Câu 1. (4 điểm)
Trong bài Đêm nay Bác không ngủ (Ngữ văn 6 tập 2) Minh Huệ có viết khổ thơ sau:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật nổi bật sử dụng trong đoạn thơ. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp nghệ thuật ấy.
Câu 2: ( 6 điểm ) Suy nghĩ của em về mẩu chuyện sau:
Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm và hét lớn: "Tôi ghét người". Đột nhiên từ khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người". Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được tại sao từ trong rừng lại có người ghét cậu.
Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: "Giờ thì con hãy hét thật to: "Tôi yêu người". Lạ lùng thay, có tiếng vọng lại: "Tôi yêu người". Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: "Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con.
(Phỏng theo Những hạt giống tâm hồn )
Câu 3 (10đ) Hãy tả cảnh đồng lúa chín vàng trên quê hương em.
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT
Câu 1. (4 điểm)
- Trong khổ thơ này tác giả sử dụng biện pháp tu từ nổi bật là biện pháp ẩn dụ: “Người cha” - ẩn dụ của hình ảnh Bác Hồ. (1 điểm)
- Phân tích giá trị biểu đạt: Bài làm cần nêu được các ý sau:
- Bác có những đặc điểm tương đồng với người cha. Bác cũng có mái tóc bạc như những người cha già, đặc biệt Tình Yêu thương và sự chăm lo mà Bác dành cho các anh là Tình cảm của một người cha luôn dành cho những đứa con Yêu quý của mình.(1,5 điểm)
- Qua hình ảnh ẩn dụ này ta thấy được tấm lòng Yêu thương bao la của Bác đồng thời ta cũng cảm nhận được Tình cảm yêu thương mà người chiến sĩ dành cho Bác. Với anh Bác như một người cha già đáng kính.(1,5 điểm)
Quá trình phân tích học sinh có thể chỉ ra biện pháp nghệ thuật kết hợp với phân tích luôn.
Câu 2: (6,0 điểm)
Yêu cầu:
1, Kĩ năng: (1 điểm)
- Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
- Diễn đạt lưu loát.
2, Nội dung: (5 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Câu chuyện đề cập đến mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.( 0,5 điểm)
- Khi con người trao tặng cho người khác Tình cảm gì thì cũng nhận lại được Tình cảm đó . Đây là mối quan hệ nhân quả và là quy luật tất yếu của cuộc sống .(0,5 điểm )
- Mối quan hệ cho và nhận trong cuộc sống rất phong phú bao gồm cả vật chất và tinh thần . .(0,5 điểm )
- Mối quan hệ giữa cho và nhận không phải bao giờ cũng là mình cho người nào thì nhận lại của người đó mà nhiều khi nhận lại ở người mình chưa hề cho. .(0,5 điểm )
- Cái nhìn nhận có khi chỉ là sự bằng lòng với chính mình, là sự hoàn thiện hơn nhân cách làm người của mình trong cuộc sống. .(0,5 điểm )
- Con người phải biết cho cuộc sống này những điều tốt đẹp nhất. Đó là sự yêu thương, trân trọng, thông cảm, giúp đỡ nhau chứ không phải cho nhận vì mục đích vụ lợi. .(0,5 điểm )
- Con người cần phải biết cho nhiều hơn là nhận lại mà phải biết cho mà không trông chờ được đáp đền. .(0,5 điểm )
- Để cho nhiều hơn con người cần phải phấn đấu rèn luyện và hoàn thiện mình làm cho mình ngay càng giàu có cả về vật chất và tinh thần để có thể yêu thương nhiều hơn trong cuộc sống này. .(0,5 điểm )
- Nêu bài học sâu sắc về lối sống đẹp, sống nhân ái, luôn yêu thương và bao dung với cuộc đời.( 1 điểm )
Câu 3: 10 điểm
-
- Yêu cầu về hình thức: 2.0 điểm
- Xác định Đúng thể loại bài văn miêu tả.
- Bài viết đủ bố cục 3 phần: Mở đầu, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt rõ ràng, lưu loát
- Không mắc lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ
- Không mắc lỗi chính tả
-
- Yêu cầu về nội dung: 8.0 điểm
Bài viết phải rèn được bố cục sau:
1) Mở bài (1.0 điểm): Giới thiệu được cánh đồng lúa chín vàng quê em, Tình cảm của em với quê hương...
2) Thân bài (6.0 điểm):
- Tả chung bao quát cánh đồng lúa chín...
- Tả chi tiết cây lúa, khúm lúa, lá lúa, hạt lúa...
- Tả không gian, bầu trời, cây cối, chim chóc...
- Tình cảm của các Bác nông dân trĩu nặng trên từng bông lúa...
- Tình cảm của em khi ngắm cảnh đồng lúa chín vàng báo hiệu Mùa màng bội thu, no ấm...
- Lòng biết ơn các bác nông dân, Tình Yêu quê hương đất nước, yêu những cánh đồng lúa của quê hương...
Trong quá trình miêu tả biết kết hợp tự sự và biểu cảm, biết sử dụng hợp lý các biện pháp nghệ thuật phù hợp. Mỗi ý Đúng cho 1.0điểm
3) Kếtluận (1 điểm):
- Cảm nghĩ về những cánh đồng lúa trên quê hương...
- Tình Yêu quê hương, biết ơn quê hương đó nuôi em khôn lớn từ những cảnh đồng lúa chín vàng...