điểm)

 * Cách cho điểm:

- Đảm bảo các ý như yêu cầu, diễn đạt trong sáng, lưu loát, biểu cảm, viết câu, dùng từ chuẩn xác , không sai chính tả.(2.25 điểm)

- Đảm bảo các ý, thể hiện được cảm xúc, không sai chính tả,đôi chỗ diễn đạt không lưu loát .(1.5-2.0 điểm)

- Đảm bảo các ý,một vài ý diễn đạt chưa lưu loát, còn sai từ, sai câu.(1 điểm)

- Bài làm sơ sài, thiếu nhiều ý.(0.5 điểm)

- Bài làm không đúng ý, lạc đề không cho điểm

Câu 10: (5 điểm)

1.Mở bài:(0.5 điểm)

  - Dẫn dắt, giới thiệu, trích dẫn câu tục ngữ.

  - Nêu vấn đề giải thích:câu tục ngữ giáo dục chúng ta về tình yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau...

2.Thân bài: (4 điểm)

a. Giải thích nội dung, ý nghĩa câu tục ngữ(1.5 điểm)

  - Nhiễu điều: tấm vải lụa đỏ,đẹp và sang trọng. (0.25 điểm)

  - Giá gương: thường làm bằng gỗ để đỡ gương hoặc di ảnh người đã khuất(0.25 điểm)

  - Nhiễu điều phủ lấy giá gương:tấm vải lụa đỏ phủ lên giá gương để che cho gương khỏi bụi, khỏi mờ, giữ cho gương được sáng, trong, bền ,đẹp.Cũng có thể hiểu là để tỏ lòng thành kính với người đã khuất.(0.25 điểm)

  - Mượn hình ảnh 2 vật vô tri, vô giác mà biết che chở, đùm bọc nhau, với nghệ thuật ẩn dụ, nhân dân ta đã khuyên: người trong cùng một đất nước phải yêu thương,đùm bọc, che chở lẫn nhau...(0.5 điểm)

  -Ý nghĩa: bài ca dao giáo dục chúng ta phải có tình yêu thương, lòng nhân ái (0.25 điểm)

b.Vì sao người trong một nước phải yêu thương,đùm bọc nhau? (1.5 điểm)

  - Vì mọi người dân Việt Nam ta cùng chung nguồn cội, cùng chung phong tục tập quán, có mối quan hệ ruột thịt như anh em một nhà...Vì vậy phải yêu thương, đùm bọc nhau.(0.5 điểm)

  - Yêu thương, đùm bọc nhau tạo nên sức mạnh,giúp chúng ta vượt mọi khó khăn đi đến thành công trong cuộc sống...   (0.25 điểm)

  -Yêu thương đùm bọc nhau là truyền thống lâu đời của dân tộc. Chúng ta hôm nay phải giữ gìn và phát huy truyền thống ấy. (0.25 điểm)

  -Dẫn chứng minh họa (0.5 điểm)

c. Muốn yêu thương đùm bọc nhau ta phải làm gì và làm như thế nào?(1.0 điểm)

  - Phải thực hiện lời dạy của cha ông bằng những việc làm thiết thực và cụ thể...

  - Tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người tích cực tham gia, hưởng ứng các phong trào mang tính nhân đạo như đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, giúp đỡ trẻ em miền núi....(0.25 điểm)

  - Phê phán, đả kích những ai có tính ích kỉ, cá nhân, vụ lợi....

3.Kết bài (0.5 điểm)

  - Khái quát ý nghĩ giáo dục sâu sắc của câu tục ngữ

  - Rút ra bài học bổ ích cho bản thân.

ĐỀ  2

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 2 ĐIỂM

 Đọc đoạn văn sau rồi khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng  (từ câu 1 đến câu 8 )    

  “Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng như muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp.”                                                                       

                                                                                            (Ngữ Văn 7- Tập II)

    Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?            

          A. Cổng trường mở ra.                                    C. Ca Huế trên sông Hương.

          B. Cuộc chia tay của những con búp bê.         D. Mùa xuân của tôi.                

 Câu 2: Nội dung của đoạn văn trên là gì ?    

          A. Nói lên sự phong phú, đa dạng của ca Huế.    

          B. Nói lên sự hiểu biết phong phú của tác giả về ca Huế.

          C. Ca ngợi, tuyên truyền cho nét đẹp văn hóa cố đô Huế. 

          D. Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm, mộng mơ của Huế.

 Câu 3: Câu văn “ Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam.” có sử dụng kiểu liệt kê nào ?

  1. Liệt kê tăng tiến.                                   C. Liệt kê theo từng cặp.
  2. Liệt kê không tăng tiến.                        D. Không phải những đáp án trên.

 Câu 4: Nghĩa của từ “Lữ khách” trong câu văn “Tôi như một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xưa kia chỉ dành cho vua chúa” có nghĩa là gì?

         A. Người đi đường xa.                                C. Người ở trong dàn nhạc.

         B. Người đi nhiều nơi nay đây, mai đó.      D. Người thưởng thức ca Huế.

 Câu 5: Mục đích sử dụng phép tương phản trong truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn là gì ?

       A. Làm nổi bật tư tưởng chính của tác phẩm : sự đối lập đến gay gắt giữa sinh mạng của người dân và cuộc sống của bọn quan lại bất lương.

       B. Chỉ làm nổi bật cuộc sống của tên quan phủ.

       C. Chỉ làm nổi bật số phận của nhân dân khi bị thiên tai hoành hành.

       D.Chỉ làm nổi bật giữa một bên là sức trời với một bên là sức người với sức nước. 

 Câu 6: Trong những câu sau đây, câu nào có sử dụng cụm chủ - vị làm thành phần câu ? 

         A. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.

         B. Mẹ về lả một tin vui.

         C. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.

         D. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.

Câu 7: Làm thế nào bài văn giải thích của em có sức thuyết phục người đọc ?

         A. Cần xác định rõ điều cần giải thích.

         B. Cần xác định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích.

         C. Lần lượt trình bày các điều cần giải thích.

         D. Cần xác định rõ dẫn chứng giúp lí lẽ trở lên có sức thuyết phục.

  Câu 8: Văn bản hành chính là gì ?

         A. Là loại văn bản nghị luận đặc biệt ngắn gọn.

         B. Là một thể loại của văn bản tự sự.

         C. Là một thể loại của văn bản trữ tình.

         D. Là một văn bản dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền hạn giải quyết.

                                                       PHẦN II : TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM

 Câu 1: (3 điểm): Cho đoạn văn sau: “ Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn         để trong khay khảm, khói bay nghi ngút, tráp đồi mồi chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt.

 […] Ngoài kia tuy mưa gió ầm ầm, dân phu rối rít, nhưng trong này xem chừng tĩnh    mịch, trang nghiêm lắm […] .  

        a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào ? của ai ?  Nêu một số hiểu biết của em về tác giả đó ?

         b, Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.  

  Câu 2 :(5 điểm) : Dân gian ta thường nhắc nhở nhau :

                                              “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                                          Người trong một nước phải thương nhau cùng .”

              Em hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

--------------------- Hết -----------------

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

    PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

    Học sinh trả lời đúng đáp án sau, mỗi câu trả lời đúng cho 0,25 điểm .

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

D

C

A

A

A,B,D

A,B,D

D

    Những câu có nhiều đáp án, học sinh phải nêu đủ và đúng tất cả các đáp án mới cho điểm.

    PHẦN II: TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM

    Câu 1: (3 diểm ): Học sinh cần nêu được các ý sau:

    a)         - Đoạn văn trích trong văn bản “ Sống chết mặc bay”. ( 0, 25 điểm ).

                - Tác giả : Phạm Duy Tốn . (0,25 điểm ).

                - Phạm Duy Tốn (1883-1924) quê ở Thường Tín, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội ), là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại. (0,25 điểm).

    b,         - Đoạn văn đã nêu rõ cuộc sống của quan phụ mẫu trong khi đi hộ đê. (0,25 điểm).

                - Bằng cách dùng từ đặc sắc với bút pháp liệt kê, cùng với cách miêu tả một số đồ dùng của tên quan phủ trong khi đi hộ đê  “ bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi chữ nhật, trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên “ ống thuốc bạc, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ngoái tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông ”, đã cho ta thấy cuộc sống xa hoa, quý phái hoàn toàn cách biệt với cuộc sống của đám con dân đang chân lấm tay bùn cố gắng hết sức cứu lấy con đê đang trong tình trạng sắp vỡ. ( 1 điểm ).

                 - Với nghệ thuật đối lập, tương phản, tác giả đã phơi vẽ sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống cơ cực lầm than của người dân với cuộc sống chơi bời, hưởng lạc, vô trách nhiệm của bọn quan lại đương thời . ( 0,5 điểm ). Qua đó cũng thể hiện niềm thương cảm của tác giả với những người dân lao động và thái độ phê phán gay gắt với bọn quan lại bất lương. ( 0,5 điểm ).

   * Cách cho điểm:

         - Đảm bảo các ý như yêu cầu, diễn đạt trong sáng, lưu loát, biểu cảm, viết câu, dùng từ chuẩn xác, không sai lỗi chính tả. (2,25 điểm).

          - Đảm bảo các ý, thể hiện được cảm xúc, không sai chính tả, đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát. ( 1,5 điểm – 2,0 điểm ).

           - Đảm bảo các ý, một vài chỗ diễn đạt chưa lưu loát. ( 1,0 điểm ).

           - Bài làm sơ sài, thiếu nhiều ý . ( 0,5 điểm ).

           - Bài làm không đúng ý, lạc đề không cho điểm.

     Câu 2: ( 5 điểm ):

      I – Mở bài: (0,5 điểm ).

       - Dẫn dắt giới thiệu câu ca dao.

       - Nêu vấn đề cần giải thích: Câu ca dao là lời nhắc nhở mọi người phải có lòng nhân ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

      II – Thân bài: ( 4 điểm ).

      a. Giải thích ý nghĩa câu ca dao: ( 1,25 điểm ).

      + Nhiễu điều: Là thứ hàng tơ lụa màu đỏ đẹp đắt giá. (0,25 điểm ).

      + Giá gương : Là vật dụng được làm bằng gỗ chạm khắc khéo léo vừa đỡ lấy tấm gương soi vừa để trang hoàng nhà cửa. (0,25 điểm ).

         Đem tấm nhiễu điều phủ lên giá gương chúng sẽ tao nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Tấm “nhiễu điều” giữ cho gương sáng mãi, khỏi bị ố mờ, còn tấm gương kia nhờ có tấm nhiễu điều nên luôn sáng tươi mãi. (0,25 điểm ).

       + Ý nghĩa của câu tục ngữ :

      Từ 2 hình ảnh ví von, gợi cảm đó, người xưa muốn khuyên chúng ta: Là người trong cùng một nước ta phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là trong lúc hoạn nạn, khó khăn . (0,5 điểm ).

  b,Giải thích vì sao người trong một nước phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau :(2,5 điểm).

   - Về mặt tình cảm : Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, đều là dòng giống Lạc Hồng, cùng một thứ tiếng mẹ đẻ …Vì vậy phải biết yêu thương, tương trợ nhau để vượt qua khó khăn, gian khổ.( 0,75 điểm ).

   -  Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về quyền lợi, mới tạo nên một sức mạnh để đưa đất nước tiến lên . ( 0,75 diểm ).

   - Nhờ tình tương thân, tương ái đó mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước, giữ nước cho đến ngày hôm nay: Yêu thương, đùm bọc trong thời chiến để giữ nước; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong thời bình để xây dựng đất nước. Trong lao động sản xuất, sức mạnh đoàn kết đã giúp ta xây dựng thành công con đê Sông Hồng ngăn dòng nước lũ bảo vệ mùa màng. Trong đời sống hàng ngày nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách” mà dân tọc ta mới vững vàng như ngày hôm nay . ( 1.0 điểm ).

   - Yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện  mới là nghĩa cử cao đẹp đáng chân trọng. Đó cũng là nền tảng đạo đức, cách sống văn minh của con người mới trong thời đại ngày nay .

   c, Liên hệ tới mặt trái của vấn đề . ( 0,25 điểm).

    - Tuy nhiên, bên cạnh những người sống đoàn kết, yêu thương, tương trợ lẫn nhau thì trong xã hội ta vẫn còn tồn tại những cách sống ích kỷ, chỉ biết đến quyền lợi cá nhân, thờ ơ trước nỗi đau của người khác. Đó là biểu hiện suy thoái về đao đức, nhân cách cần bị lên án, phê phán .

   III – Kết bài: (0,5 điểm ).

    - Nêu được ý nghĩa giáo dục sâu sắc của câu ca dao : Câu ca dao mãi là bài học sâu sắc về đạo lí làm người .

    - Bài học rút ra cho bản thân: Giữ vững và phát huy truyền thống ấy để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

ĐỀ 3

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2.0 điểm)

   Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Dòng nào sau đây nói lên nội dung văn bản "Ca Huế trên sông Hương" ?

A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương

B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế

C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế

D. Ở Huế có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng

Câu 2. Trong những từ sau, từ nào không phải là từ láy?

A. ríu ran                   B. râu ria                   C. đầu đuôi                  D. chiêm chiếp

Câu 3. Phép liệt kê có tác dụng gì ?

A. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật, hiện tượng

B. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật, hiện tượng

C. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng

D. Diễn tả sự tương phản của các sự vật, hiện tượng

Câu 4. Truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vì:

A. Phản ánh cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc, vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cảnh sống cơ cực, thê thảm của người dân trong xã hội cũ

B. Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ, vô trách nhiệm với tính mạng của người dân

C. Cảm thương với số phận của người dân lao động

D. Phản ánh sự căng thẳng của quan phủ và bọn lính khi đi cứu đê

Câu 5. Dấu chấm lửng được dùng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?

  " Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán...Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch."

A. Nói lên sự ngập ngừng của người viết

B. Nói lên sự bí từ của người viết

C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc tình cảm chưa được kể ra hết của các thể điệu ca Huế

D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn

Câu 6. Trong chương trình Ngữ văn 7, em đã được học mấy văn  bản nhật dụng?

A. Một                                               C. Ba

B. Hai                                                D. Bốn

Câu 7. Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống trong nhận định sau đây:

     Dấu ...... được dùng để :

     - Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp

     - Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

A. chấm phẩy                                    C. ba chấm

B. gạch ngang                                   D. gạch nối 

Câu 8. Sau một học kì, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của lớp em. Nếu là lớp trưởng, em sẽ viết văn bản nào ?

A. Báo cáo                                     C. Đề nghị

B. Đơn                                           D. Thông báo

Phần II. Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1(3,0 điểm)

  " Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết! "

a, Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào, của ai ?

b, Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.

Câu  2 (5,0 điểm)

Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ : Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

-Hết-

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

A,B,C

B, C

C

A,B,C

C

D

A

A

* Trả lời đúng mỗi câu cho 0,25 điểm.

 Với câu có nhiều đáp án đúng, học sinh chọn đúngđủ các đáp án mới cho điểm.

Phần II: Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1(3,0 điểm)

a, Đoạn văn trên được trích trong truyện ngắn "Sống chết mặc bay" của Phạm Duy Tốn.(0,5 điểm)

 b,  * Học sinh trình bày được các ý như sau:

      - Đoạn văn trên là phần kết của truyện ngắn " Sống chết mặc bay", chỉ có một câu văn dài, gồm nhiều vế câu. Mỗi vế tác giả đã miêu tả một hình ảnh tái hiện chân thực nỗi khổ của những người dân phu khi đê vỡ.(0,5 điểm)

      - Hình ảnh tương phản : Khi quan lớn " ù ván bài to" thì cũng là lúc đê vỡ - một thảm cảnh vô cùng thương tâm ập đến với những người dân phu. Tác giả sử dụng phép liệt kê cho thấy cảnh nghìn sầu muôn thảm: cả làng quê bị nhấn chìm trong biển nước, nhà cửa, hoa màu, tài sản của người dân bị lũ cuốn trôi tất cả. Thương tâm nhất vẫn là hình ảnh những người dân phu, lúc này họ thật sự là đàn sâu, lũ kiến lênh đênh theo dòng nước, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn . (1,5 điểm)

      - Bằng ngôn ngữ miêu tả kết hợp với ngôn ngữ biểu cảm, tác giả cho ta thấy nỗi thống khổ của người dân phu, đồng thời vạch trần bộ mặt vô nhân đạo, lòng lang dạ thú của quan phủ.( 0,5 điểm)

    * Học sinh trình bày đúng hướng nhưng sơ sài cho 1 điểm.

Câu 2 (5,0 điểm)

*Yêu cầu

1.Mở bài:(0,5 điểm)

   Nêu vấn đề cần giải thích: Ông cha ta khuyên chúng ta nên đi đây, đi đó để mở rộng tầm hiểu biết.

2.Thân bài (4,0 điểm)

a,Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

("Đi một ngày đàng " là thế nào? "Học một sàng khôn" nghĩa là gì?" Đi một ngày đàng, học một sàng khôn " nghĩa là thế nào?)

- " Đi một ngày đàng" nghĩa là đi xa. Ngày xưa, ông cha ta chưa có các phương tiện giao thông hiện đại thì đi bộ một ngày được 40-50 km, nghĩa là đã đi ra khỏi xã mình, huyện mình sinh sống.

- "Học một sàng khôn" là học được cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình lớn khôn. "Sàng khôn" gợi cho chúng ta sự liên tưởng là những điều khôn mà ta học được khi đi đó, đi đây không chỉ có số lượng nhiều mà còn được sàng lọc.

-Câu tục ngữ gồm hai vế hỗ trợ , bổ sung cho nhau về ý nghĩa đã đúc kết một kinh nghiệm về nhận thức: ông cha ta đã khuyên chúng ta phải biết đi đây, đi đó mở rộng tầm hiểu biết. Mặt khác, câu tục ngữ còn gửi gắm một khát vọng được đi xa, vượt ra  khỏi lũy tre làng để học tập được nhiều điều hay, mở rộng thêm tầm nhìn và sự hiểu biết.

b, Vì sao ông cha ta lại nói : " Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" ?

- Đi nhiều nơi thấy được vẻ đẹp của quê hương, đất nước, học tập được nhiều phong tục đẹp của mọi miền quê.

- Đi nhiều nơi sẽ học tập được nhiều kinh nghiệm về mọi mặt đời sống như cách thức sản xuất, cách đối nhân xử thế...

- Trong thời đại ngày nay, thời kì hội nhập quốc tế thì việc giao lưu học hỏi càng có ý nghĩa quan trọng.

c, Chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt lời dạy của cha ông?

- Thường xuyên học hỏi bằng nhiều cách, qua nhiều phương tiện để theo kịp sự phát triển của xã hội.

- Biết sàng lọc những điều hay,lẽ phải để học tập.

3.Kết bài (0,5 điểm)

-Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề.

-Rút ra bài học cho bản thân

* Cách cho điểm

1.Mở bài

-Đảm bảo như yêu cầu,diễn đạt gọn rõ cho 0,5 điểm

-Mở bài sơ sài,diễn đạt chưa lưu loát cho 0,25 điểm

2.Thân bài:

Học sinh biết vận dụng lí lẽ để giải thích các ý như yêu cầu, diễn đạt lưu loát, biết tách đoạn hợp lí thì cách cho điểm như sau:

 a, Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ cho 1,5 điểm

 b, Giải thích được vì sao ông cha ta khuyên chúng ta như vậy ? cho 2,0 điểm. Trong đó:

  - Ý 1 cho 0,75 điểm

  - Ý 2 cho 0,75 điểm

  - Ý 3 cho 0,5 điểm

c, Chúng ta phải làm gì để thực hiện lời dạy của cha ông? cho 0,5 điểm

 HS viết sơ sài, chưa có sức thuyết phục thì mỗi ý cho nửa số điểm.

3.Kết bài:  -Đảm bảo đủ ý như yêu cầu, diễn đạt tốt cho 0,5 điểm

                  -Kết bài sơ sài,diễn đạt lủng củng cho 0,25 điểm

* Lưu ý: Toàn bài sai quá 10 lỗi chính tả và diễn đạt trừ 1,0 điểm.

               Điểm toàn bài làm tròn tới 0,5 điểm.

ĐỀ 4

Phần I: Trắc nghiệm. (2 điểm)

Em hãy khoanh tròn chữ cái vào phương án trả lời đúng  cho các bài tập sau đây.

Câu 1: Truyện nào sau đây được xem là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam?

A. Bức tranh của em gái tôi

B. Sống chết mặc bay

C. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

D. Cuộc chia tay của những con búp bê.

Câu 2: Truyện ngắn Sống chết mặc bay”- Phạm Duy Tốn giàu giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vì?

A. Phản ánh cuộc sống ăn chơi, hưởng lạc, vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền và cuộc sống thê thảm của người dân trong xã hội cũ.

B. Lên án kẻ cầm quyền thờ ơ với tính mạng của người dân mà điển hình là quan phụ mẫu.

C. Cảm thương số phận của người dân vô tội.

D. Ca ngợi một nét đẹp văn hoá của dân tộc. .

Câu 3: Nội dung nhật dụng của văn bản Ca Huế trên sông Hương”- Hà Ánh Minh là gì?

A. Đây là chứng nhân lịch sử của kinh đô Huế.

B. Thể hiện vẻ đẹp thâm trầm, mộng mơ của Huế.

C. Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp văn hóa Huế.

D. Nét dịu dàng pha lẫn trầm tư đặc trưng cho phong cách Huế.

Câu 4: Cách biểu diễn ca Huế trong văn bản Ca Huế trên sông Hương”- Hà Ánh Minh có gì đặc sắc?

A. Biểu diễn sống động, âm nhạc rõ ràng.                                         

B. Biểu diễn nhẹ nhàng, sâu lắng.

C. Biểu diễn trên chiếc thuyền trôi trên dòng sông Hương thơ mộng, âm nhạc trầm lắng.                          

D. Biểu diễn trên sân khấu, âm nhạc trầm lắng.

Câu 5: Câu “Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, đàn tam...”,  thuộc kiểu liệt kê nào?

A. Liệt kê theo cặp                             B. Liệt kê không theo cặp

C. Liệt kê tăng tiến.                            D. Liệt kê không tăng tiến.

Câu 6: Dấu gạch ngang có công dụng như thế nào?

A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.                   

B. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

C. Nối các từ nằm trong một liên danh.                                            

D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Câu 7: Giáo viên chủ nhiệm muốn biết về kết quả đợt Thi đua lập thành tích cao nhất chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11”, em sẽ thay mặt lớp viết văn bản nào gửi cô giáo?

A. Văn bản đề nghị.                B. Văn bản thông báo

C. Văn bản báo cáo.                D. Văn bản kiến nghị.

Câu 8: Muốn làm bài văn giải thích tốt cần phải?

A. Đọc nhiều.                                     

B. Vận dụng tổng hợp các thao tác phù hợp.

            C. Lí lẽ trong bài phải thuyết phục.

D. Phân tích nhiều dẫn chứng.                      

Phần  II: Tự luận. (8 điểm)

Câu 9: (3 điểm). Cho đoạn văn: Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.”

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Nêu đôi nét về tác giả đó?

b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.

Câu 10: (5 điểm).

Giải thích nội dung lời dạy của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Phần I – Trắc nghiệm: 2 điểm.

- Mỗi câu đúng cho 0,25 điểm.

- Những câu có nhiều đáp án, HS khoanh đủ mới cho điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

A,B,C

C

C

B

A,B,C

C

A,B,C

Phần II. Tự luận: 8 điểm.

Câu 9:

  1. HS nêu được các ý sau:

- Đoạn trích trên thuộc văn bản Sống chết mặc bay”:   0.25 điểm.

- Tác giả Phạm Duy Tốn: 0.25 điểm

- Vài nét về tác giả: Phạm Duy Tốn (1883- 1924) quê Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại:   0.25 điểm.

         b. HS trình bày được các ý sau:

- Đoạn văn đã tái hiện lại không khí căng thẳng, ồn ào của người dân phu trong cảnh hộ đê:  0.25 điểm

- Tác giả miêu tả rất tập trung khi sử dụng một loạt những tính từ dồn dập nối tiếp nhau: xao xác”, tầm tã”, cuồn cuộn”; kết hợp với câu văn tả thực: nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả”, khiến người đọc có cảm giác như đang được tận mắt chứng kiến cảnh người dân phu ra sức chống chọi với lũ lụt để bảo vệ khúc đê. Tác giả còn điểm vào đó những câu văn cảm thán: Than ôi!”, Lo thay! Nguy thay!” và những câu văn nhận xét: Sức người khó lòng địch nổi với sức trời!”, Khúc đê này hỏng mất.”, khiến chúng ta cảm nhận được sự yếu kém, nguy cấp của khúc đê trước sức công phá của thiên tai mỗi lúc một dữ dội. Đồng thời, thể hiện sự đối lập giữa sức người với sức trời đã lên đến đỉnh điểm: 1.5 điểm

- Với ngôn ngữ miêu tả kết hợp ngôn ngữ biểu cảm, tác giả đã cho chúng ta hiểu rõ hơn nỗi khổ của những người dân phu. Đồng thời, tác giả cũng bày tỏ và gửi gắm niềm thương cảm sâu sắc của mình trước nỗi khổ trăm bề của người dân vô tội:   0.5 điểm

    * Cách cho điểm:

a. Điểm 2.25: Đảm bảo các ý như yêu cầu, diễn đạt trong sáng, lưu loát, biểu cảm, câu và từ ngữ dùng chuẩn xác, không sai chính tả.

b. Điểm 1.5: Đảm bảo các ý, viết có cảm xúc, không sai chính tả, đôi chỗ diễn đạt chưa lưu loát.

c. Điểm 1.0: Đảm bảo các ý, một vài ý diễn đạt chưa lưu loát, còn sai từ, sai câu.

d. Điểm 0.5: Bài làm sơ sài, thiếu nhiều ý.

e . Điểm 0 : Bài làm không đúng ý, lạc đề.

        Câu 10

*Yêu cầu

1. Mở bài:         0.5 điểm.

Dẫn dắt và nêu vấn đề giải thích: Lời khuyên của Lê-nin về vai trò và tầm quan trọng của việc học để mở mang tầm hiểu biết. .

2. Thân bài:      4 điểm

a. Giải thích ý nghĩa câu nói. (“Học” là  gì?, “Học nữa” là thế nào?, “Học mãi” nghĩa là gì?, “Học, học nữa, học mãi” nghĩa là thế nào?)    

- “Học” là  quá trình tìm hiểu, tiếp thu , tích lũy kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho mình để tăng thêm sự hiểu biết về mọi mặt.

- “Học nữa” là cách học từ trình độ này đến trình độ khác, từ dễ đến khó, từ thấp lên cao.

- “Học mãi” là cách học liên tục, không ngừng nghỉ; học suốt đời, học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh.

- Lời khuyên của Lê-nin“Học, học nữa, học mãi” nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của việc học tập để trau dồi vốn kiến thức cho bản. Tích cực học tập không ngừng nghỉ là lời dạy chí tình, chí nghĩa để mỗi người chúng ta  phấn đấu trở thành người tài giỏi, cống hiến cho bản thân và làm giàu cho đất nước.

b. Tại sao Lê- nin lại nói: “Học, học nữa, học mãi”?         

- Học trước hết là để nâng cao kiến thức, sự hiểu biết, để làm ra của cải vật chất phục vụ cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Việc học giúp chúng ta có kiến thức khoa học nhất định: giúp chúng ta làm văn hay, làm toán giỏi...; giúp chúng ta có hiểu biết chung về xã hội; biết đối nhân xử thế; biết sống có tình người theo truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc.

- Kiến thức là vô cùng phong phú, xã hội luôn không ngừng phát triển, nếu ta không chịu khó học tập thì chính ta sẽ bị lạc hậu trước bước tiến của thời đại. Vì vậy, việc học tập không chỉ tích lũy vốn kiến thức cho bản thân để tự khẳng định mình mà còn để xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.

- Nếu ta không chịu khó học tập tức là ta đã đi ngược lại với truyền thống hiếu học tốt đẹp được lưu giữ ngàn đời nay của dân tộc.

c. Chúng ta phải làm gì để thực hiện tốt lời dạy của Lê-nin?    

- Chúng ta phải học tập ở mọi lúc, mọi nơi; phải tận dụng thời gian để học tập; phải phát huy tinh thần tự học.

- Phải kết hợp giữa học với hành cho nhuần nhuyễn, trôi chảy; tránh lối học vẹt, học không hiểu bản chất; phải chọn lọc điều hay để học.

          3. Kết bài: (0.5 điểm).

- Khẳng định tầm quan trọng của vấn đề.

- Bài học cho bản thân.

* Cách cho điểm:

1. Mở bài: 0,5 điểm

- Học sinh biết dẫn dắt để giới thiệu vấn đề cần giải thích một cách tự nhiên, gọn rõ cho 0,5 điểm.

- Mở bài còn lủng củng, sơ sài cho 0,25 điểm.

2. Thân bài: 4,0 điểm:

- Học sinh biết vận dụng lí lẽ để giải thích các ý như yêu cầu một cách mạch lạc. Biết tách đoạn, diễn đạt lưu loát, lập luận chặt chẽ thì cho điểm như sau :

+ Ý a: 1,25 điểm.

+ Ý b: 2,0 điểm.

+ Ý c: 0,75điểm.

3.  Kết bài: 0,5 điểm.

- Kết bài đầy đủ ý như yêu cầu một cách cô đọng cho 0,5 điểm.

- Kết bài sơ sài cho 0,25 điểm.

ĐỀ 5

A – Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)

       Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8).

Câu 1: Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc thể loại truyện ngắn ?

A – Mùa xuân của tôi                                              B – Sài Gòn tôi yêu             

C – Sống chết mặc bay                                            D – Ca Huế trên sông Hương

Câu 2: Nhận xét sau là của văn bản nào ?

            “ Một lối viết ngắn, sắc sảo. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong thế tương phản rất đặc sắc. Câu chuyện đầy kịch tính, thương tâm, giàu giá trị  tố cáo hiện thực và tinh thần nhân đạo. ”

A – Cuộc chia tay của những con búp bê                    

           B – Ca Huế trên sông Hương          

           C – Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu  

           D – Sống chết mặc bay

Câu 3:  Câu văn “ Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn .” được rút gọn thành phần nào?

A – Trạng ngữ                                                        C – Vị ngữ

B – Chủ ngữ                                                          D –  Bổ ngữ

Câu 4: Xét về mặt ý nghĩa, câu văn “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…” dùng phép liệt kê gì?

A – Liệt kê không tăng tiến                                                C – Liệt kê tăng tiến

B – Liệt kê không theo từng cặp                            D – Liệt kê theo từng cặp

Câu 5: Dấu chấm lửng dùng để làm gì ?

            A – Nối các từ trong một liên danh.

            B – Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, đứt quãng.

            C – Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

            D – Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 6: Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc”.

                                                                                                            ( Trần Cư – Trích theo BTNV7T2)             Đoạn trích trên có mấy câu đặc biệt ?                                                                                                      A – Một câu                                                                      B – Hai câu

            C – Ba câu                                                                 D – Bốn câu

Câu 7: Trong các tổ hợp từ sau, tổ hợp từ nào là tục ngữ ?

A – Gan vàng, dạ sắt                                                C – Vàng thau lẫn lộn

B – Tấc đất, tấc vàng                                               D – Người sống đống vàng

Câu 8: Sau một học kì, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của các lớp. Nếu là lớp trưởng em sẽ viết văn bản nào?

            A – Báo cáo                                                               C – Đề nghị

            B – Kiến nghị                                                            D – Thông báo         

B – Tự luận (8,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

            Cho đoạn văn sau:

       “ Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế, với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

    Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn khúc nhạc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ, du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.”

a, Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

            b, Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên ?

Câu 2 (5,0 điểm)

            Hãy giải thích nội dung câu nói của Lê-nin : “Học, học nữa, học mãi.”

 

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

A  – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 2,0 ĐIỂM

        -  Học sinh khoanh đúng mỗi đáp án cho 0,25 điểm.

        - Lưu ý: Ở những câu có nhiều đáp án đúng, học sinh khoanh đúng tất cả các đáp án đúng mới cho điểm.

 

Câu 1

 

Câu 2

 

Câu 3

 

Câu 4

 

Câu 5

 

Câu 6

 

Câu 7

 

Câu 8

C

D

B

A

B, C, D

B

B, D

A

 

 

 

 

 

 

B – TỰ LUẬN: 8,0 ĐIỂM

 

Câu

Ý/ Phần

Nội dung cần đạt

Điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   Câu 1

(3 điểm)

 

a. (0,5 điểm)

 

-  Đoạn văn trích trong văn bản “ Ca Huế trên sông Hương”

- Của tác giả Hà Ánh Minh

 

   

     0,25

    

     0,25

 

 

 

b. (2,5 điểm)

 

* Học sinh cảm nhận được cái hay của đoạn văn :

     - Đây là đoạn văn hay giới thiệu và miêu tả cảnh đêm trăng trên dòng Hương nghe dàn hòa tấu mở đầu đêm ca Huế.

     - Với bút pháp miêu tả điểm xuyết, với cách dùng câu văn ngắn gọn, giản đơn, tác giả đã vẽ nên một bức tranh sông nước Hương giang thật êm ả, thơ mộng và hữu tình

( Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con truyền bồng bềnh …)

     - Từ trong không gian êm ả, thơ mộng, hữu tình ấy “ bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu” mở đầu đêm ca Huế.

      Bằng sự am hiểu tường tận, tỉ mỉ, cùng niềm đam mê ca Huế, tác giả đã hút hồn người nghe vào bốn khúc nhạc “ lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ” du dương, trầm bổng, réo rắt tận đáy hồn người; vào những động tác biểu diễn tài hoa, điêu luyện trên các nhạc cụ dân tộc của các nhạc công xứ Huế (ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.) và vào ( tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt ) bay bổng, diệu kì rất đặc trưng của xứ Huế.

    - Đến với đoan văn, người đọc được thưởng thức một cảnh đêm trăng thơ mộng trên dòng Hương giang; được thưởng thức tài nghệ chơi đàn của các nhạc công xứ Huế; được thưởng thức ca Huế - một sản phẩm văn hóa độc đáo, đa dạng, một thú chơi tao nhã và đầy sức quyến rũ của xứ Huế mộng mơ.

 

* Cách cho điểm:

Ý a: - Nêu đúng yêu cầu cho mỗi ý 0,25 điểm; sai ý nào trừ điểm ý đó.

Ý b: - Trình bày đủ ý cơ bản như yêu cầu, cảm nhận tinh tế sâu sắc, diễn đạt tốt , không sai lỗi chính tả cho (2,25 điểm -2,5 điểm).

       - Cảm nhận đủ ý , có ý sâu sắc, diễn đạt khá cho (1,75 điểm - 2,0 điểm ).

       - Cảm nhận được nhiều ý  nhưng diễn đạt chưa lưu loát, còn sai lỗi chính tả cho ( 1,25 điểm – 1,5 điểm).

       - Cảm nhận được một vài ý đúng, đôi chỗ dùng từ, câu diễn đạt chưa thoát ý cho (0,75 điểm – 1,0 điểm)

      - Có ý chạm vào yều đề cho ( 0,25 điểm- 0,5 điểm)

      - Thiếu, sai hoàn toàn  không cho điểm.

 

     

 

     0,25

 

 

     0,75

 

 

 

 

      1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

    

 

      0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 (Câu 2)

 8 điểm

 

 

 

 

 1. Mở bài

 (0,5 điểm)

    *Yêu cầu cụ thể học sinh cần đạt :

  

      - Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần giải thích: Việc học suốt đời là vô cùng cần thiết với mỗi con người, đáp ứng được nhu cầu của xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ.

- Trích dẫn câu nói của Lê- nin.

 

 

   0,25

 

 

  

   0,25

 

  2.Thân bài

  ( 4,0 điểm)

 

       a. Giải thích câu nói của Lê- nin:

    - Học là gì? Là qúa trình tìm hiểu, thu nhận, tích lũy kiến thức và rèn luyên năng lực cho mình để mở rộng hiểu biết…

    -  Học nữa là gì? Là đã học rồi, tiếp tục học nữa, học từ dễ đến khó, học từ đơn giản đến phức tạp, từ trình độ thấp đến trình độ cao…

    - Học mãi là gì? Là học liên tục, không ngừng học, học suốt đời “ đường đời là chiếc thang không nấc chót; việc học là quyển sách không trang cuối”.

- Câu nói của Lê – nin khuyên nhủ chúng ta phải không ngừng học tập và học tập xuất đời

b.  Giải thích cơ sở chân lí của câu nói:

     - Taị sao phải học? Học để biết, học để làm, học để chung sống với mọi người, học để tự khảng định mình, học để xây dựng đất nước, học để phục vụ Tổ quốc, nhân dân như lời căn dặn của Bác “ Non sông Việt Nam có  trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt nam có được  sánh vai với các cường quốc năm châu  hay không chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu…)

- Tại sao phải học nữa, học mãi?

      + Tri thức loài người tích lũy đến hôm nay là một kho tàng khổng lồ. Bởi vậy “ điều ta biết chỉ là giọt nước, điều ta chưa biết là cả đại dương ”.

       + Xã hội ngày càng  phát triển, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão càng đòi hỏi không ngừng học tập để tránh lạc hậu, tụt hậu.

        +  Hiếu học vốn là truyền thống của dân tộc ta, là khát vọng bao đời của nhân ta.

     c. Thực hiện lời khuyên của Lê- nin chúng ta phải học như thế nào?

      - Cần phải say mê, sáng tao trong học tập, xác định rõ động cơ học tập , thái độ học tập đúng đắn.

      - Có nghị lực quyết tâm vượt khó, khiêm tốn học hỏi, không tự thỏa mãn với mình…

      - Có nhiều cách học khác nhau nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành,

     - Học trong nhà trường, học qua sách vở, qua các thông tin và học trong thực tế cuộc sống…

 

 

    1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

     

 

      2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

   

     1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 3. Kết bài

( 0,5 điểm)

 

  • Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của việc không ngừng học: Học và chỉ có học mãi  thì đó sẽ là chìa khóa mở của cho mọi kho báu trên đời. Câu nói của Lê- nin luôn mang một giá trị to lớn, khích lệ chúng ta chăm chỉ, cần cù học tập thường xuyên mới đảm bảo cho mình cuộc sống tiến bộ không ngừng.
  • Liên hệ bản thân.

* Cách cho điểm:

1. Mở bài: ( 0,5 diểm)

  - Điểm 0,5: Đảm bảo như yêu cầu, diễn đạt lưu loát, dễ hiểu.

  - Điểm 0,25: Sơ sài, rườm rà hoặc không đủ ý.

  - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

2.Thân bài: (4,0 điểm)

- Điểm 3,5 – 4,0: Đúng kiểu loại văn bản, đủ các yêu cầu nêu trên, lập luận chặt chẽ, giải thích vấn đề sáng rõ.

- Điểm 2,75 – 3,25: Đúng kiểu loại văn bản, đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu nêu trên, lập luận chặt chẽ, giải thích vấn đề tương đối sáng rõ. 

- Điểm 2,0 – 2,5: Đúng kiểu loại văn bản, đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu nêu trên nhưng giải thích còn có phần sơ sài, diễn đạt nhiều chỗ còn non, vụng.

- Điểm 0,25 – 1,75: Đúng kiểu loại văn bản nhưng giải thích vấn đề còn sơ sài hay lan man, chưa đi vào trọng tâm, diễn đạt quá yếu.

- Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

3. Kết bài: (0,5 điểm)

 - Điểm 0,5: Kết bài đủ ý, cô đọng.

 - Điểm 0,25: Thiếu hoặc sai một ý.

 - Điểm 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

 

     0,25

 

 

 

 

 

     

     0,25

 

 

 

C.ĐỀ THI  HỌC KÌ II TỰ LUYỆN MÔN NGỮ VĂN 7

Đề 1:

PHẦN I  - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : 2 ĐIỂM

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Trong các văn bản nghị luận sau, văn bản nào là văn bản nghị luận về một vấn đề văn học ?

A.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.                           C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.                                       D. Ý nghĩa văn chương.

Câu 2:Nghệ thuật chủ yếu trong truyện ngắn “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là gì ?

A.Tăng cấp, so sánh.                                                        C. Đối lập, so sánh.

B. Tăng cấp, đối lập.                                                         D.Tăng cấp, liệt kê .

Câu 3 : Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng kiểu liệt kê nào ?

                           “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng

                            Em đã sống lại rồi, em đã sống !

                            Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung

                            Không giết được em, người con gái anh hùng !”

                                                                         (“Người con gái Việt Nam” – Tố Hữu)

A. Liệt kê theo cặp.                                                            C. Liệt kê tăng tiến.

B. Liệt kê không theo cặp.                                                  D. Liệt kê không tăng tiến.

 Câu 4: Cách nghe ca Huế trong văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” có gì độc đáo so với nghe băng ghi âm hoặc trên màn hình ?

A. Được nói chuyện trực tiếp cùng các ca công, ca nhi.

B. Được chơi thử các nhạc cụ mà các ca công biểu diễn.

C. Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công biểu diễn.

D. Được nghe đi nghe lại nhiều lần một khúc hát, khúc nhạc.

Câu 5: Cụm chủ vị in đậm trong câu : “ Xe này máy còn tốt lắm” làm thành phần gì của câu?

A. Chủ ngữ.                 B. Vị ngữ                   C.Trạng ngữ.                   D.Bổ ngữ.

Câu 6 : Đề bài nào sau đây thuộc đề văn nghi luận giải thích ?

A. Hãy làm sáng tỏ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

B. Em hiểu gì về câu tục ngữ “ Thất bại là mẹ thành công”?

C. Bàn về việc bảo vệ rừng trong tình hình hiện nay.

D. Giải thích lời khuyên của Lê nin : “ Học, học nữa, học mãi”.

Câu 7: Dấu chấm lửng trong câu văn : “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, có ai oán,…” có tác dụng gì ?

                                                                   (“Ca Huế trên sông Hương”- Hà Ánh Minh).

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu 8: Trong cuộc sống và học tập khi nào cần phải làm văn bản đề nghị ?

  1. Khi  muốn  trình bày về tình hình, sự việc của một cá nhân hay tập thể.
  2. Khi có sự kiện quan trọng sắp xảy ra, cần phải cho mọi người được biết.
  3. Khi có một nhu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của một cá nhân hay tập thể muốn cá nhân hay tập thể có thẩn quyền giải quyết.
  4. Khi muốn gia nhập một tổ chức nào đó.

                                           PHẦN II – TỰ LUẬN: 8 ĐIỂM

Câu 1: (3 điểm): Cho đoạn văn sau : ‘‘Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết ; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết ! ”

            a , Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Của ai ? Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản đó ?

            b,  Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên ?

Câu 2: (5 điểm)

 Hãy tìm hiểu xem người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao :

                             “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                     Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

                                                               

ĐỀ 2:

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2điểm).

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng.

Câu 1: Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc văn bản truyện ngắn?

A. Mùa xuân của tôi.

B. Sống chết mặc bay.

C. Sài Gòn tôi yêu.

D. Ca Huế trên sông Hương.

Câu 2: Câu văn: “Cách mạng tháng tám thành công đã đem lại độc lập, tự do cho dân tộc”  được mở rộng thành phần nào?

A. Thành phần chủ ngữ.

B. Thành phần vị ngữ.

C. Tất cả đều sai.

Câu 3: Dòng nào nói đúng nội dung mà văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” muốn đề cập đến?

A. Vẻ đẹp của ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.

B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.

C. Phong cảnh thiên nhiên rất nên thơ của Nam Bộ.

D. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.

Câu 4: Trong câu văn: “Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy”. Tác giả sử dụng phép liệt kê nào?

A. Liệt kê từng cặp.

B. Liệt kê không theo từng cặp.

C. Liệt kê tăng tiến.

D. Liệt kê không tăng tiến.

Câu 5: Làm thế nào để một bài văn giải thích có sức thuyết phục người đọc?

  1. Cần xác định rõ lí lẽ đưa ra để giải thích.
  2. Cần xác định dẫn chứng để giúp cho lí lẽ trở nên dễ hiểu.
  3. Dẫn chứng đưa ra phải phong phú, phù hợp với luận điểm.

Câu 6: Dấu chấm lửng trong câu văn : “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…….” Có tác dụng gì?.

  1. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê.
  2. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng ngắt quãng.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước châm biếm .

Câu 7: Dòng nào không phải là nội dung được Hoài Thanh đề cập đến trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”?

A. Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương.

B. Quan niệm của Hoài Thanh về nhiệm vụ của văn chương.

C. Quan niệm của Hoài Thanh về các thể loại văn học.

D. Quan niệm của Hoài Thanh về cộng đồng của văn chương trong lịch sử loài người.

Câu 8: Trong chương trình Ngữ văn 7, em đã được học mấy văn bản nhật dụng?

A. Một.

C. Ba.

B. Hai.

D. Bốn.

 

Phần II: Tự luận (8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

“Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên?

Câu 2: (5 điểm)

Hãy giải thích câu nói của Lê-Nin: “Học, học nữa, học mãi” .

 

ĐỀ 3:

 

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)

Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng (Mỗi câu đúng được 0,25điểm).

Câu 1: Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào?

A. Bút kí                                                                         C. Tiểu thuyết

B. Tùy bút                                                                       D. Truyện ngắn

Câu 2: Theo em, một truyện ngắn Việt Nam được coi là hiện đại trước hết phải đáp ứng yêu cầu gì?

A. Có cốt truyện phức tạp.                                           C. Tác giả là người hiện đại.

B. Viết về người thật, việc thật ở thời hiện đại.                    D. Viết bằng văn xuôi tiếng Việt hiện đại.

Câu 3: Hình thức ngôn ngữ nào có trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.

A. Ngôn ngữ nhân vật                                                   C. Ngôn ngữ đối thoại         

B. Ngôn ngữ người dẫn truyện                                                D. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.

Câu 4: Dòng nào đề cập đến nội dung của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”?

       A. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.

       B. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.

       C. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu ca Huế.

       D. Vẻ đẹp của cầu Tràng Tiền.

Câu 5: Câu văn sau sử dụng phép liệt kê gì?

“Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ”. 

 (Nam Cao)

       A. Theo từng cặp                                                           C. Tăng tiến

       B. Không theo từng cặp                                                            D. Không tăng tiến.

Câu 6: Trong các câu sau, câu nào chủ ngữ là một cụm chủ - vị?

A. Cây cam này quả rất sai.                                         C. Con mèo chạy làm đổ lọ hoa.

B. Tôi tin cậu sẽ tiến bộ.                                                          D. Tôi thích bài thơ mẹ làm.

Câu 7: Dòng nào sau đây đúng với thơ trữ tình ?

       A. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện.

       B. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.

       C. Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua miêu tả, kể chuyện và lập luận.

       D. Thơ trữ tình phải có một hệ thống nhân vật đa dạng.

Câu 8: Phần mở bài của bài văn giải thích có nhiệm vụ gì?

       A. Giới thiệu điều cần giải thích và nêu phương hướng giải thích.

       B. Sử dụng các cách lập luận khác nhau.

       C. Nêu ý nghĩa của việc giải thích đối với mọi người.

       D. Lần lượt trình bày các nội dung giải thích.

PHẦN II: TỰ LUẬN (8 điểm)

Câu 1: (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

         Tuy trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau sang hộ, nhưng xem chừng ai ai cũng mệt lử cả rồi. Ấy vậy mà trên trời thời vẫn mưa tầm tã trút xuống, dưới sông thời nước cứ cuồn cuộn bốc lên. Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại được với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất.                    (Trích Ngữ văn 7 -  Tập 1)

a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Của tác giả nào? Hãy trình bày những nét cơ bản nhất về tác giả đó?

b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên?

Câu 2: (5 điểm)

Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng” đồng thời lại có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống?

   

ĐỀ 4

Phần I: Trắc nghiệm: (2điểm)

   Đọc kỹ câu hỏi rồi trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở phương án trả lời đúng.

Câu 1: Dấu chấm lửng trong đoạn văn sau có tác dụng gì ?

   “ Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…lời ca thong thả, trạng trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.”

  A. Nói lên sự ngập ngừng, đứt quãng                       B. Nói lên sự bí từ của người viết

  C. Tỏ ý còn nhiều cung bậc chưa kể ra hết               D. Tỏ ý người viết lấp lửng hàm ý một điều gì đó

Câu 2: Trong câu văn: “ Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi.” Tác giả dùng biện pháp gì ?

  A. So sánh                     B. Nhân hóa                      C. Liệt kê                          D. Điệp ngữ

Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu dùng cụm chủ- vị làm thành phần câu?

 A. Mẹ về là một tin vui.

 B. Tôi rất thích quyển truyện bố tặng tôi nhân dịp sinh nhật.

 C. Chúng tôi đã làm xong bài tập mà thầy giáo cho về nhà.

 D. Ông tôi đang ngồi đọc báo trên tràng kỉ, ở phòng khách.

Câu 4: Trong những văn bản nghị luận sau, văn bản nào không phải là văn bản nghị luận về vấn đề văn học?

 A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta          B. Ý nghĩa văn chương

 C. Đức tính giản dị của Bác Hồ                      D. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

Câu 5: Nét nghệ thuật nổi bật trong văn bản “ Sống chết mặc bay” là gì ?

  A. Nhân vật có nội tâm sâu sắc                     B. Kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp

  C.Nghệ thuật khắc họa nhân vật                   D. Ngôn ngữ kể chuyện hiện đại

Câu 6: Giá trị hiện thực của tác phẩm “ Sống chết mặc bay” là gì ?

 A. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước nổi khổ của người dân

 B. Tố cáo những kẻ cầm quyền không chăm lo cho cuộc sống của nhân dân

 C. Phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống của bọn quan lại với tính mạng đang đe dọa của nhân dân

 D. Phê phán sự vô trách nhiệm của những kẻ cầm quyền.

Câu 7: Trong văn nghị luận, phép lập luận giải thích được hiểu là gì ?

 A. Là việc kể tên các đặc điểm của một hiện tượng nào đó.

 B. Là việc nêu lên vai trò của một sự vật, hiện tượng nào đó đối với cuộc sống của con người

 C. Là việc chỉ ra cách thức thực hiện một công việc nào đó

 D. Là việc làm người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ…

Câu 8: Để làm được bài văn nghị luận giải thích, cần nắm vững nhất điều gì ?

A. Cách vận dụng các dẫn chứng                      B. Cách giải thích

C. Điều cần giải thích                                        D.Cách sắp xếp các luận điểm.

Phần II: Tự luận (8 điểm)

Câu 9:(3 điểm)

  Trình bày cảm nhận của em về cái hay của phép tương phản trong truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn.

Câu 10: (5 điểm)

     Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê- Nin : “Học , học nữa , học mãi” .

- Hết-

 

ĐỀ 5

  1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm )

Câu 1:  Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào?

  1. Bút ký                                                         C. Thơ
  2. Tiểu thuyết                                      D.Truyện ngắn

Câu 2: Xác định kiểu liệt kê được sử dụng trong câu in đậm ở đoạn văn sau đây:

Chao ôi! Dì Hảo khóc.  Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.

(Nam Cao)

A. Liệt kê theo từng cặp

B. Liệt kê không theo từng cặp

C. Liệt kê tăng tiến

D. Liệt kê không tăng tiến

Câu 3: Về mặt nghệ thuật, văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh) có những đặc sắc gì?

  1. Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, rõ ràng
  2. Kể lại chi tiết quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
  3. Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, sinh động
  4. Lời văn tha thiết, giàu cảm xúc

Câu 4: Dòng nào nói đúng  nguyên nhân tạo nên nét độc đáo của ca Huế trên sông Hương?

A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng, được nghe và ngắm nhìn các ca công từ trang phục đến cách chơi đàn với những ngón đàn trau chuốt và điêu luyện

B. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.

  1. Những làn điệu dân ca Huế phong phú và đa dạng, giàu cung bậc tình cảm, cảm xúc

D. Ca Huế được biểu diễn vào buổi sáng đẹp trời

            Câu 5: Dấu chấm lửng được dùng trong câu văn sau đây có tác dụng gì?

        Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

                                                              (Hồ Chí Minh)

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu

        Câu 6: Thế nào là giải thích một vấn đề trong đời sống?

A.  Là kể lại  những sự việc quan trọng trong đời sống

B.  Là đưa ra các bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ các vấn đề nêu ra

C.  Là làm  cho hiểu rõ vấn đề chưa biết  trong đời sống

D.  Là nêu những suy nghĩ của mình về những  vấn đề trong đời sống

            Câu 7: Cụm chủ vị in đậm trong câu sau đây làm thành phần gì trong câu?

       Cô giáo phê bình các bạn đến lớp trễ.

            A. Chủ ngữ                                                     B. Vị ngữ

            C. Phụ  ngữ trong cụm danh từ                      D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 8: Sau một học kỳ, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của lớp em. Nếu là lớp trưởng, em sẽ viết văn bản nào?

  A. Thông báo                                      B. Kiến nghị

  C. Đề nghị                                                       D. Báo cáo

    II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

a, Em hãy nêu khái quát giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn). (1 điểm)

b, Phân tích cái hay của đoạn trích sau: (2 điểm)

Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên âm thanh của dàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

(Trích “Ca  Huế trên sông Hương” – Hà Ánh Minh - SGK NV 7 T2)

Câu 2: (5 điểm)          

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Em hãy giải thích ý nghĩa của bài ca dao trên.

-----------Hết----------

ĐỀ 6

    A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm)

    Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng.

Câu 1: Trong những văn bản sau, văn bản nào thuộc thể loại truyện ngắn?

   A. Mùa xuân của tôi.                                   C. Ca Huế trên sông Hương.

   B. Sài Gòn tôi yêu.                                       D. Sống chết mặc bay.

Câu 2: Nhận xét sau là nhận xét cho văn bản nào?

   “Giá trị nhân bản và tính nhân văn của văn chương đã được tác giả nêu bật một cách sáng rõ. Cách viết nhẹ nhàng, biểu cảm, sử dụng hình ảnh có duyên và đậm đà, do đó lý lẽ của tác giả tuy không mới, nhưng đầy sức thuyết phục”.

  A. Ý nghĩa văn chương.                                  C. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

  B. Tinh  thần yêu nước của nhân dân ta.         D. Đức tính giản dị của Bác Hồ.

Câu 3: Trong đoạn văn sau, có mấy câu rút gọn?

   “ Lần đầu tôi đến tham quan Hạ Long. Biển, trời, mây, nước,đảo gần đảo xa mang vẻ đẹp thần tiên. Mỗi hòn đảo có có một cái tên rất hay, rất lạ: Đầu Gỗ, Hòn Guốc, Bài Thơ……Một mùa hè đáng nhớ. Càng yêu Hạ Long, càng yêu đất nước”.

   A. Một.                                                             C. Ba.                 

   B. Hai.                                                              D. Bốn.

Câu 4: Trạng ngữ trong câu văn: “Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.”, là  trạng ngữ:

  A. Trạng ngữ chỉ nơi chốn.                               C. Trạng ngữ chỉ phương tiện.

  B. Trạng ngữ chỉ cách thức.                              D. Trạng ngữ chỉ mục đích.

Câu 5: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?

  1. Năm nay, nông dân cả nước được một vụ mùa bội thu.
  2. Ngôi nhà này được ông tôi xây từ ba mươi năm trước đây.
  3. Sản phẩm này rất được khách hàng ưa chuộng.
  4. Lan bị thầy giáo phê bình vì không làm bài tập về nhà.

Câu 6: Câu văn: “Bạn lớp trưởng, gương mặt rạng rỡ.”, thành phần nào là một cụm C-V?

  A. CN là một cụm C-V.                                     C. Định ngữ là một cụm C-V.

  B. VN là một cum C-V.                                      D. Bổ ngữ là một cụm C-V.

Câu 7:Trong câu văn: “Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy.”,  tác giả sử dụng phép liệt kê nào?

  A. Liệt kê từng cặp.                                              C. Liệt kê tăng tiến.

  B. Liệt kê không theo từng cặp.                            D. Liệt kê không tăng tiến.

Câu 8: Trong chương trình Ngữ văn 7, em đã học mấy văn bản nhật dụng?

  A. Một.                                                                  C. Ba.

  B. Hai.                                                                   D. Bốn.

B. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1 (3 điểm):  

     Cho đoạn văn sau: “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết!”

  a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai?

  b. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên.

Câu 2 (5 điểm):

     Dân gian có câu: “Lời nói gói vàng”, đồng thời lại có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua. Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Qua hai câu trên, em hãy cho biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

ĐỀ 7

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 2 ĐIỂM

Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Câu tục ngữ nào diễn đạt bằng cách dùng hình ảnh ẩn dụ?

A. Thương người như thể thương thân          C.  Học thầy không tày học bạn

B.  Ăn quả nhớ kẻ trồng cây                           D.  Một cây làm chẳng nên non

                                                                     Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Câu 2: Giá trị nhân đạo của tác phẩm “ Sống chết mặc bay” là gì?

A. Thể hiện niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả.

  1. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than, cơ cực

của nhân dân.

C. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.

D. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Câu 3: Theo em, cách nghe ca Huế trong “ Ca Huế trên sông Hương” có gì độc đáo so với nghe qua băng ghi âm hoặc băng vi-đê-ô?

A. Được nói chuyện với các ca công .

B. Được nghe và nhìn trực tiếp các ca công chơi đàn.

C. Được chơi thử các nhạc khúc.

D. Được nghe đi nghe lại.

Câu 4: Theo em, khái niệm cụm C- V có đồng nhất với chủ ngữ và vị ngữ của câu hay không?

A. Không                                             B. Có

Câu 5: Xét theo ý nghĩa, phép liệt kê trong câu văn sau thuộc kiểu nào?

   “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán”.

                                                                      ( Ca Huế trên sông Hương)

A. Liệt kê theo từng cặp                        C. Liệt kê không theo từng cặp

B. Liệt kê tăng tiến                                D. Liệt kê không tăng tiến

Câu 6: Dấu chấm phẩy trong câu văn sau dùng để làm gì?

  “Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.”

                                                                    ( Một thứ quà của lúa non: Cốm )

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản.

D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Câu 7: Dòng nào  nói lên công dụng của dấu gạch ngang?

A. Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích của câu.

B. Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.

C. Để nối các từ cùng nằm trong một liên danh.

D. Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

Câu 8: Sau một học kì, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và đạo đức của lớp em. Nếu là lớp trưởng, em sẽ viết văn bản nào?

A. Báo cáo                                                        C. Đề nghị

B. Kiến nghị                                                      D. Thông báo

PHẦN II- TỰ LUẬN : 8 ĐIỂM

Câu 1: ( 3 điểm): Cho đoạn văn sau: “Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !’’

  1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Của ai?
  2. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên?

Câu 2: ( 5 điểm):

                                 Mùa xuân là Tết trồng cây

                           Làm cho đất nước càng ngày càng xuân

Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước?

ĐỀ 8

Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 2 điểm

Hãy khoanh tròn chữ cái ở các phương án trả lời đúng .

Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ?

  1. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Sống chết mặc bay.

B.  Một nắng hai sương

D. Học thầy không tày học bạn.

Câu 2: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” được viết theo hình thức nào?

A. Truyện ngắn                                                 

C. Bút kí          

B. Văn tả cảnh                                             

D. Tùy bút.

Câu 3: Trong câu in đậm sau đây, thành phần nào được rút gọn:

                      “Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.?

  1. Rút gọn chủ ngữ

C. Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ    

  1. Rút gọn vị ngữ

D.  Tất cả đều sai.

Câu 4: Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là gì?

  1. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân.
  2. Thể hiện niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả.
  3. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
  4. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Câu 5: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu: “Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết…”?

A. So sánh                                                     

C. Ẩn dụ.            

B. Hoán dụ                                                                                   

D. Liệt kê.

Câu 6: Dòng nào sau đây nói lên công dụng của dấu gạch ngang?

  1.  Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  2.  Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  3.  Để nối các từ cùng nằm trong một liên danh.
  4.  Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

Câu 7: Trong câu “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.” bộ phận nào là trạng ngữ?

  1.  Cây gạo                                                  C. Bao nhiêu.

B.   Chim ríu rít.                                           D. Mùa xuân.

Câu 8: Khi nào phải làm văn bản báo cáo?

  1.  Khi cần trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả làm được của một cá nhân hay tập thể.
  2.  Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống.
  3.  Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể.

      D.  Khi muốn xin nghỉ học. 

Phần II: TỰ LUẬN: 8 điểm

Câu 9: (3 điểm)

      Cho đoạn văn sau:   

“ Ấy,  trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà của trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không  nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu kể sao cho xiết!”

  1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
  2. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên?

Câu 10: (5 điểm)           

                                    "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                        Người trong một nước phải thương nhau cùng"

            Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên.

---------------------------HẾT---------------------------

     

ĐỀ 9

Phần I: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: 2 điểm

Hãy khoanh tròn chữ cái ở các phương án trả lời đúng .

Câu 1: Trong các câu sau đây, câu nào không phải tục ngữ?

  1. Đói cho sạch, rách cho thơm.

C. Sống chết mặc bay.

B.  Một nắng hai sương

D. Học thầy không tày học bạn.

Câu 2: Văn bản “Ca Huế trên sông Hương” được viết theo hình thức nào?

A. Truyện ngắn                                                 

C. Bút kí          

B. Văn tả cảnh                                             

D. Tùy bút.

Câu 3: Trong câu in đậm sau đây, thành phần nào được rút gọn:

                      “Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người.?

  1. Rút gọn chủ ngữ

C. Rút gọn cả chủ ngữ và vị ngữ    

  1. Rút gọn vị ngữ

D.  Tất cả đều sai.

Câu 4: Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Sống chết mặc bay” là gì?

  1. Thể hiện niềm thương cảm của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của nhân dân.
  2. Thể hiện niềm căm thù giai cấp thống trị của tác giả.
  3. Phản ánh sự bất lực của con người trước thiên nhiên dữ dội.
  4. Phản ánh sự vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Câu 5: Phép tu từ nào được sử dụng trong câu: “Giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết…”?

A. So sánh                                                     

C. Ẩn dụ.            

B. Hoán dụ                                                                                   

D. Liệt kê.

Câu 6: Dòng nào sau đây nói lên công dụng của dấu gạch ngang?

  1.  Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu.
  2.  Để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng.
  3.  Để nối các từ cùng nằm trong một liên danh.
  4.  Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.

Câu 7: Trong câu “ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.” bộ phận nào là trạng ngữ?

  1.  Cây gạo                                                  C. Bao nhiêu.

B.   Chim ríu rít.                                           D. Mùa xuân.

Câu 8: Khi nào phải làm văn bản báo cáo?

  1.  Khi cần trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả làm được của một cá nhân hay tập thể.
  2.  Khi muốn truyền đạt những nội dung và yêu cầu từ cấp trên xuống.
  3.  Khi xuất hiện một nhu cầu quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể.

      D.  Khi muốn xin nghỉ học. 

Phần II: TỰ LUẬN: 8 điểm

Câu 9: (3 điểm)

      Cho đoạn văn sau:   

“ Ấy,  trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà của trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không có chỗ ở, kẻ chết không  nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu kể sao cho xiết!”

  1. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
  2. Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn trên?

Câu 10: (5 điểm)           

                                    "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                        Người trong một nước phải thương nhau cùng"

            Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao trên.

---------------------------HẾT---------------------------

 

ĐỀ 10

  1. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm )

Câu 1:  Tác phẩm “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn được viết theo thể loại nào?

  1. Bút ký                                                         C. Thơ
  2. Tiểu thuyết                                      D.Truyện ngắn

Câu 2: Xác định kiểu liệt kê được sử dụng trong câu in đậm ở đoạn văn sau đây:

Chao ôi! Dì Hảo khóc.  Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ.

(Nam Cao)

A. Liệt kê theo từng cặp

B. Liệt kê không theo từng cặp

C. Liệt kê tăng tiến

D. Liệt kê không tăng tiến

Câu 3: Về mặt nghệ thuật, văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh) có những đặc sắc gì?

  1. Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, rõ ràng
  2. Kể lại chi tiết quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
  3. Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, sinh động
  4. Lời văn tha thiết, giàu cảm xúc

Câu 4: Dòng nào nói đúng  nguyên nhân tạo nên nét độc đáo của ca Huế trên sông Hương?

A. Du khách được ngồi trên thuyền rồng, được nghe và ngắm nhìn các ca công từ trang phục đến cách chơi đàn với những ngón đàn trau chuốt và điêu luyện

B. Quang cảnh sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mộng.

  1. Những làn điệu dân ca Huế phong phú và đa dạng, giàu cung bậc tình cảm, cảm xúc

D. Ca Huế được biểu diễn vào buổi sáng đẹp trời

            Câu 5: Dấu chấm lửng được dùng trong câu văn sau đây có tác dụng gì?

        Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung…

                                                              (Hồ Chí Minh)

A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết

B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm

D. Tỏ ý người viết diễn đạt rất khó khăn do bí từ dùng trong câu

        Câu 6: Thế nào là giải thích một vấn đề trong đời sống?

A.  Là kể lại  những sự việc quan trọng trong đời sống

B.  Là đưa ra các bằng chứng cụ thể để làm sáng tỏ các vấn đề nêu ra

C.  Là làm  cho hiểu rõ vấn đề chưa biết  trong đời sống

D.  Là nêu những suy nghĩ của mình về những  vấn đề trong đời sống

            Câu 7: Cụm chủ vị in đậm trong câu sau đây làm thành phần gì trong câu?

       Cô giáo phê bình các bạn đến lớp trễ.

            A. Chủ ngữ                                                     B. Vị ngữ

            C. Phụ  ngữ trong cụm danh từ                      D. Phụ ngữ trong cụm động từ

Câu 8: Sau một học kỳ, Ban giám hiệu nhà trường cần biết tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của lớp em. Nếu là lớp trưởng, em sẽ viết văn bản nào?

  A. Thông báo                                      B. Kiến nghị

  C. Đề nghị                                                       D. Báo cáo

    II. TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1: (3 điểm)

a, Em hãy nêu khái quát giá trị nhân đạo của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn). (1 điểm)

b, Phân tích cái hay của đoạn trích sau: (2 điểm)

Trăng lên. Gió mơn man dìu dịu. Dòng sông trăng gợn sóng. Con thuyền bồng bềnh. Đêm nằm trên dòng Hương thơ mộng để nghe ca Huế với tâm trạng chờ đợi rộn lòng.

Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên âm thanh của dàn hoà tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.

(Trích “Ca  Huế trên sông Hương” – Hà Ánh Minh - SGK NV 7 T2)

Câu 2: (5 điểm)          

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Em hãy giải thích ý nghĩa của bài ca dao trên.

                                      -----------Hết----------

 

Bài viết gợi ý: