Câu 1: (4 điểm)

     Chỉ ra và phân tích nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

                  “Anh đội viên mơ màng

                    Như nằm trong giấc mộng

                    Bóng Bác cao lồng lộng

                   Ấm hơn ngọn lửa hồng”.

(Trích “Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ - Ngữ văn 6, tập II)

Câu 2: (6 điểm )

                                 Câu chuyện : Cậu bé và cây si già

     Bờ ao đầu làng có một cây si già. Thân cây to, cành lá sum xuê, ngả xuống mặt nước. Một cậu bé đi ngang qua. Sẵn con dao nhọn  trong tay, cậu khắc tên mình lên Thân cây. Cây đau điếng, nhưng cố lấy giọng vui vẻ, hỏi cậu:

- Chào cậu bé! Tên cậu là gì  nhỉ?

- Cháu tên là Ngoan.

- Câu có cái tên mới đẹp làm sao!

- Mặt cậu bé rạng lên. Cậu núi!

- Cảm ơn cây.

- Này, vì sao cậu không khắc tên lên người cậu? Như thế có phải tiện hơn không? - Cây hỏi.

-  Cậu bé rùng mình, lắc đầu:

-   Đau lắm Cháu chịu thôi!

-  Vậy, vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn?

                                                                     ( Theo Trần Hồng Thắng )

  Em hãy viết một bài văn ngắn về bài học rút ra từ Câu chuyện đó.

Câu 3 (10 điêm )

     Câu chuyện của mùa xuân quê hương về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến xuân về.

- Hết-

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

Câu 1: (4 điểm)

- Học sinh phải chỉ ra được các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn:   (Đúng mỗi ý sau đây cho 1 điểm)

+ Biện pháp so sánh qua các hình ảnh: Câu 1,2 và Câu 3,4 (2 điểm)

- Học sinh Nêu giá trị nghệ thuật của các phép tu từ                    

                (Đúng mỗi ý sau cho 1 điểm)

+ Lời thơ đậm chất trữ Tình, sử dụng nghệ thuật so sánh, diễn tả Tình cảm kính trọng

của anh đội viên với Bác và của Bác đối với các anh đội viên. (2 điểm)                                                                            

Câu 2:( 6,0 điểm )

Yêu cầu :

1.Về kĩ năng:

- Trình bày suy nghĩ  thành bài văn có bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt trôi chảy, biết liên hệ mở rộng.

- Trình bày sạch, đẹp, ít sai lỗi về Câu, từ, chính tả.

2.Về kiến thức:

- Trên cơ sở nắm diễn biến và  mối liện hệ của các sự việc, thí sinh cần xác định được bài học toát lên từ Câu chuyện đặc biệt ở lời thoại cuối cùng của nhân vật  cây si: “Vậy vì sao cậu lại bắt tôi phải nhận cái điều cậu không muốn ?”. Bài học đó là những gì mà bản Thân mình không muốn thỡ đừng bắt người khác phải nhận (thí sinh có thể  có nhiều cách diễn đạt khác nhau về nội dung bài học )

+Từ Câu chuyện thí sinh có thể xác định được trong cuộc sống, có nhiều điều mà bản Thân mình không muốn nhận (nỗi  khổ đau, sự mất mát, niềm bất hạnh…)

+ Không nên đem cho người khác những điều mà mình không muốn (nỗi khổ đau,  niềm bất hạnh, sự mất mát…..)

+ Không được  ích kỉ hay thờ ơ, dửng dưng,  Tình trước hậu quả của những lời núi hay hành động mà chính bản Thân mình đó gây nên đối với người khác và phải biết đặt mình trong hoản cảnh của người khác để thấu hiểu, sẻ chia và cảm thông…

+ Mỗi con người không chỉ biết đem lại niềm vui, niềm hạnh  phúc cho bản Thân mà còn phải đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người khác nữa.

+  Bài học rút ra cho bản Thân trong quan hệ với người khác.

  Biểu điểm :

-  Đảm bảo Yêu cầu về kiến thức và kĩ năng -> 6điểm

-  Đảm bảo Yêu cầu về kiến thức nhưng còn hạn chế về kĩ năng-> 4 điểm

-  Nội dung bài viết còn sơ sài-> 2 điểm

  Lưu ý :

- Các thang điểm chi tiết khác nhau giám khảo căn cứ vào thực tế  bài làm để xác định.

- Thí sinh có thể có nhiều cách lập luận khác nhau miễn là hợp lí

- Đặc biệt trân trọng những bài viết giàu cảm xúc, lập luận sắc sảo, mạch lạc, chặt chẽ, thể hiện sự phát hiện, khỏm phỏ mang tính chiều sâu.

Câu 3 : (10 điểm)

  Yêu cầu chung:

  - Kiểu bài: Kể chuyện tưởng tượng, kể theo ngôi thứ nhất, hoặc ngôi thứ ba

  - Yêu cầu:Tưởng tượng câu chuyện của mùa xuân kể về những đổi thay của thiên nhiên đất nước con người khi Tết đến xuân về.

  - Hình thức: Không mắc lỗi về hình thức: chính tả dùng từ đặt câu…bài viết có bố cục 3 phần.

  Yêu cầu cụ thể: (1 điểm)

 -  Kể diễn biến sự việc: Câu chuyện của Mùa Xuân.

 - Xác định Đúng ngôi kể, Đúng thứ tự, lời kể phù hợp( người kể: mùa xuân kể theo ngôi thứ nhất xưng "Tôi" hoặc  còng có thể kể theo ngôi thứ ba xưng "Mùa Xuân".

 - Không mắc lỗi chính tả, dựng từ đặt câu bài viết có bố cục 3 phần.

 Mở bài:(1điểm)

 - Giới thiệu chung về nhân vật "tôi"( Mùa Xuân ) và "sự việc" (câu chuyện -  truyện kể của Mùa Xuân về thiên nhiên, về con người mỗi khi Tết đến xuân về )

  Thân bài:( 7điểm)  Kể lại diễn biến sự việc: Câu chuyện của Mùa Xuân

 - Mùa Xuân mang lại vẻ đẹp, khơi dậy sức sống cho thiên nhiên đất trời (3đ)

 - Mỗi khi Mùa Xuân đến, thiên nhiên dang tay chào đón như một người bạn thân vừa mới trở về. Mùa Xuân đến, tiết trời ấm áp hơn, bầu trời trong sáng hơn, trong mưa xuân vẫn còn cái lành lạnh như một chút buồn từ mùa đông còn vương lại.                    ( 1,5 đ )

 - Tôi(Mùa Xuân) như nghe được sự sống đang sinh sôi, nảy nở của hạt mầm, nhỡn thấy sự vươn dậy của lộc non chồi biếc; nhìn thấy sắc màu rực rỡ của những cành đào, những bông hoa ngày Tết và cảm nhận được cái ngào ngạt của hương xuân…     (1,5 đ)

 - Mùa Xuân mang lại niềm vui cho con người và cuộc sống của con người (4 điểm)

 -  Cứ mỗi dịp Tết đến Mùa Xuân rất vui vì được tận mắt chứng kiến biết bao niềm vui, niềm hạnh phúc của con người, gia đỡnh đoàn tụ, sum họp sau một năm tất  bật bận rộn với công việc làm ăn, với cuộc sống.(1đ)

 - Mùa Xuân còn vui hơn khi biết rằng mình đó khơi dậy sức sống trong lòng người, làm cho con người thêm yêu cảnh vật, làm cho tâm hồn con người trong sáng hơn, ấm áp hơn.                                                    (1đ)

 - Mùa Xuân thật hạnh phúc vì đó gúp phần đem đến cho con người sự no ấm, đầy đủ về cuộc sống vật chất.  (1đ)                                            

 - Không những thế Mùa Xuân còn biết gieo vào lòng người mơ ước về một tương lai tươi sáng, về một ngày mai tốt đẹp.   (1đ)                  

   Kết bài ( 1 điểm )

 - Kể về sự việc kết thúc: Mùa Xuân đến và đi như là một quy luật vĩnh hằng, quy luật tuần hoàn của trời đất…    (0,5đ)                                     

 - Tình cảm của Mùa Xuân với thiên nhiên và con người: Mọi người đều yêu mến Mùa Xuân nên Mùa Xuân càng bâng khuâng, lưu luyến mỗi khi phải xa các bạn Mùa Xuân sẽ trở lại và ở mói trong lòng mọi người(0,5đ)

Bài viết gợi ý: