Câu 1 : (4 điểm) 

Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn sau :

"Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ : hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp non là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".

          Câu 2:( 6 điểm):  Suy nghĩ của em về Câu chuyện sau:

                                            CHIẾC BÌNH NỨT

     Hồi ấy, ở bên Tàu có một người gánh nước, mang hai chiếc Bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai chiếc Bình ấy bị nứt, còn Bình kia thì tuyệt hảo,luôn mang về đầy một Bình nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc Bình nứt Lúc nào cũng chỉ còn một nửa Bình nước.Suốt hai năm , ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một Bình rưỡi nước.

      Dĩ nhiên cái Bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc Bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.

      Một ngày nọ, chiếc Bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước: “ Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”.

      Người gánh nước trả lời “ Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phía của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đó gieo hạt hoa dọc đường bên phía con và mỗi ngày đi về con đó tưới nước cho chúng…Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đâu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy.

          Câu 3 : (10 điểm)

Câu chuyện của mùa xuân quê hương; về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến, xuân về.

- HẾT -

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1 : (4 điểm) 

- Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ  nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.

- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có Tình cảm Thân thiết Yêu quý bạn bố chia sẻ niềm vui như con người.

- Phép so sánh 1 : Cây gạo với hình ảnh "thỏp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp đẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh.

- Phép so sánh 2 : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió.

- Phép so sánh 3 : Hàng ngàn búp non với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nừn cùng với màu hông của hoa rực rỡ.

- Sự kết hợp khéo léo tự nhiên của các phép tu ừ với việc sử dụng các từ đặc tả : "khổng lồ", "lửa hồng", "trong xanh" đó tả được hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, sống động và gần gũi thân thiết của cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp.

          Câu 2:( 6 điểm).

Yêu cầu;

1.Kĩ năng: ( 1 điểm)

- Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.

- Diễn đạt lưu loát.

2.Nội dung( 5 điểm)

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:

      Đây là câu chuyện giàu tính triết lý về những vấn đề nhân sinh quan trong cuộc sống,những giá trị mang tính chất bền vững trong đời sống hiện tại và mói mói với đời sau.

     Mỗi người trong chúng ta đều có những nhược điểm riêng biệt. Ai cũng là chiếc Bình nứt cả. Nhưng chính vết nứt và các nhược điểm đó mới khiến cho cuộc sống chung của chúng ta trở nên phong phú, thú vị và làm Chúng ta thỏa mãn. Chúng ta phải biết chấp nhận cá tính riêng từng người trong cuộc sống và tìm ra cái tốt của họ

( 2 điểm).

Chiếc Bình nứt là nghệ thuật ẩn dụ của tác giả để nói về những con người chưa hoàn thiện.Nhưng luống hoa bên đường ẩn dụ cho những thành quả,sản phẩm của những người chưa hoàn thiện.( 2 điểm).

Chiếc Bình nứt mang tâm trạng tự ti,mặc cảm nhưng những lời nói chân thành,tự đáy lòng về những khiếm khuyết của chính mình cho người nghe chú ý. Đây là tâm trạng trái ngược của tính tự cao,ngạo mạn mà chiếc Bình lành là hình ảnh tiờu biểu. Nếu người khiếm khuyết biết khuyết điểm của mình và rồi họ lựa chọn được vị trí phù hợp với khả năng của mình,cuối cùng cũng thành công giống như chiếc Bình nứt với luống hoa ven đường kia.( 2 điểm)

Câu 3 : (10 điểm)         

          A - Yêu cầu chung : Nhập vai "Mùa Xuân" để kể và tả về vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống đầm ấm hạnh phúc của con người mỗi khi Tết cổ truyền đến và mùa xuân tới. Lời văn trôi chảy tự nhiên biểu cảm nội dung cân đối. Mắc không quá 5 lỗi.

          B -Yêu cầu cụ thể :

          Mở bài : Giới thiệu nhân vật "tôi" - mùa xuân, kể sự việc đến khắp mọi nơi làm cho thiên nhiên và con người thêm tươi đẹp và hạnh phúc.( 2 điểm)

          Thân bài :( 6 điểm)

          1) . Tả vẻ đẹp và kể tả việc mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời.

          - Mỗi khi Mùa Xuân (tôi) đến đất trời bừng tỉnh chào đón tôi khơi dậy tô điểm cho thiên nhiên đất trời cỏ cây hoa lá ...( 2 điểm)

          2) . Mùa xuân mang lại niềm vui hạnh phúc cho cuộc sống con người.

          - Không khí chuẩn bị đón tết và mùa xuân. Niềm vui hạnh phúc của con người, gia đình sum họp sau một năm lao động vất vả. Ông bà tổ tiên về ăn tết với con cháu, con cháu kính trọng thờ tổ tiên trang hoàng bàn thờ ngày tết. (1 điểm)

          - Mùa xuân khơi dậy sức sống Tình Yêu của con người đối với cảnh vật thiên nhiên làm tâm hồn Tình cảm con người trong sáng ấm áp hơn. (1 điểm)

          - Mùa xuân đem đến cho con người ấm no hạnh phúc đầy đủ về cuộc sống tinh thần và vật chất rau hoa củ quả ... (1 điểm)

          - Mùa xuân khơi dậy ước mơ về tương lại tươi sáng, về ngày mai tốt đẹp.

(1 điểm)

          Kết bài : (2 điểm)

          - Mùa xuân là quy luật vĩnh hằng tuần hoàn của trời đất.

          - Tình cảm của "tôi" (Mùa Xuân) đối với thiên nhiên, con người. Mùa Xuân lưu truyến mỗi khi tạm biệt các bạn và sẽ trở lại với các bạn, ở mói trong lòng các bạn.

------------------Hết----------------

 

Bài viết gợi ý: