ĐỀ ÔN TẬP BÀI THƠ : SÓNG – Xuân Quỳnh

 

Đề 1 : Phân tích 4 khổ thơ đầu bài Sóng của Xuân Quỳnh

1 . Mở bài

     -Xuân Quỳnh là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ . Thơ Xuân Quỳnh thể hiện 1 trái tim phụ nữ hiền hậu , giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Trong thơ Xuân Quỳnh , khát vọng sống , khát vọng yêu chân thành , mãnh liệt luôn gắn với những dự cảm lo âu .

     - Sóng là 1 trong những bài thớ thành công nhất về đề tài tình yêu , cũng là 1 trong những bài thớ thể hiện chân thực , tinh tế về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khát vọng được yêu thương găn bó , một trái tim luôn trăn trở lo âu , luôn mong được hi sinh , dâng hiến cho tình yêu . Bài thơ được viết năm 1967, trong tập Hoa dọc chiến hào1968

     -Đoạn thơ là khổ đầu của bài thơ , trong đó , nhân vật trữ tính soi vào sóng để tự nhận thức những đặc tính , những phẩm chất , những trạng thái âm lí bí ẩn , đầy nữa tính của 1 người phụ nữ đang say đắm trong tính yêu .

II:Thân bài:

1.Khổ 1: Những câu thớ trong khổ đầu miêu tả sóng với chân thực , cụ thể , vừa tiềm tàng những nét nghia ẩn dụ gợi sự liên tưởng sâu xa , tinh tế với tính yêu của người phụ nữ.

     -Những trạng thái thất thường của sóng đã gợi lên tưởng thật tự nhiên đén trái tim người con gái khi yêu , bởi cũng như sóng , trái tim vốn nhạy cảm , rất dễ tổn thương của người con gái biết bao hàm những trạng thái tâm lí đầy mâu thuẫn , phức tạp , và thất thường với những vui buoogn mong ngóng , giận dỗi

-Tới hai câu sau , sóng được đặt trong mối quan hệ với sông và bể với nhiều nét nghĩa , tuy nhiên , dù hiểu theo cách nào , bản chất của tinhd yêu mang những nét tương đống với sóng , đó là điều khao khát vươn tới sự mạnh mẽ , lơn lao , cao cả vô cùng

2.Khổ 2 :

     -Cũng như những con sóng muôn đời dào dạt , sôi nổi trong lòng biển , tình yêu là khát vọng vĩnh hằng của con người , à mãnh liệt nhất cảu tuổi trẻ

3.Khổ 3 ,4 :

     -Tình yêu  bí ẩn và kì lạ , tình yêu lớn lao hơn mọi  thứ lí trí trên đời , tình yêu hồn nhiên , giản dị mà mãnh liệt như sóng như gió , như thiên nhiên như 1 lẽ tự nhiên của cuộc đời

III Kết luận :

     -Thông qua những ẩn dụ , hoán dụ , những phép điệp tạo sự xao xuyến âm hưởng thơ , đoạn thơ đã thể hiện chân thực những sắc thái phong phú , phức tạp mà quyến rũ của trái tim đang hồi rạo rực , và trăn trở những trạng thái tâm lí với những nét đầy nữ tính trong tình yeu của nguời phụ nữ . Thể thwo 5 chữ với những dòng thơ thường không ngắt nhịp , sự đắp đối các thanh bằng trắc ở cuối mỗi câu thơ , khổ thơ , những từ ngữ trùng điệp , những cặp từ sóng đôi hô ứng xô đuồi nhau đã tạo nên âm hưởng dào dạt nhịp nhàng , gợi nhip điệu nhwunxg con sóng miên man , bất tận  vô hạn vô hồi , khi ào ạt trào dâng ,  lúc dịu êm , đằm lắng. . Đó đồng thời cũng là nhịp điệu con sóng lòng , những đợt sóng của đam mê khao khát và da diết yêu thương đang cuộc trào trong trái tim của người phụ nữ - những con sóng làm nên sức mạn và đẹp đắm sya cho tâm hồn người phụ nữ.

 

Đề 2 : Phân tích 5 khổ thơ cuối trong bài Sóng của Xuân Quỳnh để làm ẽo vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu

I: Mở bài :

     - Tình yêu – một đề tài từng làm rung động trái tim biết bao người và ngân lên thành biết bao lời thơ nhân loai. Mỗi một nhà thơ tìm đến một cách biểu hiện khác nhau: một tình yêu mang yếu tố triết lý trong thơ Tago, một tình yêu nồng nàn đắm say trong thơ Puskin, một tình yêu rạo rực tràn đầy cảm xúc trong thơ Xuân Diệu và đến với bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh tôi bắt gặp một cảm xúc tình yêu đầy trăn trở khát khao của tâm hồn người phụ nữ trong khát vọng hạnh phúc đời thường.

     - Xuân Quỳnh là 1 trong số những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ thời kì kháng chiến chống Mĩ . Thơ Xuân Quỳnh thể hiện 1 trái tim nguwoif phụ nữ hiền hậy , chân thành , giàu đức hi sinh và lòng vị tha. Trong thơ Xuân Quỳnh , khát vọng sống , khát vọng yêu chân thành , mãnh liệt luôn gắn với những dự cảm lo âu .

   - Sóng là 1 trong những bài thớ thành công nhất về đề tài tình yêu , cũng là 1 trong những bài thớ thể hiện chân thực , tinh tế về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ khát vọng được yêu thương găn bó , một trái tim luôn trăn trở lo âu , luôn mong được hi sinh , dâng hiến cho tình yêu . Bài thơ được viết năm 1967, trong tập Hoa dọc chiến hào1968.

  - Đoạn thớ bình giảng là năm khổ cuối của bài thơ , trong đó , nhân vật trữ tình thông qua sóng để tự biểu hiện nhwunxg nỗi niềm , cảm xúc ; tan vào sóng để dâng hiến và bất tử

 

II: Thân bài :

1 . Ba khổ giữa : Tình yêu thông qua sóng để tự biểu hiện những nỗi niềm , cảm xúc:

    1. Khổ 5 : Nỗi nhớ và những dự cảm trong tình yêu

     -Hình tượng xuyên suốt bài thơ vẫn là hình tượng “sóng”- sóng ở đây được Xuân Quỳnh gửi vào đó bằng cả tâm hồn người con gái khi đang yêu. Mượn sóng để nói đến người phụ nữ và tình yêu của họ. Bài thơ nói chung và đoạn thơ nói riêng là tiếng lòng riêng tư rất đỗi đời thường của Xuân Quỳnh. Ta bắt gặp một Xuân Diệu nồng nàn, đắm say và dâng hiến trong tình yêu, một Anh Thơ tha thiết nhưng thẹn thùng cái duyên con gái. Nhưng chỉ đến Xuân Quỳnh cái khát vọng rất đỗi chân tình, đời thường của con người đó được bộc bạch, mà bộc bạch một cách chân thành như chính cuộc đời nhà thơ này, một thứ tình yêu vừa phong phú, phức tạp, vừa thiết tha, sôi nổi của một trái ttim phụ nữ đang rạo rực, đang khát khao yêu thương.

    1. Khổ 6 ; Sự thủy chung son sắt trong tình yêu

    -Điệp từ “dẫu”như khẳng định bao nhiêu thử thách, khó khăn phải vượt qua dù không gian mở rộng đa chiều với phương bắc và phương nam đầy xa cách. Nhưng Xuân Quỳnh có cách thể hiện thật đặc biệt.  Theo lẽ thường người ta thường nói ngược Bắc, xuôi Nam vậy nhưng Xuân Quỳnh  lại diễn tả thật đặc biệt xuôi Bắc, ngược Nam  như muốn tô đậm những trắc trở trong cuộc sống, những khó khăn trong tình yêu nhưng dù như thế nào đi chăng nữa, dù điều gì xảy ra thì người con gái ấy vẫn mãi thủy chung, hướng về người con trai với tình yêu trọn vẹn, duy nhất. Chính tình yêu mãnh liệt ấy như là một động lực để nhà thơ tin tưởng vào tình yêu của  chính mình như con sóng kia mãi vỗ vào bờ.

 

    1. Khổ 7 : Niềm tin vào tình yêu

      -“Làm sao”, đó là niềm mong ước hoá thân. Em muốn tan ra thành những con sóng nhỏ của tình yêu để vỗ mãi ngàn năm trong biển lớn tình yêu.  Cái riêng và cái chung hoà hợp gắn bó vĩnh hằng.                    

 

      -Niềm mong ước ấy thật hồn hậu. Tình yêu của lứa đôi, hạnh phúc của lứa đôi chan hoà trong tình yêu rộng lớn của đồng loại, của đất nước, của nhân dân. Có thể nói lời thơ là lời nguyện cầu của một tâm hồn cao cả trong tình yêu. Sóng đã nói hộ nhà thơ nỗi khát khao được sống trọn vẹn, sống hết mình trong hạnh phúc tình yêu

2 . Hai khổ cuối ; Tình yêu tan vào sóng để dâng hiến bất tử

    III : Kết luận :

     -Bài thơ Sóng là bài thơ giàu giá trị nội dung và nghệ thuật. Thành công của bài thơ là nhờ vào thủ pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, đối lập… nhất là thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu. Nhịp điệu của sóng, nhịp điệu của tâm hồn. Tất cả đã làm hiện lên vẻ đẹp rất Xuân Quỳnh giàu trắc ẩn suy tư và khát vọng trong tình yêu. Đọc xong bài thơ “Sóng” ta càng ngưỡng mộ hơn những người phụ nữ Việt Nam, những con người luôn thuỷ chung, luôn sống hết mình vì một tình yêu. Xuân Quỳnh xứng đáng là một nhà thơ nữ của tình yêu lứa đôi, chị đã làm phong phú hơn cho nền thơ ca nước nhà

Bài viết gợi ý: