ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN LUYỆN THPT MÔN NGỮ VĂN

Đề 1 :

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

 

“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc

Khi lòng ta đã hóa những con tàu

Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát

Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

1. Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong việc thể hiện nội dung?

2. Bốn câu thơ trên là lời đề từ của bài thơ “Tiếng hát con tàu”, hãy xác định vị trí và tác dụng của nó trong tác phẩm

3. Ý nghĩa hình ảnh “con tàu” và “Tây Bắc” trong đoạn thơ?

Trả lời :

1.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là

+ Câu hỏi tu từ: “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây bắc”

+ Phép điệp từ: “khi” lặp lại 2 lần

+ Phép nhân hóa: “Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”

+ Phép ẩn dụ: “con tàu” - “Tây bắc”

- Tác dụng của các biện phép tu từ

+ Việc sử dụng câu hỏi tu từ “Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc”, phép điệp từ “Khi”, phép nhân hóa “Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát”, kết hợp với giọng thơ hùng hồn giúp người đọc cảm nhận được sự kiên cường mạnh mẽ , dám vượt qua mọi khó khắn thử thách vững lòng đấu tranh giữ gìn vào bảo về độc lập Tổ quốc . Tình yêu mãnh liệt đối với quê hương đất nước

+ Biện pháp nghệ thuật quan trọng nhất chính là ẩn dụ với các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Tây Bắc, ngoài nghĩa cụ thể của một vùng đất, còn là biểu tượng gợi nghĩ đến mọi miền xa xôi của Tố Quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà nặng nghĩa tình của nhân dân. Lên Tây Bắc cũng chính là trở về với chính lòng mình. “Con tàu” là hình ảnh lãng mạn, là biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.

+ Tăng sức tính hình tượng và sức gợi cảm cho đoạn thơ . Giups người đọc có thể hình dung được hoàn cảnh chiến đấu khó khăn của những người chiến sĩ .

 

2.Nhận xét:

- Vị trí của đoạn đề từ: là phần mở đầu tác phẩm.

- Tác dụng của lời đề từ: nó giống như những nốt nhạc dạo đầu tiên giúp người đọc hình dung ra được âm điệu của cả bài thơ .Và đó cũng là điều tác giả muốn gửi ngắm của tác giả đó là sự trải nghiệm của một người có hơn hai mươi năm cầm bút để đi đến một chân lý giản đơn. Lời mời gọi lên Tây Bắc trở thành lời giục giã, lời mời gọi những tâm hồn hãy đến với đời sống cần lao và rộng lớn của nhân dân. Từ một vấn đề thời sự, bài thơ đã mở ra những suy tưởng về cuộc sống, về nghệ thuật .

3.Ý nghĩa:

- Tây Bắc:

+ Là 1 địa danh của đất nước cũng là chiến khu đấu tranh bảo vệ Tổ quốc

+ Là nơi có những con người luôn thầm lặng hi sinh cống hiến bảo vệ Tổ quốc thân yêu không màn tới bản thân mình .

+ Là biểu tượng của hiện thực cuộc sống, cội nguồn của sáng tạo nghệ thuật.

- Con tàu:

+ Chế Lan Viết viết “Tiếng hát con tàu” vào thời điểm miền Bắc đang diễn ra cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới ở Tây bắc, Lúc này, chưa có đường tàu và con tàu lên Tây bắc. Con tàu là hình ảnh lãng mạn, là hình ảnh của tâm tưởng.

+ Là biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, khát vọng hòa nhập vào cuộc đời lớn của nhân dân, đất nước.

+ Khát vọng tìm đến những ước mơ, những ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật.

 

Đề 2 : ( Đề thi thử THPT lân 2 – 2018 THPT LÊ QUÝ ĐÔN )

Đọc văn bản:

“Hãy nhìn dòng người đang cuộn chảy trên đường phố trong cái ngột ngạt của trưa hè nóng bức, ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi miệng. Hậu quả sẽ ra sao với sức khỏe con người? Khó mà lường được. Nhưng trước mắt thì vẫn cứ phải tồn tại bằng cách thở hít vào phổi cái khói bụi độc hại đó để mà bươn chải với cuộc mưu sinh.

Ai đó mong có dịp về nông thôn để được hít thở không khí trong lành, sẽ khó tránh khỏi cảm giác thất vọng. Sự “trong lành” mà họ trông đợi đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ của làng nghề, chất thải từ “mạnh ai nấy được” trong nuôi trong thủy sản,… Sông Cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180 000 tấn phân hóa học, 1500 tấn thuốc trừ sâu! Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị nước thải xối thắng trực tiếp làm nước sông đen ngòm và đang bốc mùi. Sông Thị Vải trong lưu vực sông Đồng Nai đã có đoạn bị chết kéo dài sau khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu công nghiệp Mĩ Xuân…

Trở lại với chuyện thường ngày ở cái vạch dừng xe trên phố. Trong cái nóng thiêu đốt, tiếng gầm gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu không khí càng thêm ngột ngạt. Rồi đây, “dân giàu” lên thêm, ô tô càng nhiều thêm, nơi cái vạch dừng xe của cái đường phố không thể mở rộng hơn để tương thích với sự phát triển đó sẽ càng thêm ngột ngạt và nghẹt thở.

Ở một số nước nghèo, bức xúc là chuyện tăng trưởng kinh tế để giảm nghèo cái đã, việc môi trường, tính sau. Người ta quên mất rằng, cái giá phải trả cho sự hủy hoại môi trường sẽ cao hơn nhiều cho những sản phẩm có được của sự tăng trưởng kia. Không thể chỉ đơn thuần quan tâm thúc đẩy sự tăng trưởng mà còn thường trực đặt ra câu hỏi tăng trưởng như thế nào. Chẳng thế mà người ta khuyến cáo sử dụng chỉ số mới mang tên Tổng sản phẩm quốc gia “thuần” và “xanh”, chứ không chỉ sử dụng GDP. “Thuần” là đòi hỏi phải điều chỉnh tổng sản phẩm sau khi đã khấu trừ các tài sản của đất nước bị hao hụt trong quá trình sản xuất. “Xanh”, nghĩa là phải chú ý đến mức tiêu hao nguồn tài nguyên thiên nhiên đã bị khai thác gắn với sự hủy hoại môi trường sống của con người khi tính GDP.”

(Báo điện tử Nguoidaibieu.com.vn)

Câu 1. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?

Câu 2. Tìm các ý chính của văn bản trên? Nhận xét về cách sắp xếp các ý trên?

Câu 3. Thái độ của người viết thể hiện như thế nào? Quan điểm của anh/chị về vấn đề trên?

 

Trả lời :

Câu 1.

Văn bản trên đề cập đến vấn đề: Những báo động về sự tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường .

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Báo chí ( có thể là chính luận – cả 2 phương án đều đúng )

Câu 2.

Các ý chính của văn bản

-“Ai cũng nghẹt thở vì chất thải của động cơ xe máy, ô tô cho dù khẩu trang che kín mũi miệng”

- “Trong cái nóng thiêu đốt, tiếng gầm gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu không khí càng thêm ngột ngạt”

- “Bức xúc là chuyện tăng trưởng kinh tế để giảm nghèo cái đã, việc môi trường, tính sau”

- “Ở những nước nghèo, quan tâm tăng trưởng kinh tế phải quan tâm bảo vệ môi trường sống (Gắn liền với chỉ số tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc gia “thuần” và “xanh”).

Cách sắp xếp các ý chặt chẽ . Sắp xếp từ thực trạng môi trường và cách khắc phục

 

Câu 3.

Thái độ của người viết và quan điểm của bản thân.

Thái độ của người viết: Thể hiện sự lo lắng và vấn nạn ô nhiễm môi trường  . Đưa ra những bằng chứng xác thực để chứng minh sự tác động mạnh của con người , nhà máy , xí nghiệp đến môi trường

Quan điểm về vấn đề trên: Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp với việc bảo vệ môi trường , bảo vệ môi trường cũng giống như đang bảo vệ chính bản thân chúng ta .

 

Đề 3 :

 

  1. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

 Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 …(1) Những người bạn gặp sẽ ảnh hưởng đến cuộc đời bạn. Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình. Nếu có ai đó làm tổn thương bạn, phản bội bạn hay lợi dụng tấm lòng của bạn, hãy tha thứ cho họ bởi vì chính họ đã giúp bạn nhận ra được ý nghĩa của sự chân thật và hơn nữa, bạn biết rộng mở tấm lòng với ai đó. Nhưng nếu có ai thương yêu bạn chân thành, hãy yêu thương họ một cách vô điều kiện, không chỉ đơn thuần là họ đã yêu bạn mà họ đang dạy bạn cách để yêu.  

(2) Hãy trân trọng khoảnh khắc và hãy ghi nhớ từng khoảnh khắc - những cái mà sau này bạn không còn có cơ hội để trải qua nữa. Tiếp xúc với những người mà bạn chưa từng nói chuyện và hãy biết lắng nghe. Hãy để trái tim biết yêu thương người khác. Bầu trời cao vời vợi vì thế hãy ngẩng đầu nhìn lên, tự tin vào bản thân. Hãy lắng nghe nhịp đập của trái tim mình: “Bạn là một cá nhân tuyệt vời. Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tin bạn thì ai sẽ làm điều ấy?”.    

(3) Hãy sở hữu cuộc sống của bạn và đừng bao giờ hối tiếc về lối sống ấy. Nếu bạn thương yêu ai đó thì hãy nói cho họ biết, dù rằng sẽ bị từ chối nhưng nó có thể làm cho một trái tim tan nát có thể đập trở lại.

(Trích “Bài học cho cuộc sống” – theo bản dịch của Phan Đào Khương Như – hoathuytinh.com) 

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên;

Câu 2. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn văn (1);

Câu 3. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của câu hỏi tu từ được sử dụng trong câu:“Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tin bạn thì ai sẽ làm điều ấy?”; Câu 4. Theo anh/chị, vì sao tác giả lại cho rằng:“Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình”? 

  Trả lời :

1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản là : Nghị luận

2 Các phép liên kết có trong đoạn văn (1):

-  Phép nối: “nhưng”

-  Phép lặp: “bạn, nếu…hãy”

3 Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng câu hỏi tu từ: “Tự tin lên và trân trọng bản thân bạn, vì nếu bạn không tin bạn thì ai sẽ làm điều ấy?”;

-  Luôn tự tin vào chính bản thân mình . Luôn cố gắng hoàn thiện bản thân mình hơn . Đó là điều cần thiết đối với mỗi chúng ta  .

- Chúng ta chỉ có thể sống 1 lần duy nhất trên cuộc đời vì vậy hãy là chính mình , hãy thử sức mình qua những khó khăn vì không có con đường đi tới thành công nào mà không phải trải qua những vấp ngã sai lầm

4. “Thành công hay thất bại, thậm chí là những kinh nghiệm tồi tệ nhất cũng chính là bài học đáng giá nhất, sẽ giúp bạn nhận ra được giá trị của chính mình”  Muốn đạt được thành công thì tất cả chúng ta đều phải trải qua khó khăn . Những điều chúng ta làm mặc dù không đạt được kết quả như mong đợi nhưng đó sẽ là nền tảng giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm .

-  Thành công tạo cho con người động lực để tiếp tục phấn đấu, giúp họ nhận ra được thế mạnh, năng lực vốn có của bản thân.

-  Chúng ta đừng nghĩ những khó khăn , gian khổ là tảng đã cản bước ta đến thành công mà hãy nghĩ đó là những bước đệm đưa chân ta đi tới mục tiêu cuối cùng .

Bài viết gợi ý: