SOẠN BÀI : TREO BIỂN

I : ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

 

Câu 1 : Thể loại ;   

Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm những hình thức được gọi bằng những danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện trạng, giai thoại hài hước...

Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại nhỏ: tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.

Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.

Tiếng cười phê phán là cái cười trong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.

+Nội dung

Nội dung của truyện cười có các mục đích:

Mua vui giải trí: nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ trêu: (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) như các giai thoại về Bác Ba Phi

Phê bình giáo dục: phê bình thói hư tật xấu của người chung quanh trong xã hội đương thời: Hội sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều...

Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị, lãnh đạo. Truyện trào phúng đả kích từ vua chúa, quan chức đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy chùa, thầy pháp, thầy lang, nhà giàu mới, ông bà chủ, xếp... (Quan huyện thanh liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mô... boong, Thầy đồ liếm mật, Chỉ có một con ma...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng Quỳnh, truyện ông Ó), Ba Giai Tú Xuất,...

 

CÂU 2.  Nội dung tấm treo biển ở cửa hàng ("ở đây có bán cá tươi") có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?

+("Ớ đây có bán cá tươi") có bốn yếu tố:

-   "ở đây": nói về địa điểm của cửa hàng

-   "Có bán": thông báo cửa hàng vẫn hoạt động và bán bình thường

-   "Cá": 1 loại mặt hàng được bán .

-   "Tươi": chất lượng mặt hàng

Bốn yếu tố, bốn nội dung đó là cần thiết cho một tấm biển quảng cáo bằng ngôn ngữ , thể hiện yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng .

 

Câu 3 . Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? Em có nhận xét gì về từng ý kiến?

Có bốn vị khách "góp ý" về tấm biển ở cửa hàng bán cá:

-  Thứ nhất : đề nghị bỏ chữ "tươi"

-  Thứ hai  :đề nghị bỏ chữ "ở đây”

-  Thứ ba   :đề nghị bỏ chữ "có bán"

-  Thứ tư    :đề nghị bỏ nốt chữ "cá”.

-   Bỏ chữ "tươi" không còn khẳng định được chất lượng của sản phẩm sẽ không tạo niềm tin cho ngươi fmua vào mặt hàng .

-   bỏ từ chỉ địa điểm "ở đây"sẽ không xác định được rõ nơi bán .

-   Bỏ đi cả chữ "có bán" chỉ để lại một từ "cá” thì không làm cho nội dung thiếu . Làm người mua không xác định được bán gì ở đây .

- “Chưa đi đến đầu phố đã ngửi thấy mùi tanh , đến gần nhà thấy đầy những cá , ai chẳng biết là bán cá , còn đề biển làm gì nữa ?” – đó là ý kiến cuối cùng – Thế là nhà hàng cất nốt cái biển

 

Câu4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Treo biển.

 

-Mượn câu chuyện nhà hàng bán cá nghe ai “góp ý” về cái tên biển cũng làm theo , truyện tạo nên tiếng cười nên tiếng cười vui vẻ , có ý nghĩa phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến khi làm việc , không suy xét kĩ khi nghe ý kiến của người. Làm việc gì cũng phải có ý thức, có chủ kiến, biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. Không nên dựa trên ý kiến góp ý hay lời nsi của người khác mà làm theo .

 

II :LUYỆN TẬP

 

(SGK) Đề bài Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ "tiếp thu" hoặc phản bác những "góp ý" của bốn người như thế nào hoặc sẽ làm lại cái biển ra sao? Qua truyện này, có thể rút ra bài học gì về cách dùng từ?

  • Tấm biển quảng  cáo như vậy đã rất đầy đủ không cần chỉnh sửa thêm bớt chữ gì .
  • Qua câu chuyện này giúp chúng ta hiểu được giá trị đầy đủ của ngôn từ khi sử dụng . Cần phải sử dụng đầy đủ từ ngữ trong câu để diễn tả được hết nội dung tránh việc sử dụng thiếu hoặc thừa dẫn đến việc truyền tải thông tin sai lệch.

Bài viết gợi ý: