SOẠN BÀI : LƯỢM

*** TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK :

 

Câu 1. Bài thơ Lượm của Tố Hữu kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự kể ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ.:

 

-  Bài thơ kể và tả về Lượm qua những hồi tưởng, tưởng tượng của tác giả về hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên , vui tươi, hăng hái , dũng cảm .  Những ngày tháng chiến tranh gian lao người lình đã gặp Lượm.

-   Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn mãi với quê hương đất nước trong lòng mọi người

+ Bài thơ có thể chia thành 3 đoạn;

-   Đoạn 1: Từ đầu đến “Cháu đi xa dần” ⟶ Cuộc gặp gỡ của người lính và Lượm

-   Đoạn 2: Tiếp đến "Hồn bay giữa đồng” ⟶ Sự hi sinh dũng cảm của cậu bé Lượm

-   Đoạn 3: Còn lại ⟶ Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi trong lòng mọi người .

 

Câu 2. Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm dã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

 

Hình ảnh Lượm được miêu tả trong đoạn thơ từ khổ 2 đến khổ 5 ;

Chú bé loắt choắt,

Cái xắc xinh xinh,

Cái chân thoăn thoắt,

Cái đầu nghênh nghênh,

 

Ca-lô đội lệch,

Mồm huýt sáo vang,

Như con chim chích,

Nhảy trên đường vàng.

-   Hình ảnh 1 cậu bé nhanh nhẹn dũng cảm , vui tươi và hồn nhiên

-  “Ca-lô đội lệch”- hình ảnh dí dỏm của cậu bé

-Những hành động của cậu bé : “Mồm huýt sáo vang,Như con chim chích,Nhảy trên đường vàng” sự yêu đời năng động và tràn đầy sức sống

-   Những lời nói :

“Cháu đi liên lạc,

Vui lắm chú à.

Ở đồn Mang Cá,

Thích hơn ở nhà!”

-Những lời nói chân thật và hồn nhiên của cậu bé . Câu yêu quê hương đất nước và luôn mang trong mình khát vọng dâng hiến công sức cho Tổ quốc dù vẫn là 1 đứa trẻ

+ Thể thơ 4 chữ , nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu  như : “loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh...” hay những vần gieo: “choắt - thoắt, nghênh - lệch, vang - vàng...” kết hợp với nhịp thơ nhanh cùng hình ảnh so sánh “Như con chim chích….”  Tất cả những yêu tố đó đã góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.

 

Câu 3. Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

 

- Tác giả đã miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm trong haonf cảnh vô cùng khó khăn và nguy hiểm :

“Vụt qua mặt trận,

Ðạn bay vèo vèo,

Thư đề “Thượng khẩn”,

Sợ chi hiểm nghèo!”

- “ Đạn bay vèo vèo” cái chết có thể tới bất cứ lúc nào .

- Nhưng khó khăn nguy hiểm là vậy . Với 1 câu bé dũng cảm như Lượm đã bất chấp tất cả để vượt qua nó không sợ “ hiểm nghèo”.

+Hình ảnh Lượm quên mình , chiến đấu vì Tổ quốc đã để lại bao đau xót cho người đọc :

Bỗng loè chớp đỏ,

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ,

Một dòng máu tươi!

 

Cháu nằm trên lúa,

Tay nắm chặt bông,

Lúa thơm mùi sữa,

Hồn bay giữa đồng

   -Hình ảnh cậu bé ngã xuống “ nằm trên lúa” , “tay nắm chặt bông” – tình yêu cho quê hương đất nước trong Lượm vẫn luôn rực cháy , đến khi trở về với đất mẹ Lượm vẫn giữa chặt trong mình những cây lúa – truyền thống của dân ta . Hình ảnh Lượm khiến cho ta vô cùng cảm động . Chính tác giả cũng đã thể hiện sự ngậm ngùi xót xa đối với cái chết của Lượm “Ra thế .. Lượm ơi.!....”

 

Câu 4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

 

Tác giả đã xử dụng rất nhiều cách xưng hô khác nhau :

-   Chú bé: Cách gọi thân thương , gần gũi

-   Cháu: Cách gọi thân mật giống như 1 thành viên trong gia đình .

-   Chú đồng chí nhỏ: Cách gọi trìu mến đối với 1 cậu đồng chí nhỏ

-   Lượm ơi: Cách gọi này đã thể hiện cảm xúc đang dâng trào ủa tác giả như có thứ gì đó chuẩn bị vỡ ào ra : “Ra thế / Lượm ơi!....” bao nhiêu cảm xác tình cảm sự yêu thương của tác giả như dồn nén tất cả vào trong lời gọi yêu thương tình cảm đó.

 

Câu 5. “Lượm à, còn không?", câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

 

- “Lượm à , còn không” câu thơ đặt cuối bài như 1 câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm . Câu thơ ấy được lặp lại ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi là vì ;

    + Bộc lộ tình cảm , cảm xúc sự yêu thương xót xa cho cậu lính nhỏ sau sự hi sinh dũng cảm ấy . Tạo dấu ấn trong tâm trí người đọc về hình ảnh cậu bé loăt choắt …

    +Sự ngỡ ngàng bất ngờ trước sự hi sinh đợt ngột của Lượm.

- Sau câu thơ “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại có tác dụng khẳng định rằng hình ảnh Lượm vẫn mãi trong tâm trí mọi người . Đồng thời thể hiện sự yêu thương với cậu bé . Dù cậu đã trở vê với đât smej nhưng hình ảnh vui tươi hồn nhiên và dũng cảm ấy vẫn khắc ghi mãi không bao giờ phai nhòa trong  tâm trí mỗi con người Việt Nam yêu nước về hình ảnh cậu bé nhỏ gan dạ ấy .

 

Bài viết gợi ý: